Để hạn chế việc sử dụng quá nhiều thuốc tây khi bị ho có đờm, nhiều người thường quan tâm tới các cách trị ho có đờm tại nhà an toàn, đơn giản và hiệu quả. Vậy nên, để giúp bạn lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp giúp bạn 10 cách trị ho có đờm tại nhà hiệu quả nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
- 1. Tổng quan về ho có đờm
- 2. Chữa ho có đờm tại nhà có khỏi được không?
- 3. Top 10 cách trị ho có đờm tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
- 3.1. Vệ sinh miệng họng sạch sẽ
- 3.2. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
- 3.3. Bổ sung các loại thực phẩm giúp tiêu đờm giảm ho
- 3.4. Ho đúng kỹ thuật
- 3.5. Vỗ rung long đờm giảm ho
- 3.6. Trị ho có đờm tại nhà bằng tỏi
- 3.7. Chữa ho có đờm bằng lá hẹ
- 3.8. Mẹo dùng quả lê chữa ho có đờm
- 3.9. Giảm đờm trong cổ họng bằng gừng tươi
- 3.10. Trị ho có đờm tại nhà bằng thuốc tây khi cần thiết
- 4. Những lưu ý khi chữa ho có đờm tại nhà
- 5. Xịt họng AFree rút ngắn thời gian điều trị ho có đờm
Tổng quan về ho có đờm
Đờm chính là chất nhầy được tiết ra từ các xoang mũi, họng, phế quản và phế nang. Đờm có thể có dạng đặc hoặc lỏng, trong đờm chứa các thành phần như chất nhầy, tế bào biểu mô, tế bào viêm, vi khuẩn, virus, hồng cầu,… tùy vào nguyên nhân gây đờm. Khi đường hô hấp gặp vấn đề bất thường khiến lượng đờm tiết ra quá nhiều (hơn 100ml/ngày) thì cơ thể chúng ta sẽ có phản xạ ho để tống đờm ra ngoài nhằm bảo vệ đường hô hấp.
Có nhiều nguyên nhân gây ho có đờm mà bạn có thể gặp phải, cụ thể là:
- Nguyên nhân sinh lý: khi đường hô hấp bị kích thích do dị vật xâm nhập như lông xúc vật, phấn hoa, bông vải,… niêm mạc có thể tiết ra nhiều chất nhầy hơn dẫn tới bạn xuất hiện ho đờm.
- Bệnh lý đường hô hấp trên: bao gồm viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, cảm lạnh,… thường gặp khi thay đổi thời tiết khiến hệ hô hấp dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây viêm tăng tiết dịch tại mũi họng, amidan,… dẫn tới ho có đờm. Người bệnh thường ho có đờm trong, loãng, kèm theo đau rát họng, sổ mũi, khàn tiếng, sốt nhẹ,…
- Bệnh lý đường hô hấp dưới: gồm viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, COPD, giãn phế quản, hen phế quản, ung thư phổi,… Bệnh thường do vi khuẩn virus gây nên dẫn tới phế quản, phế nang bị viêm, phù nề, tăng tiết dịch. Người bệnh thường có biểu hiện ho có đờm đặc nhiều, đờm xanh hoặc vàng, đau ngực, khó thở, sốt cao, mệt mỏi,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Ho có đờm là gì? Triệu chứng ho đờm thường gặp
Chữa ho có đờm tại nhà có khỏi được không?
Các phương pháp trị ho có đờm tại nhà thường đơn giản và an toàn, tuy nhiên bạn cũng không nên đánh giá thấp tác dụng điều trị của chúng. Các phương pháp này thực sự có tác dụng tốt với các bệnh lý hô hấp gây ho có đờm.
– Đối với ho có đờm do bệnh lý đường hô hấp trên:
Trong trường hợp này, các cách trị đờm trong cổ họng tại nhà thực sự có hiệu quả cao, bạn hoàn toàn có thể trị khỏi bệnh nếu áp dụng các phương pháp này đúng cách ngay khi có ho đờm. Do các bệnh lý đường hô hấp trên vùng tổn thương có thể dễ tác động, tổn thương đơn giản thường do cơ thể bị suy giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, vậy nên ho có đờm thường dễ cải thiện.
– Đối với ho có đờm do bệnh lý đường hô hấp dưới:
Các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp dưới thường gây ho có đờm nặng, người bệnh có thể kèm theo nhiều triệu chứng nguy hiểm khác như: sốt cao, khó thở, đau ngực, mệt mỏi,… Do các tổn thương ở sâu bên trong phế quản và phế nang, nên các cách trị đờm tại nhà thường khó tiếp cận, đồng thời không thể tạo ra tác dụng nhanh chóng. Vậy nên trong trường hợp này, các cách trị đờm tại nhà không phải là phương pháp điều trị chính.
Tuy nhiên, điều trị tại nhà đặc biệt là thói quen sinh hoạt và ăn uống lại đóng một vai trò rất quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả khi điều trị bệnh bằng các phương pháp khác. Ngoài ra đối với các bệnh lý như COPD, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, người bệnh có ho đờm quanh năm thì áp dụng các cách trị đờm tại nhà sẽ giúp cho người bệnh bảo vệ tốt hơn đường hô hấp của mình, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn gây các đợt cấp tính.
Top 10 cách trị ho có đờm tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
Sau đây là các cách trị đờm trong cổ họng tại nhà đơn giản mà hiệu quả, bạn có thể áp dụng ngay khi phát hiện mình bị ho có đờm.
Vệ sinh miệng họng sạch sẽ
Môi trường trong miệng chứa rất nhiều vi khuẩn, vậy nên để hạn chế nguy cơ bội nhiễm thì yêu cầu vệ sinh miệng họng rất quan trọng đối với người bệnh hô hấp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi bị ho có đờm bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Nước muối có khả năng sát khuẩn rất tốt, giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng họng, làm tan đờm nhầy bám trên thành họng, đồng thời nước muối ấm có thể làm dịu các cảm giác ngứa rát trong cổ họng.
Cách thực hiện:
- Pha 3 thìa cafe muối trắng với 200ml nước ấm.
- Súc miệng bằng từng ngụm nhỏ nước muối, chú ý ngửa cổ khi súc miệng để nước muối có thể vào sâu trong cổ họng.
- Súc miệng trong 5 giây thì nhổ bỏ rồi tiếp tục thực hiện lại đến khi hết nước.
Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
Các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên thường xảy ra trong điều kiện thời tiết lạnh, khô hanh vậy nên hít thở không khí có độ ẩm thích hợp giúp bảo vệ đường hô hấp, tránh khô niêm mạc làm giảm cảm giác rát cổ họng. Đồng thời, độ ẩm không khí có thể làm loãng đờm nhầy bám trên đường hô hấp, giúp bệnh nhân khi ho tống ra được lượng đờm nhiều hơn, hạn chế nguy cơ ứ tắc đờm làm nhiễm khuẩn nặng hơn.
Bạn có thể điều chỉnh độ ẩm không khí bằng cách sử dụng các loại máy phun sương tạo độ ẩm đặt trong phòng. Chú ý nên dùng nước sạch, đồng thời thay nước thường xuyên và vệ sinh máy định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bổ sung các loại thực phẩm giúp tiêu đờm giảm ho
Bên cạnh một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, người bị ho có đờm có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm giúp giảm ho tiêu đờm, để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Các loại thực phẩm này thường có tính ấm, có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ miễn dịch hệ hô hấp nên rất có lợi với người ho đờm.
Một số loại thực phẩm tiêu đờm bạn có thể lựa chọn như: củ cải, lá hẹ, lê, cam, bưởi, gừng, tỏi, thịt gà, cà rốt, bí đỏ, thịt bò,… Một số món ăn giúp tiêu đờm bạn có thể tham khảo như: củ cải luộc, lá hẹ xào trừng, gà rang rừng, thịt bò hầm bí đỏ,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top 10 thực phẩm quen thuộc giúp tiêu đờm, tan đờm hiệu quả
Ho đúng kỹ thuật
Khi bị ho có đờm nhiều, đặc biệt là ho đờm do các bệnh lý đường hô hấp dưới thì để tống ra ngoài một lượng đờm lớn, người bệnh không phải ho nhiều lần, đỡ mất sức bạn nên thực hiện kỹ thuật ho đúng.
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi trên ghế có tựa.
- Hít vào một hơi thật sâu, giữ hơi trong khoảng 3 giây.
- Sau đó hóp bụng và ho một hơi mạnh đẩy đờm cùng không khí ra ngoài.
Vỗ rung long đờm giảm ho
Vỗ rung long đờm là một phương pháp được các bác sĩ hướng dẫn thực hiện đối với các bệnh lý đường hô hấp dưới gây đờm nhiều ở phế quản và phế nang. Khi vỗ rung chúng ta sẽ làm thay đổi áp xuất trong đường dẫn khí khiến đờm bị bong ra khỏi thành phế quản, phế nang và người bệnh dễ ho tống đờm ra ngoài hơn.
Phương pháp vỗ rung thường được áp dụng với những trẻ nhỏ, hoặc người già yếu khi ho khạc đờm không tống được nhiều đờm ra ngoài.
Cách thực hiện:
- Bế trẻ vắt lên vai hoặc cho người bệnh nằm nghiêng trên gối.
- Khum lòng bàn tay, các đầu ngón tay chụm lại để khi vỗ không gây đau.
- Thực hiện vỗ trên lưng người bệnh sao cho có tiếng bộp bộp.
- Vỗ 2 bên cột sống, lần lượt từ ngang lương lên đến vai.
- Thực hiện trong khoảng 10 đến 15 phút, ngày 3-4 lần.
☛ Tham khảo thêm tại: Cách làm long đờm nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà
Trị ho có đờm tại nhà bằng tỏi
Tỏi là một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của bạn. Theo đông y, tỏi có vị cay nồng, tính ấm có tác dụng tiêu đờm, tán phong trong các trường hợp cảm lạnh, cảm cúm. Không chỉ thế, theo một số nghiên cứu cho thấy, trong tỏi chứa nhiều hoạt chất S-allyl cysteine (SAC) và Allincin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3-5 nhánh tỏi, bóc vỏ, rửa sạch.
- Xay nhuyễn tỏi hoặc giã nát.
- Cho 100ml nước ấm vào tỏi đã giã nát, khuấy đều rồi lọc lấy phần nước tỏi.
- Uống từng ngụm nhỏ nước tỏi, ngày 2 lần để thấy được hiệu quả.
Chữa ho có đờm bằng lá hẹ
Lá hẹ là một loại thảo dược trị ho mà nhiều người biết đến. Theo đông y, lá hẹ có vị hơi chua, tính ấm, có khả năng cầm máu, tiêu đờm, tán phong, bổ phế,… nên thường được sử dụng để trị chứng ho có đờm. Đặc biệt, trong lá hẹ còn có nhiều hoạt chất được ví như kháng sinh tự nhiên giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, hạn chế sinh đờm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ.
- Trộn lá hẹ cùng 3-4 viên đường phèn, rồi cho vào nồi hấp cách thủy.
- Hấp trong khoảng 20 phút.
- Ăn khi còn ấm, ngày dùng 2 lần để thấy được hiệu quả.
Mẹo dùng quả lê chữa ho có đờm
Lê là một loại quả rất tốt với hệ hô hấp, theo đông y, lê có vị thanh ngọt, tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giảm đau rát họng, giảm ho, tiêu đờm, bổ phế, tán phong nên rất tốt cho người mắc các bệnh lý hô hấp gây ho đờm. Ngoài ra, lê chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, vitamin, chất khoáng,… giúp tăng cường sức đề kháng của hệ hô hấp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một quả lê, rửa sạch.
- Cắt đầu quả lên, rồi khoét ruột lê, chú ý loại bỏ hột.
- Cho 3-4 viên đường phèn vào quả lê đã khoét rồi đem hấp cách thủy khoảng 20 phút.
- Ăn lê khi còn ấm, ăn cả thịt và nước lê.
- Thực hiện ngày hai lần.
Giảm đờm trong cổ họng bằng gừng tươi
Gừng tươi có vị cay tính ấm, có khả năng diệt khuẩn, tiêu đờm, tán phong chính là một vị thuốc tuyệt vời điều trị các bệnh lý đường hô hấp gây ho có đờm. Theo y học hiện đại, trong gừng chứa nhiều hoạt chất Gingerol có khả năng kháng khuẩn chống viêm, chống oxy hóa rất hiệu quả trong các bệnh lý đường hô hấp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một củ gừng tươi, cạo sạch vỏ, rồi giã nát.
- Cho gừng đã giã nát vào khoảng 150 ml nước nóng, thêm 2-3 thìa mật ong vào khuấy đều.
- Uống nước khi còn ấm. Ngày dùng 1 lần vào buổi sáng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: 6 cách chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực hiệu quả tại nhà
Trị ho có đờm tại nhà bằng thuốc tây khi cần thiết
Sử dụng thuốc tây để trị ho có đờm tại nhà khi cần thiết cũng là một mục quan trọng mà bạn cần lưu ý. Thuốc tây thường có dược tính mạnh, điều trị đúng đích giúp giảm nhanh các triệu chứng mà bạn gặp phải. Vậy nên trong những trường hợp ho có đờm nặng tiếng, kéo dài kèm theo sốt, đặc biệt ở trẻ nhỏ thì việc sử dụng thuốc tây điều trị là rất cần thiết.
Trong những trường hợp này bạn cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám, xác định tình trạng bệnh và có thể kê đơn thuốc về nhà sử dụng.
Một số loại thuốc tây thường được kê trong trường hợp này như:
- Thuốc kháng sinh: Penicillin, Amoxcillin, Azithromycin, Clindamycin,… giúp tiêu diệt vi khuẩn, điều trị nguyên nhân gây bệnh.
- Thuốc long đờm: acetylcystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon giúp làm biến đổi cầu trúc chất nhầy của đờm, làm đờm loãng ra và bong ra khỏi bề mặt đường hô hấp, người bệnh dễ ho tống đờm ra ngoài hơn.
- Ngoài ra, khi người bệnh có sốt có thể sử dụng Paracetamol, ho nhiều có thể dùng các loại siro giảm ho. Tuy nhiên đối với các bệnh đường hô hấp dưới hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm ho do có thể gây nguy cơ ứ tắc đờm làm nhiễm khuẩn nặng hơn.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Viên ngậm trị ho tiêu đờm phổ biến nhất
Những lưu ý khi chữa ho có đờm tại nhà
Bên cạnh các phương pháp đã nếu trên, để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, bạn nên quan tâm hơn tới chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình, cụ thể là:
- Ăn đẩy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin C từ các loại hoa quả để nâng cao sức đề kháng.
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày giúp long đờm, đồng thời bù lượng nước đã mất nếu có sốt.
- Không ăn các loại đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ có thể gây kích thích cổ họng.
- Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu.
- Không hút thuốc lá.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh.
- Đeo khẩu trang khi ở nơi đông người.
- Vệ sinh nhà cửa, giường ngủ sạch sẽ tránh nấm mốc bụi bẩn gây kích ứng đường hô hấp.
- Rèn luyện thói quen tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Xịt họng AFree rút ngắn thời gian điều trị ho có đờm
Để rút ngắn thời gian điều trị ho có đờm, kết hợp với các phương pháp đã nêu trên bạn nên sử dụng thêm dung dịch xịt họng AFree để tiêu diệt các vi khuẩn virus trong miệng họng, giảm ho, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý đường hô hấp gây ho có đờm.
Dung dịch xịt họng AFree được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số us2018/0353539 được chuyển nhượng từ invenmed – Hoa Kỳ với nghiên cứu về việc ứng dụng kẽm (Zn) trên các bệnh hô hấp. Công thức của AFree đã được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Công ty Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ độc quyền.
Xịt họng AFree có thành phần chính gồm: ZnI2, DMSO (dimethyl sulfoxide), đường kính, natri benzoat, tartazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Đặc biệt, các thành phần có trong AFree được nghiên cứu kết hợp theo nhiều tỷ lệ khác nhau, hướng đến từng đích tác dụng khác nhau, có thể cải thiện được nhiều bệnh lý đường hô hấp gây ho có đờm. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả giảm ho đờm nhanh chóng chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
Ngoài ra, ngay cả khi đường hô hấp của bạn khỏe mạnh, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm này hàng ngày nhằm vệ sinh miệng họng, tiêu diệt virus vi khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp. Dung dịch xịt họng AFree chắc chắn là một sản phẩm bạn không thể bỏ qua nếu muốn bảo vệ tốt sức khỏe đường hô hấp.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Lời kết:
Các mẹo trị ho có đờm tại nhà là những phương pháp đơn giản, an toàn, hiệu quả của những phương pháp này cũng khác nhau tùy từng bệnh nhân cũng như tình trạng bệnh, đồng thời bạn cũng nên kiên trì khi áp dụng. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn được nhiều thông tin hữu ích giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình và người thân.