Ngứa họng có đờm là triệu chứng phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân gây ra ngứa họng có đờm là gì, cách điều trị như thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Bị ho ngứa họng có đờm là gì?
Đờm là dịch tiết ra ở đường hô hấp với thành phần gồm chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu, các chất độc hại thâm nhập vào cơ thể. Đờm có thể được tiết từ phế nang, khí phế quản, các xoang trán, hốc mũi, họng… Khi bạn có nhiều đờm đặc trong cổ họng thì đây là dấu của các bệnh ở đường hô hấp như viêm mũi, viêm phổi, hen phế quản, nhồi máu phổi,…
Biểu hiện ho đờm ngứa cổ tùy được đánh giá là bệnh cấp tính hoặc mạn tính dựa trên trạng thái khác nhau của bệnh. Khi triệu chứng này hết trong 3 tuần, đây có thể coi là bệnh cấp tính; ngược lại, nếu sau 3 tuần mà triệu chứng ngứa cổ họng ho có đờm không giảm, ta có thể coi đây là bệnh mạn tính.
Nguyên nhân gây ho ngứa họng có đờm
Triệu chứng ngứa cổ ho có đờm được gây ra chủ yếu bởi bệnh nhiễm trùng và viêm đường hô hấp. Do đó, phế quản bị kích ứng, nhạy cảm, gây ngứa cổ họng và sản sinh ra đờm. Các nguyên do có thể dẫn tới ngứa họng ho có đờm là:
- Viêm, nhiễm trùng đường hô hấp: Ngứa họng ho có đờm có thể do đáp ứng kháng viêm của cơ thể để chống lại nguyên nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn…).
- Dị ứng: Một số tác nhân như lông mèo, lông chó, khói thuốc lá, khói bụi, phấn hoa… có thể gây dị ứng. Nếu bị kích thích bởi các tác nhân trên, cơ thể sẽ có phản ứng bằng phản xạ ho có đờm.
- Hút thuốc lá: Khói thuốc lá chứa rất nhiều nicotin. Khi hút thuốc, nicotin xâm nhập vào sâu bên trong phổi làm tổn thương phổi và khiến cơ thể đối mặt với nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ở đường hô hấp. Đồng thời lúc này cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng ho có đờm.
- Do virus: Một số loại virus như virus ho gà, virus sởi, virus thủy đậu,… cũng có thể là tác nhân khiến cơ thể có triệu chứng ngứa họng ho có đờm
- Do bệnh lý đường hô hấp: Một số bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, lao phổi, viêm họng mạn tính, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… cũng khiến cho bệnh nhân có triệu chứng ho có đờm.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nguyên nhân gây ho có đờm
Bị ho ngứa họng có đờm cảnh báo bệnh lý gì?
Như đã đề cập ở trên, triệu chứng ngứa cổ họng ho có đờm có thể được gây ra bởi ngoại nhân, hoặc có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Dựa vào thời gian ho có đờm và đặc điểm của đờm (đờm có máu, đờm có mủ,…), bạn có thể biết được cơ thể có đang mắc bệnh lý gì.
Viêm xoang
Viêm xoang sở dĩ cũng là bệnh với các triệu chứng điển hình như ho có đờm, ngứa cổ họng. Khi mắc bệnh, các xoang mũi, họng bị viêm và tắc, dẫn tới nghẹt mũi và các dịch nhầy được tiết ra chảy xuống mặt sau cổ họng.
Ban ngày, các chất nhầy được bạn xì ra hoặc tự trôi xuống đường tiêu hóa. Tuy nhiên, về ban đêm, chúng dễ bị ứ lại ở cổ họng và kích thích ho. Do vậy, bệnh nhân viêm xoang thường hay bị khô, rát họng, ho và các triệu chứng đặc biệt nhiều hơn về đêm.
Bệnh lao phổi
Lao phổi cũng là nguyên nhân phổ biến gây ho có đờm, ngứa cổ họng. Đây là bệnh do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis lây truyền qua đường không khí gây nên, tấn công và hủy hoại các mô trong cơ thể.
Ở bệnh nhân mắc bệnh lao phổi, đờm thường có màu trắng đục như nước vo gạo hay sữa, đôi khi lẫn màu đỏ của máu tươi. Các triệu chứng khác của bệnh có thể kể đến như đau ngực, khó thở, sốt nhẹ về chiều, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân,…
Bệnh giãn phế quản
Giãn phế quản là hậu quả của các bệnh viêm phế quản cấp tính, mạn tính không điều trị dứt điểm. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngứa cổ họng ho kéo dài.
Nếu kéo dài bệnh giãn phế quản mà không điều trị, các ổ giãn phế quản có thể lan rộng sau nhiều đợt tái phát bội nhiễm, gây mủ phế quản, mủ màng phổi, mủ phổi, áp-xe phổi, khí phế thũng, xơ phổi… Triệu chứng ho đờm, ngứa cổ họng do giãn phế quản thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi thức dậy, khi đờm thường đóng thành khuôn trắng đục như mục.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Phổi tắc nghẽn mạn tính (hay còn được biết đến là COPD) khiến bệnh nhân ho kéo dài, ngứa cổ họng, tức ngực, khó thở, tiết đờm màu trắng. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở những người hay làm việc ở môi trường độc hại, nhiều khói bụi, người hít nhiều khói thuốc lá.
COPD có thể bị nhầm lẫn với bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, hen suyễn gây ho khan, xuất tiết nhiều đờm, khi khạc được đờm thì cơn hen giảm dần. Đờm do bệnh hen suyễn thường có màu trắng và dính.
Bị ngứa họng có đờm nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, tình trạng bệnh ngứa họng có đờm có thể tự khỏi sau một vài ngày hoặc sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đôi lúc đây chính là dấu hiệu của rất nhiều bệnh nguy hiểm kể trên. Vì vậy, khi mới xuất hiện triệu chứng, tốt nhất bạn nên khám để xác định rõ và chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Các cách điều trị ngứa họng có đờm
Tùy vào từng bệnh cụ thể mà bệnh nhân có những biện pháp điều trị riêng biệt. Tuy nhiên, trước khi điều trị, bạn cần xác định chính xác bệnh và nguyên nhân gây triệu chứng ngứa cổ họng có đờm.
Mẹo dân gian trị ngứa họng có đờm
Trong trường hợp ho có đờm nhẹ, bạn có thể sử dụng những bài thuốc dân gian từ những nguyên liệu tự nhiên để tiêu đờm, trị ho.
- Nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Súc miệng nước muối hàng ngày sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, giảm cảm giác đau rát, ngứa cổ họng, tiêu đờm. Cách làm: Pha muối tinh với nước ấm, súc miệng hàng ngày, mỗi lần súc miệng trong thời gian 20 – 30 giây.
- Rau diếp cá: Trong Đông y, rau diếp cá có tính mát, có tác dụng thải độc, tiêu đờm. Cách làm: Giã nhuyễn rau diếp cá, trộn đều với nước vo gạo. Lấy hỗn hợp cho vào nồi đun nhỏ lửa 10 – 15 phút. Lọc bã, phần nước để uống trong ngày.
- Chanh tươi: Lượng lớn vitamin C trong quả chanh sẽ giúp cơ thể bạn tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh và dịch nhầy. Cách làm: Pha nước chanh ấm cùng mật ong, uống vài lần trong ngày. Một cách làm khác là thái lát mỏng chanh, trộn với muối và hạt tiêu rồi ngậm 2 – 3 lần một ngày.
- Gừng: Gừng là một loại thực phẩm lành tính và rất dễ kiếm. Trong Đông y, gừng có tác dụng tiêu đờm, kháng khuẩn, chống virus. Cách làm: Ngâm vài lát gừng tươi trong nước ấm 2 – 3 phút, sau đó thêm một chút mật ong và uống 2 – 3 lần trong ngày.
- Quất: Nghiền nát vài quả quất cùng với chút mật ong, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Đợi nguội, hòa với nước và uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc Đông y điều trị ngứa họng có đờm
Sau đây là một số bài thuốc cụ thể thường hay được sử dụng cho người bệnh ngứa cổ họng có đờm:
- Bài thuốc 1: Đem 12g tang bạch bì, 20g la hán sắc lấy nước, uống trong vòng 7 – 10 ngày đến khi bệnh thuyên giảm.
- Bài thuốc 2: Sắc với nước các nguyên liệu gồm bạch giới tử, khoản đông hoa, bạc tử mỗi loại 12g; hạnh nhân, tử uyển, cát cánh mỗi loại 9g. Uống liên tục bài thuốc này từ 5 – 7 ngày để hiệu quả được rõ ràng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Các cách trị tiêu đờm cho người lớn và trẻ nhỏ
Trị ngứa họng có đờm bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y là phương pháp được phần lớn người sử dụng bởi hiệu quả tác dụng hiệu quả cùng tốc độ nhanh chóng.
Thuốc kháng sinh: Với những trường hợp bị nhiễm khuẩn, kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và đem tới tác dụng giảm ho nhanh chóng, tức thời. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh cần sử dụng đúng thuốc, đúng liều. Một số kháng sinh thường được sử dụng để điều trị ho có đờm là Amoxicilin, Roxithromycin…
Thuốc kháng viêm: Sử dụng khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp. Một số thuốc chống viêm hay được sử dụng là Diclophenac, Ibuprofen…
Thuốc giảm ho: Sử dụng khi xuất hiện triệu chứng ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi. Một số thuốc giảm ho hay được sử dụng có thể kể đến Natribenzoat, Ambroxol…
Thuốc tiêu đờm: Đây là thuốc giúp giảm độ đặc của đờm, khiến cơ thể có thể dễ tống khứ đờm ra khỏi cổ họng. Một số thuốc tiêu đờm phổ biến như Acetylcystein, Ambroxol, Carbocisteine…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top 12 viên ngậm trị ho tiêu đờm
Thuốc long đờm: Thuốc long đờm tác dụng gần giống với thuốc tiêu đờm, giúp cơ thể có thể dễ dàng loại đờm ra khỏi cổ họng. Ipeca, Terpin, Guaifenesin… là những thuốc long đờm hay được sử dụng.
Biện pháp phòng ho ngứa họng có đờm
Để giảm thiểu các bệnh lý gây ra triệu chứng ngứa cổ họng ho đờm, phòng bệnh vẫn là phương pháp hiệu quả nhất.
Đối với người bệnh
Người đã nhiễm bệnh cần thực hiện một số biện pháp để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh:
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi hắt hơi, xì mũi.
- Thường xuyên vệ sinh đồ dùng của mình để tránh lây nhiễm.
- Đeo khẩu trang thường xuyên, tránh để nước bọt bắn ra không khí.
- Nên thông báo với người thân trong gia đình, bạn bè bệnh tình của bạn, đồng thời giữ khoảng cách khi giao tiếp với người khác.
Đối với người khỏe mạnh
Người khỏe mạnh cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau để tránh nguy cơ nhiễm bệnh:
- Giảm thiểu tối đa lượng thuốc lá, rượu bia tiêu thụ (nếu có) để giảm tác hại lên hệ hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông mèo, lông chó,…
- Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.
- Giữ khoảng cách với người bệnh, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh răng, mũi, miệng để giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
- Tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt khi đến những nơi đông người.
- Giữ ấm cho cơ thể khi lúc chuyển mùa, thời tiết lạnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 10 thực phẩm giúp tiêu đờm
Xịt họng AFree – giải pháp cho người bệnh bị ngứa cổ họng có đờm
Xịt họng AFree là một sản phẩm dạng xịt của Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh giúp giải quyết nhanh các vấn đề của đường hô hấp trên như viêm họng, đau rát họng, ho có đờm, nhiệt miệng, viêm amidan, viêm phế quản.
Sản phẩm được sản xuất dựa trên nguyên lý kết hợp hai thành phần nổi bật gồm ZnI2 (Kẽm Iod) và DMSO (Dimethyl sulfoxide) theo tỷ lệ phù hợp, mang tại tác dụng sát khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
Các công dụng ưu Việt của xịt họng AFree gồm có:
- Phòng viêm nhiễm các bệnh đường hô hấp do virus, vi khuẩn
- Giảm triệu chứng bao gồm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng như viêm, đau rát họng
- Phòng ngừa viêm phế quản, ho lâu ngày không khỏi ở trẻ em và người lớn
Hướng dẫn sử dụng xịt họng AFree:
- Bước 1: Mở nắp nhựa trong cố định vòi xịt
- Bước 2: Tiếp tục tháo phầm nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt
- Bước 3: Xoay đầu xịt 360 đến vị trí mong muốn, đặt ngón tay trỏ lên nút xịt rồi nhấn nhẹ 4 – 5 nhịp. Trước khi đóng nắp, hãy dùng khăn vệ sinh sạch sẽ đầu xịt.
Với những bệnh thông thường như viêm họng, đau rát họng, nhiệt miệng, ho đờm, ho khan… bạn có thể dùng xịt họng AFree mỗi ngày 4 – 6 lần, mỗi lần 5 – 6 nhịp. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn có thể xịt 15 lần/ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha xịt họng AFree với nước theo tỉ lệ 1:20 để có dung dịch sát khuẩn khoang miệng dùng hàng ngày.
(Lưu ý: Không sử dụng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú).
Để được tư vấn thêm về sản phẩm xịt họng AFree cũng như các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, bạn có thể liên lạc với tổng đài 18009068 (miễn phí cước) để được các dược sĩ chuyên môn giải đáp các thắc mắc một các nhanh chóng nhất.
Đặt mua xịt họng AFree giao tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Bài viết trên đây của chúng tôi đã mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết liên quan đến ngứa cổ họng có đờm. Mong rằng qua bài viết các bạn đã hiểu hơn về ngứa cổ họng có đờm và có phương pháp chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình phù hợp nhất!