Viêm họng là một bệnh lý phổ biến, thường xuyên xảy ra ở mọi đối tượng. Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh, chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị. Câu hỏi thường gặp khi bị viêm họng là bị viêm họng ăn trứng được không và khi bị viêm họng cần chú ý điều gì. Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng lớp niêm mạc cổ họng và hầu bị viêm nhiễm do bị tổn thương hoặc do các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cổ họng như: vi khuẩn, virus, khói bụi, ô nhiễm môi trường…
Khi bị viêm họng, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu sau: đau hoặc cảm giác ngứa trong cổ họng, khó nuốt, đau hoặc sưng amidan, giọng nói khàn và nghẹn. Khi viêm họng do bị nhiễm trùng, bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như: sốt, ho, sổ mũi, đau, đầu, buồn nôn và nôn…
Dựa vào tình trạng và thời gian viêm của bệnh nhân mà viêm họng có thể chia làm 3 loại như sau:
- Viêm họng cấp tính: Đây là tình trạng viêm cấp tính ở niêm mạc vùng mũi – họng – miệng. Đi kèm với viêm họng cấp tính, người bệnh có thể gặp các bệnh như viêm xoang, viêm amidan khẩu cái, viêm mũi. Bệnh thường có các biểu hiện như: sốt cao, khàn giọng, ngạt mũi, chảy nước mũi, ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi, cổ hộng sưng, đỏ, phù nề. Bệnh kéo dài trong khoảng 1-2 tuần.
- Viêm họng mạn tính: Là tình trạng niêm mạc cổ họng bị viêm kéo dài. Bệnh lý này là hậu quả của việc không điều trị kịp thời viêm họng cấp tính và để nó tái phát nhiều lần. Khi bị viêm họng mạn tính, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: Cổ họng ngứa ngáy, khó chịu, khàn giọng, niêm mạc họng đỏ, có nhầy trong suốt, ho kéo dài dai dẳng đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh…
- Viêm amidan mạn tính: Là tình trạng amidan bị vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng trong một thời gian dài. Khi đó, amidan sẽ hình thành các hốc nhỏ chứa vi khuẩn, gọi là các hốc mủ. Trong các hốc này có những kén nhỏ màu trắng giống như bã đậu, chúng khiến người bệnh cảm thấy hôi miệng và có cảm giác nghẹn ở cổ họng. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở trẻ em hoặc những người có thể trạng gầy yếu, sức đề kháng kém.
☛ Tìm hiểu thêm: Phân biệt viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính
Viêm họng ăn trứng được không?
Bên cạnh điều trị các triệu chứng, vấn đề ăn uống cũng được rất nhiều người quan tâm khi bị viêm họng. Một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đó là: “Viêm họng ăn trứng được không?”.
Dân gian thường hay quan niệm rằng ăn trứng không tốt cho người bị viêm họng. Do họ nghĩ rằng trứng là đồ tanh, khi bị viêm họng mà ăn trứng sẽ làm bệnh nặng thêm. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn không chính xác. Thực tế, trứng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và rất tốt cho người bị viêm họng. Dưới đây là một số tác dụng đáng kể đến khi ăn trứng:
Giàu chất dinh dưỡng
Trong trứng cho chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Một quả trứng luộc có chứa protein, vitamin A, B tổng hợp, canxi, kẽm, folate, selen, phốt pho, chất béo tốt cho cơ thể và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Ngoài ra, trứng còn chứa vitamin D – một chất rất tốt cho xương, giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Bên cạnh đó, các acid amin và vitamin có trong trứng còn giúp hỗ trợ điều trị mất cân bằng sinh hóa trong cơ thể, giúp tóc và móng phát triển khỏe mạnh hơn.
Giúp tăng cường hệ miễn dịch
Các vitamin trong trứng như vitamin A, B, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp phòng ngừa các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
Ngoài ra, trong trứng cũng có chứa Selen – một chất chống oxy hóa giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do gây ra. Không những thế, Selen còn là thành phần quan trọng giúp hình thành và phát triển hệ thống miễn dịch. Chất này rất cần thiết cho những đối tượng có hệ thống miễn dịch yếu như trẻ em.
☛ Đọc thêm: Viêm họng uống nước dừa được không
Những điều cần lưu ý khi ăn trứng
Khi bị viêm họng, bạn chỉ nên ăn trứng với một lượng vừa đủ, khoảng 2-3 quả/ 1 tuần. Những người có tiền sử dị ứng với trứng, tuyệt đối không nên ăn trứng vì khi bị dị ứng nghiêm trọng có thể khiến bạn bị sốc phản vệ và nguy hiểm đến tính mạng.
Không nên ăn trứng khi bị sốt cao vì chúng gây ra tăng nhiệt độ, gây co giật và tổn thương não. Lý do là vì chất protein trong cơ thể sẽ bị phân hủy và sản sinh ra nhiệt lượng cao hơn so với bình thường 30%.
