“Đâu là cách trị ho có đờm hiệu quả?” chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang bị làm phiền bởi tình trạng ho có đờm. Chính vì thế, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn các cách trị ho có đờm hiệu quả nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
- 1. Đâu là nguyên nhân gây ho có đờm?
- 2. Cách trị ho có đờm đơn giản tại nhà
- 3. Bài thuốc dân gian trị ho có đờm
- 4. Trị ho, tiêu đờm bằng thuốc Đông y
- 5. Cách chữa ho đờm bằng thuốc Tây y an toàn hiệu quả
- 6. Sử dụng máy hút đờm làm giảm đờm trong cổ họng
- 7. Chế độ ăn uống và sinh hoạt phòng ho đờm kéo dài
- 8. Dung dịch xịt họng AFree rút ngắn quá trình điều trị ho có đờm
Đâu là nguyên nhân gây ho có đờm?
Đờm chính là chất nhầy được tiết ra từ niêm mạc của đường hô hấp. Trong đờm chứa các thành phần như chất nhầy, tế bào biểu mô, bạch cầu, vi khuẩn, virus, hồng cầu,… tùy nguyên nhân mà đờm có thể có dạng đặc hay dạng lỏng.
Trong điều kiện cơ thể bình thường, đường hô hấp vẫn luôn tiết chất nhầy để làm ẩm và bảo vệ đường hô hấp, tuy nhiên khi bị kích thích bởi các yếu tố bất thường, lượng đờm tiết ra quá nhiều hơn 100ml/ ngày, bạn sẽ có phẩn xạ ho để tống đờm ra ngoài.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ho có đờm, cụ thể là:
– Nguyên nhân sinh lý: trong nhiều trường hợp, hệ hô hấp sẽ thay đổi sinh lý làm tăng tiết chất nhầy để bảo vệ đường hô hấp như thời tiết lạnh khô hanh, có dị vật xâm nhập đường hô hấp như lông động vật, bụi bẩn, bông vải,… Đây không phải là một triệu chứng bệnh lý và biểu hiện ho đờm thường không kéo dài.
– Các bệnh lý gây ho có đờm: ho đờm là một triệu chứng thường gặp khi bạn mắc các bệnh lý đường hô hấp, cụ thể là:
- Bệnh viêm đường hô hấp cấp: gồm các bệnh đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm họng cấp, viêm amidan, viêm xoang cấp,… Do vi khuẩn virus tấn công, khiến niêm mạc đường hô hấp có phản ứng viêm, tăng tiết đờm, người bệnh thường có biểu hiện ho đờm màu trắng trong.
- Viêm phổi: là tình trạng viêm nhiễm trùng tại tiểu phế quản và phế nang, dẫn tới tế bào biểu mô phế nang tăng tiết dịch, huy động tế bào miễn dịch để tiêu diệt vi khuẩn virus. Khi bị viêm phổi, người bệnh thường sốt cao, môi khô lưỡi bẩn, khó thở, có thể đau tức ngực. Ho có đờm nhiều, kéo dài, đờm thường đặc và có màu xanh hoặc vàng.
- Viêm phế quản mãn tính: là tình trạng cấu trúc đường dẫn khí bị biến đổi, xuất tiết nhiều nhầy và dễ bị vi khuẩn tấn công gây ho đờm thường xuyên, đờm có mùa trắng đục hoặc xanh và vàng do nhiễm khuẩn. Bệnh gặp nhiều ở người có thói quen hút thuốc hoặc làm việc ở môi trường ô nhiễm.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): do đường thở bị thay đổi cấu trúc khiến người bệnh COPD gặp tình trạng tắc nghẽn thông khí. Bệnh gặp nhiều ở người bị nhiễm trùng hô hấp mạn tính, nhiều năm tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc môi trường không khí ô nhiễm,… Bệnh nhân thường có biểu hiện ho có đờm quanh năm, đờm màu trắng đục, ở đợt cấp có thể khó thở, sốt, đờm xanh hoặc vàng.
- Lao phổi: bệnh do trực khuẩn lao gây ra, khiến người bệnh ho đờm nhiều, đờm trắng đục thậm trí ho ra máu tươi. Các triệu chứng bệnh lao kèm theo như: người mệt mỏi, gầy sút cân, sốt rét run về chiều, đau tức ngực. Lao phổi có thể gây biến chứng tràn dịch màng phổi, xơ hóa phổi, co kéo trung thất.
- Giãn phế quản thể ướt: phế quản bị giãn bất thường không thể phục hồi khiến dịch nhầy bị ứ đọng trong đường hô hấp, làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Bệnh nhân thường có biểu hiện ho đờm trắng đục kéo dài, ho nhiều vào buổi sáng, đờm thành khuân.
- Hen phế quản: do tiếp xúc với các dị nguyên, phế quản bị kích thích tăng tiết dịch, các cơ quanh phế quản co thắt làm đường thở bị chít hẹp gây khó thở ra, người bệnh ho ra đờm trắng trong có bọt.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Ho có đờm là gì? Triệu chứng ho đờm thường gặp
Cách trị ho có đờm đơn giản tại nhà
Ngay khi bị ho có đờm, bạn có thế áp dụng các cách chữa ho có đờm tại nhà để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Đặc biệt, các phương pháp này có hiệu quả cao với các trường hợp ho đờm do nguyên nhân sinh lý, đờm nhiều do các bệnh đường hô hấp trên. Trong các trường hợp ho đờm kéo dài do các bệnh lý đường hô hấp dưới, các cách trị ho có đờm tại nhà cũng rất cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị.
Xông hơi bằng dầu khuynh diệp
Theo đông y, dầu khuynh diệp có tính ấm, tác dụng làm long đờm giúp người bệnh dễ ho để tống đờm ra ngoài, đồng thời thông mũi họng, làm dịu cổ họng từ đó làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Để cải thiện ho đờm, bạn có thể sử dụng các loại máy xông hơi để khuếch tán tinh dầu khuynh diệp vào trong không khí, hít thở không khí có tinh dầu khuynh diệp là một cách trị long đờm hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể dùng một lượng nhỏ tinh dầu để xoa vùng cổ ngực, có tác dụng làm ấm hệ thống phế quản và phế nang, giúp đờm có thể bong ra khỏi bề mặt đường hô hấp, dễ dàng được tống ra ngoài.
Làm ẩm không khí trong phòng
Không khí khô hanh là một trong những nguyên nhân gây bệnh lý đường hô hấp, đồng thời nó cũng làm đờm đặc và làm chắc vào bề mặt đường dẫn khí hơn. Vậy nên, khi bị ho có đờm, bạn nên hít thở không khí có độ ẩm phù hợp nhằm hỗ trợ làm loãng đờm, làm dịu các cảm giác đau rát cổ họng, hạn chế khô niêm mạc đường hô hấp.
Để tạo độ ẩm không khí trong phòng phù hợp, bạn có thể sử dụng các loại máy phun sương tạo độ ẩm đặt trong phòng, sử dụng hàng ngày khi bị ho có đờm, chú ý thay nước thường xuyên và vệ sinh máy định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Vệ sinh miệng họng hàng ngày
Trong quá trình điều trị ho có đờm thì vệ sinh miệng họng hàng ngày là một trong những yêu cầu thiết yếu bạn không thể bỏ qua nhằm giúp loại bỏ được lượng đờm tồn đọng trong miệng họng, tiêu diệt một phần vi khuẩn, virus ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan rộng.
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên súc miệng họng bằng nước muối ấm tối thiểu 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, nhờ vào tính sát khuẩn, làm dịu họng và làm loãng đờm, bạn có thể thấy dễ chịu hơn sau mỗi lần súc họng bằng nước muối.
Kết hợp cùng với đó, bạn nên bơm rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý để hạn chế ứ đọng đờm ở trong mũi họng. Phương pháp này rất cần thiết khi mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, cảm lạnh, viêm mũi họng,…
Thực phẩm giúp tiêu đờm
Khi bị ho có đờm, bên cạnh một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bạn nên thêm vào thực đơn hàng ngày các món ăn từ các loại thực phẩm tiêu đờm. Chúng có tác dụng rất tốt với các bệnh lý đường hô hấp, hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Một số loại thực phẩm tiêu đờm bạn có thể sử dụng như tỏi, gừng, củ cải, lá hẹ, cam bưởi chanh, bí ngô, thịt bò, cà rốt, thịt gà,… Bạn có thể chế biến chúng theo một số món sau: lá hẹ xào trứng, gà rang gừng, cháo cà rốt, thịt bò hầm bí ngô,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top 10 thực phẩm quen thuộc giúp tiêu đờm, tan đờm hiệu quả
Ho đúng kỹ thuật
Khi bị ho có đờm nhiều, ho đờm kéo dài, ho đúng kỹ thuật là một trong những phương pháp cần thiết giúp người bệnh dễ dàng tống đờm ra khỏi đường hô hấp hơn, hạn chế phải ho quá nhiều lần, đỡ mất sức, giảm nguy cơ ứ đọng đờm trong đường thở.
Kỹ thuật ho:
- Ngồi thoải mái trên ghế có tựa, hít vào một hơi sâu.
- Nín thở trong khoảng 3 giây.
- Sau đó họp bụng, rồi ho mạnh đẩy cả không khí và đờm ra khỏi đường dẫn khí.
Bài thuốc dân gian trị ho có đờm
Các bài thuốc dân gian trị ho có đờm được rất nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn do có tính an toàn cao, hạn chế được việc phải sử dụng quá nhiều thuốc tây. Các bài thuốc thường sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên có tình kháng khuẩn, chống viêm, tiêu đờm, giảm ho, ngoài ra còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất cần thiết hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch.
Cách trị long đờm dân gian thường có hiệu quả cao với các trường hợp đờm nhiều do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đối với các nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới phương pháp này thường có hiệu quả hỗ trợ cho các phương pháp điều trị khác.
Cách trị long đờm bằng chanh tươi
Chanh tươi là một thực phẩm có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn rất hiệu quả. Theo đông y, chanh có tính bình, vị chua, có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp. Đối với ho có đờm, chỉ số axit cao trong chanh có tác dụng phá vỡ các liên kết nhầy trong đờm, làm loãng đờm, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm, làm thông thoáng đường thở.
Một số cách chữa long đờm trong cổ họng bằng chanh bạn có thể áp dụng như:
– Chanh kết hợp với mật ong
- Chuẩn bị chanh tươi rửa sạch rồi vắt lấy nước.
- sử dụng một muỗng nước cốt chanh pha cùng 100ml nước ấm.
- Thêm vào đó một muỗng mật ong, khuấy đều rồi uống chậm từng ngụm nhỏ.
- Sử dụng 2-3 lần mỗi ngày.
– Ngậm chanh muối
- Chanh tươi đem rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng.
- Rắc trên bề mặt lát canh vài hạt muối trắng.
- Ngậm trong miệng khoảng 5 phút, có thể nuốt nước canh tiết ra khi ngậm, ngày dùng 3-4 lần.
Lá húng chanh trị ho có đờm
Có thể nhiều người chưa biết được công dụng trị ho long đờm tuyệt vời của lá húng chanh. Theo đông y, đây là loài cây có tính ấm, vị cay, giúp tiêu đờm, tiêu độc, tán phong và làm ấm đường hô hấp rất hiệu quả. Không chỉ thế, nhiều nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất chavicol, eugenol, phenolic, salicylat có trong lá húng chanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm loãng đờm, giảm ho rất hiệu quả.
Cách trị long đờm bằng lá húng chanh bạn có thể tham khảo:
- Chuẩn bị 15-20 lá húng chanh, rửa sạch với nước.
- Mang lá húng chanh đi xay nhuyễn hoặc giã nát rồi trộn cùng 20ml mật ong.
- Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy trong 10-15 phút.
- Sử dụng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
☛ Tham khảo thêm tại: 6 cách chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực hiệu quả tại nhà
Sử dụng tỏi trị ho có đờm
Tỏi được biết đến là một loại thực phẩm có tính ẩm, vị cay nồng, luôn có sẵn trong căn bếp nhà bạn. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết tác dụng tiêu đờm đáng chú ý của tỏi, do trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất như S-allyl cysteine (SAC) và Allincin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, chống viêm, tăng cường sức đề kháng, làm giảm sưng hạn chế đau rát cổ họng. Đặc biệt có hiệu quả trong các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 3-5 nhánh tỏi, bóc vỏ rồi rửa sạch.
- Đem tỏi đi giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Thêm khoảng 50ml nước ấm vào tỏi rồi uống.
- sử dụng 2-3 lần mỗi ngày.
Trị ho, tiêu đờm bằng thuốc Đông y
Trong các trường hợp ho đờm do các bệnh lý mạn tính, nhằm hạn chế việc sử dụng quá nhiều thuốc tây, nhiều người thường tìm đến các bài thuốc Đông y. Các bài thuốc thường kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau có tác dụng trị ho, bổ phế, tiêu đờm, giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh mạn tính, nâng cao hệ miễn dịch đường hô hấp, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn gây các đợt cấp của bệnh.
Một số bài thuốc đông y trị ho, long đờm hiệu quả như:
– Bài thuốc 1: nguyên liệu gồm vỏ Tang diệp(20g), Cỏ mực (20g), Thiên môn (16g), Tía tô (16g), Quýt (10g), Ngân hoa (10g), Xương bồ(12g), Liên kiều (12g), Mạch môn (12g).
Cách thực hiện:
- Mỗi lần sử dụng lấy các vị thuốc lượng như trên.
- Rửa sạch rồi cho vào nồi sắc cùng 500ml nước, đun sôi trên lửa nhỏ đến khi cạn còn một nửa lượng nước thì tắt bếp.
- Chia lượng nước thành 2 lần, uống trong ngày, chú ý nên uống khi thuốc còn ấm.
– Bài thuốc 2: nguyên liệu gồm Tục huyền, Cam thảo, Xà hưu thảo, Độc diệp thảo (mỗi vị 12g); Khương giới, Mã kế, Giao đằng, Đương quy, Xương bồ, Cát cánh (mỗi vị 16g); Thiên niên kiện, Ngũ mai tử, Bạch cự (mỗi vị 10g); Vỏ quế (8g).
Cách thực hiện:
- Lấy đủ các nguyên liệu, rửa sạch, sắc chung với 1 lít nước.
- Đun trên lửa nhỏ, khi luọng nước cạn còn một nửa thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc thành 2 phần, uống trong ngày, chú ý uống khi nước còn ấm.
Cách chữa ho đờm bằng thuốc Tây y an toàn hiệu quả
Việc sử dụng thuốc tây là rất cần thiết trong các trường hợp ho có đờm nhiều kéo dài trên 7 ngày, ho có đờm do các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản, đợt cấp của COPD,…
Các loại thuốc thường được chỉ định trong trường hợp này là:
Thuốc long đờm
Đây là loại thuốc có khả năng làm biến đổi cấu trúc chất nhầy của đờm, làm các liên kết thay đổi, đứt gãy khiến đờm giảm độ đặc quánh, loãng ra và mất bám dính trên bề mặt phế quản, phế nang hay trên thành họng. Lúc này, hệ thống lông chuyển đường hô hấp có thể dễ dàng vận chuyển được đờm từ dưới lên trên và khi ho bạn tống ra được nhiều đờm hơn.
Một số thuốc long đờm thường được chỉ định là:
- Carbocistein làm tiêu đờm nhầy trong đường hô hấp và khả năng hạn chế sự phát triển của virus, thường dùng cho người ho có đờm mạn tính.
- Acetylcystein làm giảm độ đặc quánh của đờm trong các trường hợp viêm phổi, viêm phế quản, hen xuyễn hoặc bệnh khí phế thũng mạn tính.
- Eprazinon làm loãng dịch tiết đường hô hấp trong các trường hợp viêm mũi, viêm phế quản cấp, viêm họng đờm đặc, suy hô hấp mạn tính.
Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho hoạt động bằng cách che phủ các receptor nhận giác ở vùng hầu họng, làm giảm độ nhạy cảm của các receptor với kích thích gây ho, từ đó làm giảm số lần ho, người bệnh dễ chịu hơn. Một số loại thuốc giảm ho thường dùng như: benzonatat, bupivacain, bạc hà (menthol), lidocain.
Thuốc giảm ho dùng không đúng có thể làm ứ đọng đờm trong phổi gây bệnh nặng hơn vậy nên cần hạn chế sử dụng với các trường hợp đờm nhiều, các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Thường được chỉ định trong các trường hợp ho nhiều do cảm cúm, kích thích, người bệnh mệt mỏi mất ngủ do ho nhiều, hoặc người dùng máy hút đờm thường xuyên. Chú ý, người có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chống chỉ định dùng thuốc giảm ho kéo dài.
Thuốc kháng sinh
Đây là loại thuốc được chỉ định trong các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ho đờm nhiều, điều trị bằng các phương pháp khác không có hiệu quả, nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh loại bỏ nguyên nhân gây đờm nhiều.
Đối với các bệnh nhiễm khuẩn, việc sử dụng kháng sinh cần đúng lúc, đúng liều lượng và lựa chọn kháng sinh phù hợp với vi khuẩn gây bệnh. Nhiều trường hợp không được sử dụng kháng sinh khi cần thiết có thể khiến nhiễm khuẩn lan rộng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh đặc biệt là đối với những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
Một số loại kháng sinh thường dùng là:
- Nhóm Beta Lactam gồm Amoxicilin, Penicillin V ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như liên cầu, phế cầu, HI,…
- Nhóm Macrolid gồm Clarithromycin, Azithromycin.
- Nhóm Quinolone đại diện là Levofloxacine, có phổ kháng khuẩn rộng, được chỉ định điều trị các trường hợp viêm phổi, viêm phế quản.
- Rifampicin có tác dụng ức chế vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium, đặc biệt là trực khuẩn lao. Đây là kháng sinh đầu tay điều trị lao phổi.
Sử dụng máy hút đờm làm giảm đờm trong cổ họng
Trong một số trường hợp ho có đờm nhiều việc sử dụng các thiết bị y tế hỗ trợ giảm đờm làm rất cần thiết, trong đó máy hút đờm chắc hẳn là một dụng cụ quen thuộc với nhiều người.
Máy hút đờm thường được sử dụng đối với các trường hợp trẻ nhỏ ho có đờm nhiều khiến trẻ bị tắc mũi, quấy khóc mất ngủ, đồng thời nhiều trẻ quá nhỏ chưa thể ho khạc đờm cần sử dụng máy hút để hạn chế ứ đờm trong đường hô hấp.
Tại gia đình, bạn có thể sử dụng các loại máy hút đờm công xuất nhỏ, hút được đờm trong mũi và họng như thiết bị hút đờm cơ học, máy hút đờm chạy bằng điện hay bằng pin. Cách này có hiệu quả cao với các trường hợp đờm nhiều trong mũi họng do các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm VA, cảm lạnh,…
Cách thực hiện:
- Cho trẻ nằm nghiêng trên giường, kê một chiếc gối dưới đầu.
- Nhỏ 3-4 giọt nước muối sinh lý vào bên mũi định hút để làm loãng đờm nhầy.
- Đặt đầu hút của thiết bị vào một bên mũi sau đó bắt đầu hút.
- Hút từng nhịp một khoảng 5 giây.
- Sau khi hút nên vệ sinh mũi họng lại cho trẻ.
Trong các trường hợp ho đờm do các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản, do đờm ở sâu trong khí phế quản nên bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có thiết bị hút đờm áp lực lớn để hút được đờm ở sâu trong đường hô hấp.
☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp các cách trị tiêu đờm cho người lớn và trẻ nhỏ đơn giản tại nhà
Chế độ ăn uống và sinh hoạt phòng ho đờm kéo dài
Để nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời hạn chế nguy cơ ho có đờm kéo dài, bên cạnh các phương pháp điều trị bạn nên quan tâm hơn tới chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân như:
- Có chế độ ăn đầy đủ chấy dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể đặc biệt là vitamin C.
- Uống nhiều nước.
- Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ.
- Không hút thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích như bia rượu.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Đeo khẩu trang khi ở nơi đông người.
- Vệ sinh miệng họng thường xuyên, hàng ngày.
- Giữ vệ sinh nhà cửa tránh ẩm mốc bụi bẩn.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Dung dịch xịt họng AFree rút ngắn quá trình điều trị ho có đờm
Bên cạnh các cách trị ho có đờm đã nêu trên, để tăng hiệu quả và rút ngắn quá trình điều trị ho đờm thì dung dịch xịt họng AFree với khả năng tiêu diệt vi khuẩn virus vùng miệng họng, giảm ho, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp gây ho đờm là sản phẩm bạn không thể bỏ qua.
Dung dịch xịt họng AFree được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số us2018/0353539 được chuyển nhượng từ invenmed – Hoa Kỳ với nghiên cứu về việc ứng dụng kẽm (Zn) trên các bệnh hô hấp. Công thức của AFree đã được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Công ty Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ độc quyền.
Xịt họng AFree có thành phần chính gồm: ZnI2, DMSO (dimethyl sulfoxide), đường kính, natri benzoat, tartazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đón
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Đặc biệt, các thành phần có trong AFree được nghiên cứu kết hợp theo nhiều tỷ lệ khác nhau, hướng đến từng đích tác dụng khác nhau, có thể cải thiện được nhiều bệnh lý đường hô hấp gây ho có đờm. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả giảm ho đờm nhanh chóng chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
Ngoài ra, ngay cả khi đường hô hấp của bạn khỏe mạnh, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm này hàng ngày nhằm vệ sinh miệng họng, tiêu diệt virus vi khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp.
Dung dịch xịt họng AFree chắc chắn là một sản phẩm bạn không thể bỏ qua nếu muốn bảo vệ tốt sức khỏe đường hô hấp.
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Lời kết:
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn được nhiều thông tin hữu ích về ho có đờm và các cách trị ho long đờm hiệu quả, giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình và người thân.