Viêm họng hạt là bệnh rất dễ mắc phải, dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm. Nhiều người khi mắc phải thường cảm thấy hôi miệng. Vậy viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Cách xử lý như thế nào khi gặp phải? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Mục lục
Viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Nguyên nhân
Viêm họng hạt có rất nhiều nguyên nhân gây ra như: Ôi nhiễm môi trường, sức đề kháng kém, các bệnh về viêm xoang, viêm mũi, trào ngược dạ dày, lạm dụng rượu bia, thuốc lá… khiến cho virus và vi khuẩn xâm nhập, là các tác nhân gây bệnh trực tiếp. Khi bị viêm họng hạt sẽ xuất hiện các hạt mủ li ti trong họng gây khó chịu, ngứa rát cùng với đó các dịch đờm, dịch mủ trong họng gây ra mùi hôi rất khó chịu.
Khi bị viêm họng hạt, các tác nhân gây hại tấn công trong vòm họng, khoang miệng sẽ tạo điều kiện cho rất nhiều loại vi khuẩn, virus phát triển bám xung quanh khu vực họng. Kết hợp với việc đưa thức ăn vào trong cơ thể thì sẽ tạo ra các hợp chất bay hơi có chứa chất lưu huỳnh gây ra mùi hôi rất khó chịu.
Ngoài ra, khi bị viêm họng hạt sẽ gây một số hiện tượng như ngạt mũi, sổ mũi, khó thở bằng mũi. Khi đó người bệnh thường thở bằng đường miệng, sẽ khiến cho vi khuẩn đi vào miệng nhiều hơn, khiến khoang miệng khô và có mùi.
Hôi miệng do viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Khi bị viêm họng hạt gây hôi miệng dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người bệnh. Hôi miệng khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti, ngại trong các hoạt động giao tiếp, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý và cuộc sống hàng ngày, công việc và học tập của người bệnh.
Ngoài ra, việc bị viêm họng hạt gây hôi miệng kéo dài nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới các nguy cơ sau:
- Vi khuẩn từ họng lây sang các bộ phận khác gây các bệnh như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phổi
- Nguy cơ nhiễm trùng cổ họng tăng mạnh do hoạt động của các vi khuẩn
- Ảnh hướng tới giấc ngủ của người bệnh, dẫn đến các tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, làm thay đổi hoạt động sinh hoạt hằng ngày
Biện pháp khắc phục hôi miệng do viêm họng hạt
Viêm họng hạt gây hôi miệng làm cho người bệnh mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Để khắc phục tình trạng viêm họng hạt gây hôi miệng, người bệnh có thể dùng các phương pháp sau đây.
Mẹo dân gian giúp giảm hôi miệng
- Sử dụng nước chanh: Nước cốt chanh có chứa Acid citric có tác dụng khử mùi, kháng khuẩn và làm sạch, hỗ trợ loại bỏ các vết ố trên bề mặt răng. Chuẩn bị nửa quả chanh đã rửa sạch, vắt lấy nước cốt và loại bỏ hạt. Cho 100ml nước lọc với 1 ít muối vào khuấy đều hoàn toàn. Dùng hỗn hợp súc miệng khoảng 30s, sau đó nhổ bỏ. Sử dụng 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ.
- Sử dụng vỏ chanh: Dùng 2-3 miếng vỏ chanh đã rửa sạch, cắt nhỏ. Bỏ vỏ chanh vào nồi nước đun sôi khoảng 2 phút. Sau khi để nguội thêm 1 ít muối, dùng hỗn hợp súc miệng để làm sạch vi khuẩn và giảm mùi hôi.
- Sử dụng gừng tươi: Trong gừng tươi còn chứa hàm lượng tinh dầu giúp làm giảm mùi hôi, kháng khuẩn. Chuẩn bị 1 củ gừng đã rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành các lát mỏng. Đun sôi các lát gừng với 300ml nước lọc, sau khi sôi lọc lấy nước và để nguội. Sử dụng nước gừng để súc miệng, dùng khoảng 2-3 lần/ ngày.
- Sử dụng lá bạc hà: Lá bạc hà có tác dụng khử mùi, kháng khuẩn, là một thảo dược được dùng trong các sản phẩm kem đánh răng. Chuẩn bị nắm lá bạc hà đã rửa sạch, đun sôi lá bạc hà với 150ml nước lọc. Để nguội và thêm 1 thìa muối và khuấy đều hoàn toàn. Dùng nước lá bạc hà để súc miệng để làm sạch răng miệng và giảm mùi hôi.
- Ngậm nước muối mỗi ngày: Nước muối có khả năng sát trùng hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên pha và ngâm nước muối từ 2-3 lần để giảm hôi miệng do viêm họng hạt.
- Súc miệng bằng nước trà xanh: Trà xanh không chỉ có khả năng kháng khuẩn mà còn giúp trị viêm nướu. Bạn có thể nấu nước lá trà xanh tươi để súc miệng mỗi ngày.
Thay đổi thói quen hàng ngày
Những thói quen sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều với người bệnh bị viêm họng hạt, gây nên tình trạng hôi miệng. Vì vậy, thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng là cách giúp làm giảm tình trạng hôi miệng do viêm họng hạt mang lại.
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày, nên đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ thức ăn thừa bám trong các kẽ răng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm nước súc miệng hằng ngày hoặc có thể dùng kẹo cao su hay bình xịt để kháng một số loại vi khuẩn, làm giảm mùi hôi
- Chăm chỉ tập thể dục hàng ngày, vận động thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh được nhiều bệnh.
- Hạn chế ngủ muộn, tạo thói quen đi ngủ sớm. Đi ngủ sớm giúp cơ thể được thư giãn, giúp cơ thể có một thể trạng tốt, tràn đầy năng lượng vào sáng hôm sau
Chế độ dinh dưỡng
Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp rất cần thiết cho người bị viêm họng hạt. Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn tới việc tạo ra mùi hôi khó chịu. Cách ăn uống hợp lý sẽ giúp làm giảm mùi hôi.
- Sử dụng những thực phẩm như rau xanh, trái cây chứa nhiều nước, nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, hạn chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. Hạn chế các thực phẩm có mùi nặng như hành, tỏi, các đồ lên men,…
- Bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để hạn chế vi khuẩn gia tăng, điều tiết lượng nước bọt. Ngoài ra, có thể sử dụng đồ uống như gừng, trà xanh, lá bạc hà… giúp sát khuẩn và giảm các triệu chứng viêm họng hôi miệng
- Không nên sử dụng các sản phẩm như thuốc lá, rượu, bia,… gây ảnh hưởng tới cơ thể, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng
- Sử dụng sữa chua hàng ngày có thể làm giảm chứng hôi miệng do viêm họng hạt gây ra. Ngoài ra, ăn sữa chua còn giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, điều trị viêm họng hạt tốt hơn.
Thăm khám bác sĩ
Viêm họng hạt là bệnh dễ tái phát, các phương pháp trên chỉ giúp hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng, không thể điều trị dứt điểm được. Muốn điều trị dứt điểm bệnh viêm họng hạt nên đến thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn, tìm cách giải quyết dứt điểm theo chỉ định của bác sĩ đưa ra.
Xịt họng AFree – Hỗ trợ giảm viêm họng hạt hiệu quả
Xịt họng AFree được phân phối bởi Dược phẩm Thái Minh, là cách trị viêm họng hạt được nhiều người tin dùng hiện nay. Sản phẩm có tác dụng tốt trên các bệnh về đường hô hấp, giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn và bệnh viêm họng hạt.
Sản phẩm sản xuất trên nguyên lý kết hợp hai thành phần ZnI2 ( Kẽm lod) và DMSO (Dimethyl sulfoxide), có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn và giảm sưng, viêm nhanh chóng.
Các công dụng của sản phẩm AFree gồm:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
- Làm giảm tình trạng bệnh viêm họng hạt.
Hướng dẫn sử dụng xịt họng AFree:
- Bước 1: Mở nắp nhựa trong cố định vòi xịt. Sau đó xoay đầu xịt nằm ngang và mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
- Bước 2: Cầm lọ xịt, ngón trỏ để lên nút xịt. Đưa đầu xịt vào họng và ấn xịt từ 4-5 nhịp liền nhau.
- Bước 3: Sau khi xịt xong vệ sinh sạch đầu xịt và đóng nắp.
Lưu ý: Không dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Trên đây là câu trả lời cho viêm họng hạt có gây hôi miệng không và cách khắc phục tại nhà. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh đường hô hấp, các triệu chứng viêm họng hạt và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18009068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicinenet.com/bad_breath_bad_taste_in_mouth_and_sore_throat/multisymptoms.htm
- https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/halitosis-or-bad-breath