Người bị viêm họng không nên ăn trứng chiên, rán vì chúng có nhiều dầu mỡ khiến người bệnh khó ăn hơn, thay vào đó bạn có thể ăn trứng luộc.
Người viêm họng cần chú ý điều gì cho nhanh khỏi?
Viêm họng lâu ngày khiến người bệnh rất khó chịu. Vì vậy, để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và giúp bệnh được cải thiện tối ưu hơn, người bệnh cũng cần chú ý hơn trong vấn đề sinh hoạt và ăn uống.
Dưới đây là một số điều cần chú ý mà người bị viêm họng không nên bỏ qua. Cụ thể như sau:
Chế độ sinh hoạt
- Thường xuyên giữ ấm: Giữ ấm cổ họng là một biện pháp hữu hiệu khi bị viêm họng do cảm lạnh. Vì vậy, khi đi ra ngoài đặc biệt là trong thời tiết giá lạnh, bạn nên đeo khăn quàng cổ để giữ ấm cổ họng, tránh bị cảm lạnh.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài: Thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài sẽ giúp bạn tránh được các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường hô hấp ở ngoài môi trường như phấn hoa, khói bụi, ô nhiễm môi trường…
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Việc này sẽ giúp không gian sống của bạn được thoáng đãng, sạch sẽ, hạn chế được bụi bẩn, vi khuẩn trong môi trường sống.
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao: Điều này sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn chống lại các tác nhân gây viêm họng hiệu quả hơn.
Chế độ ăn uống
- Tránh ăn đồ cay, nóng nhiều dầu mỡ: Đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ sẽ gây kích thích cổ họng, tăng phản xạ ho, làm chậm khả năng điều trị bệnh, khiến bệnh nặng thêm.
- Nên ăn các thức ăn dạng lỏng: Khi bị viêm họng, cổ họng của người bệnh thường có cảm giác khó chịu, tạo cảm giác chán ăn. Vì vậy, thức ăn dạng lỏng nhưu cháo, súp, canh giúp bạn dễ ăn uống hơn. Đồng thời chúng còn dễ tiêu hóa hơn, phù hợp cho những người bệnh bị tổn thương cổ họng, khó ăn, người mới ốm dậy.
- Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ được các độc tố tích tụ lâu ngày trong người. Đồng thời uống đủ nước sẽ giúp cơ thể hạn chế được tình trạng mất nước, giúp cơ thể nhanh khỏe hơn.
- Không ăn thực phẩm khô cứng: Những thực phẩm khô cứng như snack, đồ ăn chiên giòn… khi ăn vào có thể cọ sát với cổ họng, khiến cho tình trạng viêm họng nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị bệnh.
- Không ăn những thực phẩm tái sống: Những thực phẩm này là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, nếu ăn các món ăn tái sống khi bị viêm họng sẽ giúp cho các vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, làm bệnh nặng thêm.
☛ Tham khảo: Thuốc điều trị viêm họng thường dùng
Xịt họng AFree – giảm nhanh tình trạng viêm họng
Một trong những biện pháp giảm nhanh triệu chứng viêm họng hiệu quả là vệ sinh miệng họng thường xuyên. Xịt họng AFree là sản phẩm vệ sinh họng phổ biến hiện nay, được nhiều người bệnh ưa chuộng, tin dùng.
Sản phẩm là sự kết hợp của các thành phần ZnI2, Dimethyl sulfoxide (DMSO), Tartrazine… đem lại những công dụng hiệu quả như sau:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn xâm nhập.
- Giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, sưng, viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các dấu hiệu viêm, đau rát cổ họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở cả trẻ em và người lớn.
Sản phẩm xịt họng AFree đem lại hiệu quả nhanh chóng, chỉ sau 1 – 2 ngày sử dụng , giúp giải quyết nhanh các vấn đề về viêm đường hô hấp trên như: viêm họng, viêm amidan, đau rát họng, ho, nhiệt miệng. Bên cạnh đó, sản phẩm sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần xịt vào họng hoặc khu vực miệng bị tổn thương khoảng 4 – 6 lần/ ngày. Đối với trường hợp viêm nặng, bạn có thể sử dụng khoảng 15 lần/ ngày để bệnh được cải thiện hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể pha dung dịch xịt họng AFree với nước theo tỉ lệ 1:15 để súc miệng hằng ngày, mỗi ngày 2 -3 lần, mỗi lần 25 -30 ml sẽ tăng cường hiệu quả sát khuẩn dành cho những trường hợp viêm nặng.
Lời kết:
Nhìn chung, khi bị viêm họng, bạn hoàn toàn có thể ăn trứng. Tuy trứng rất tốt với cơ thể nhưng bạn không nên ăn quá nhiều và cần lưu ý cách chế biến trứng hợp lý sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và có bữa ăn ngon miệng hơn. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn đượ chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cho bản thân và gia đình khi bị viêm họng.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng