Cổ họng có đờm là một triệu chứng phổ biến của bệnh về đường hô hấp, chủ yếu là bệnh viêm đường hô hấp và xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi, giới tính. Tình trạng họng có đờm gây khó chịu, cảnh báo tình trạng bệnh lý, ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống của bạn. Cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh một cách dứt điểm nhé!
Mục lục
Cổ họng có đờm là gì?
Chất nhầy được tiết ra từ đường hô hấp của cơ thể có tác dụng giữ bụi, virus hoặc vi khuẩn, khi chất nhầy tạo ra dư thừa được gọi là đờm. Đờm đặc đính bám quanh cổ họng khi bạn đang mắc một tình trạng bệnh lý nào đó. Thành phần của đờm gồm có chất nhầy, bạch cầu, mủ, hồng cầu,… Tùy vào nguyên nhân gây đờm cũng như cơ địa từng người mà đờm sẽ có màu sắc khác nhau như xanh, trắng, vàng, hay thậm chí là đỏ.
Đờm gây khó chịu và sẽ được tống ra khỏi cơ thể qua phản ứng ho. Khi ho có đờm chứng tỏ cổ họng bạn đang chứa đờm. Khi bạn đang mắc các bệnh về đường hô hấp, đờm chứa nhiều virus, vi khuẩn gây hại rất dễ lây lan. Chính vì thế, khi ho ra đờm bạn không nên khạc nhổ bừa bãi tránh lây bệnh cho người thân cũng như cộng đồng.
Tình trạng họng có đờm gây ho chủ yếu vào ban đêm, ho từng cơn, kéo dài khiến cho người bệnh mất ngủ, mệt mỏi uể oải.
Tìm hiểu thêm thông tin: Cổ họng có đờm nhưng không ho là gì?
Biểu hiện cơ thể khi có đờm trong cổ
Các dấu hiệu của đờm trong cổ họng rất dễ nhận biết. Khi họng có đờm cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Luôn có cảm giác vướng víu, nghẹn nghẹn ở cổ họng.
- Cảm giác nuốt khó hơn bình thường.
- Hầu như lúc nào muốn ho để tống đờm ra khỏi cổ họng.
- Xuất hiện các cảm giác đau tức vùng ngực lúc ho.
- Ho ra đờm có màu xanh, vàng, trắng, hay đôi khi lẫn cả các tia máu.
- Tần suất các cơn ho để tống đờm ra khỏi cổ họng nhiều hơn vào lúc sáng sớm hay ban đêm, đặc biệt là những lúc thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh.
- Thân nhiệt cơ thể có thể cao hơn so với người bình thường thậm chí là sốt cao.
- Có thể cảm giác đau rát họng, đau tức một bên vùng ngực hay cả hai, thở nhanh gấp.
- Ăn uống không ngon miệng và tụt cân một cách nhanh chóng.
Trên đây được coi là các dấu hiệu, triệu chứng hay có nhất của người khi họng có đờm, nhưng đối với từng người, từng bệnh lý mà cơ thể mắc phải mà có một, hai hay nhiều triệu chứng hoặc xuất hiện các triệu chứng khác mà không được liệt kê ở trên.
Họng có đờm nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây lên cổ họng có đờm nhưng cơ chế chung là các tác nhân xâm nhập cơ thể khiến cho hệ hô hấp tăng phản ứng, đường thở nhạy cảm và tăng sản sinh dịch nhầy hay còn gọi là đờm.
Các tác nhân phổ biến
Có nhiều tác nhân có thể gây đờm trong cổ họng, cụ thể là:
- Dị ứng: Các dị nguyên gây dị ứng với cơ thể được biết đến như phấn hoa, lông chó, lông mèo, khói bụi,… khi cơ thể mẫn cảm gặp các tác nhân này sẽ gây tăng tiết dịch ở đường hô hấp dẫn đến đờm nhiều ở cổ họng.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: khi virus hay vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp phản ứng bảo vệ đó là tăng tiết dịch nhờn để ‘ bắt, nhốt ‘ virus, vi khuẩn đó lại, gây lên nhiều đờm đặc dính bám quanh cổ họng. Đờm được tống ra ngoài qua phản xạ ho.
- Thói quen hút thuốc lá: trong khói thuốc chứa rất nhiều chất độc hại đặc biệt là nicotin. Khi hít phải nicotin cả người hút hay người xung quanh hít phải đều gây tổn thương phổi và mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
- Do hoạt động của một số virus: virus gây thủy đậu, ho gà, bệnh sởi,… cũng có thể là tác nhân gây đờm trong cổ họng.
Đờm nhiều trong cổ họng do các bệnh lý cấp tính
Khi họng có đờm đã cảnh báo cơ thể bạn có thể đang mắc tình trạnh bệnh cấp, phổ biến như:
Viêm họng cấp
Viêm họng cấp là bệnh mà hầu như ai cũng mắc ít nhất một lần trong đời. Thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn phát triển gây khiến cho niêm mạc vùng hầu họng bị viêm, sưng nề, tăng tiết dịch dẫn đến họng có nhiều đờm.
Khi mắc phải viêm họng cấp cơ thể cảm thấy: nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, họng có nhiều đờm, đau rát, ho khan, ho có đờm, sốt.
Viêm amidan
Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Các triệu chứng bao gồm sưng amidan, sốt, thấy nhói ở cổ họng, đau họng, nhiều đờm ở cổ họng, hơi thở hôi. Tình trạng này do nhiều loại virus, vi khuẩn gây viêm kích thích niêm mạc tăng tiết dịch.
Viêm amidan rất dễ chẩn đoán và nếu được điều trị đúng cách, cách triệu chứng thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày.
Viêm xoang cấp
Viêm xoang là tình trạng tắc các lỗ thông do nhiễm khuẩn, cơ địa dị ứng, bệnh viêm hàm trên, viêm hốc mắt, chấn thương vùng xoang hàm mặt hoặc sống trong môi trường có không khí ô nhiễm,…. Khi các xoang bị viêm, các lỗ thông bị bít tắc do niêm mạc hốc mũi phù nề, tăng tiết dịch gây lên ứ dịch tại các khoang của xoang, chảy xuống họng có màu trắng hoặc vàng gây lên hiện tượng nghẹt, tắc mũi, họng có đờm, hơi thở hôi.
Cảm cúm
Cảm cúm thường gặp lúc giao mùa ở những người có sức đề kháng kém như trẻ em, người cao tuổi, người mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch,… do virus influenza xâm nhập và gây bệnh. Các dấu hiệu khi mắc cảm cúm người bệnh thường cảm thấy: thân nhiệt không ổn định, khi cảm thấy ớn lạnh khi lại rét run hay sốt cao, nhiệt độ khi sốt có khi lên tới 39-40 độ C kèm theo nhức đầu, chóng mặt, đau, hắt hơi, sổ mũi, họng có đờm.
Các triệu chứng của các bệnh viêm đường hô hấp cấp trên tương tự như dấu hiệu khi mắc Covid-19 nên khi có các vấn đề bất thường bạn nên đến ngay hoặc gọi đến các tổng đài tư vấn sức khỏe của bộ y tế để được tư vấn, khám chữa để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tham khảo thêm bài viết: Nguyên nhân gây ho nhiều về đêm có đờm
Đờm nhiều ở cổ họng do bệnh lý đường hô hấp dưới
Với các bệnh viêm đường hô hấp cấp thì triệu chứng họng có đờm sẽ biến mất khi bệnh thuyên giảm hoặc khỏi, nhưng đối với nhiều người mắc các bệnh lý mãn tính hay bệnh lý không phục hồi về hô hấp thì tình trạng họng có đờm là vấn đề thường xuyên và gần như họ phải quen với điều đó.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( COPD ) là bệnh viêm phổi mãn tính do luồng khí bị tắc nghẽn ở phổi. Nguyên nhân gây bệnh do tiếp xúc lâu ngày với các hạt vật chất, khí ô nhiễm thường là khói thuốc lá gây kích thích, viêm nhiễm trùng, phù nề, chít hẹp đường hô hấp. Các triệu chứng gồm khó thở lúc làm việc nặng sau khó thở cả khi nghỉ ngơi, tăng tiết chất nhầy ( đờm ), họng nhiều đờm, ho khan, ho có đờm và thở khò khè. Đặc trưng dễ nhận biết của COPD là lồng ngực hình thùng.
COPD bao gồm:
- Viêm phế quản mãn tính: tăng tiết nhiều dịch nhờn ( đờm ) trong phế quản gây ứ đọng, đẩy dần đờm lên cổ họng và có biểu hiện ho để tống đờm ra ngoài. Điều kiện được chẩn đoán là viêm phế quản mãn tính khi tình trạng ho, khạc đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong năm và kéo dài 2 năm liên tiếp.
- Khí phế thũng: các vách của phế nang bị tổn thương và mất tính co giãn.
Hen phế quản
Là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân gây hen như phấn hoa, bụi phấn, khói bụi, gắng sức làm việc,… sẽ làm đường hô hấp co thắt, phù nề, tăng tiết đờm gây đờm có nhiều ở họng gây tắc nghẽn, hạn chế đường thở. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như thở khò khè ho có đờm lặp đi lặp lại, xảy ra thường xuyên ban đêm và sáng sớm. Khi ho, khạc ra đờm người bệnh thấy thoải mái hơn. Trong trường hợp hen phế quản kèm theo bội nhiễm, đờm sẽ có màu xanh hoặc vàng.
Lao phổi
Tất cả chúng ta từ bé đã được tiêm chủng lao đầy đủ, nhưng do đáp ứng từng người và thời gian dài làm cho vacxin lao giảm tác dụng bảo vệ, khi tiếp xúc với nguồn bệnh đều có khả năng mắc. Thời gian ủ bệnh có thể vài tuần có khi thậm chí là vài năm. Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm do Mycobaterium tuberculosis ( trực khuẩn lao ) gây nên. Dấu hiệu thường thấy của lao là ho kéo dài liên tục hơn 2 tuần, có thể ho khan, ho đờm, nghiêm trọng hơn là ho ra máu. Người bệnh mệt mỏi, gầy sút nhanh và đặc biệt là bị ra mồ hôi và sốt về chiều tối.
Lao phổi là căn bệnh nguy hiểm gây lên tràn khí, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi, co kéo trung thất,… nhưng bệnh hiện nay đã có phác đồ điều trị cụ thể.
Họng nhiều đờm có nguy hiểm không?
Khi gặp phải các nguyên nhân gây họng có đờm thông thường, tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng 1 tuần rồi tự khỏi, tuy nhiên nếu cổ họng bạn có đờm kéo dài trên 3 tuần thì có thể bạn mắc một số bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, lao phổi, COPD, giãn phế quản,…
Một việc đơn giản mà ai cũng có thể làm là quan sát màu sắc đờm khi được tống ra ngoài khi ho hoặc qua dụng cụ hút đờm sẽ giúp bạn phán đoán được phần nào mức độ nguy hiểm của tình trạng bệnh bạn đang mắc:
- Đờm có màu trắng trong: thường là dịch tiết sinh lý của đường hô hấp, có thể đường hô hấp của bạn đang bị kích thích bởi tác nhân nào đó xuất tiết nhiều hơn bình thường.
- Đờm có màu vàng, vàng lục, xanh: trong đờm đã có bạch cầu, vi khuẩn dấu hiệu cho thấy viêm đường hô hấp đã có bội nhiễm.
- Đờm màu rỉ sét: có thể trong đờm có lẫn máu đã thoái hóa, hoặc do dịch từ áp xe phổi, hang lao.
- Ho ra máu: đây là tình trạng nghiêm trọng thường gặp trong các trường hợp có tổn thương nhu mô phổi như viêm phổi, lao phổi, áp xe phổi.
Họng có đờm khi nào cần đi khám
Bạn cần lưu ý là cơ thể chúng ta luôn sản xuất nhờn trong cổ họng, đờm là phản ứng khi cơ thể đang chống lại một tác nhân nào đó, lượng đờm mức độ nhất định thì không cần đi khám và điều trị mà đờm sẽ giảm và hết.
Trong đa số trường hợp, cổ họng có đờm không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng đờm nhiều, lặp đi lặp lại nhiều lần, ho thường xuyên, ho ra đờm số lượng nhiều, có màu sắc bất thường như vàng, vàng lục, nâu đỏ, có cảm giác nóng rát khó chịu ở cổ họng, các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để khám, tư vấn tình trạng bệnh.
Cách chữa họng có đờm hiệu quả
Tùy từng nguyên nhân gây đờm có nhiều ở cổ họng mà có các phương pháp điều trị khác nhau để đem lại hiệu quả. Phương pháp chung được áp dụng là điều trị triệu chứng ( làm loãng đờm ở cổ họng ) và điều trị cụ thể rõ nguyên nhân họng có đờm.
Các cách đơn giản làm loãng đờm ở cổ tại nhà
Với các căn bệnh thông thường, bạn hoàn toàn có thể long đờm hiệu quả tại nhà với các phương pháp:
Làm ẩm không khí
Luôn giữ cho gian nhà bạn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hạ, ấm về mùa đông và đặc biệt là độ ẩm phù hợp sẽ làm giảm các tác nhân gây lên họng có đờm. Để làm điều này bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy phun sương để làm ẩm không khí đều đặn nhất là trong phòng điều hòa hay những ngày hanh khô.
Lưu ý:
- Khi sử dụng máy phun sương bạn có thể thêm các hương liệu tự nhiên như sả, cam, chanh,… tạo cảm giác dễ chịu cũng như tăng tác dụng phòng ngừa.
- Trong quá trình sử dụng thay nước theo hướng dẫn sử dụng của máy.
Tìm hiểu chi tiết tại: Cách làm long đờm nhanh chóng
Uống đủ nước
Cơ thể con người, nước chiếm hơn 70% điều đó cho thấy tầm quan trọng của nước với cơ thể. Uống đủ nước, ưu tiên là nước ấm là cách làm giảm đờm hiệu quả đặc biệt là với trường hợp đang thiếu nước như sốt. Nguồn cung cấp nước có thể là nước lọc, nước ép hoa quả tươi, cháo, súp,…. Tuyệt đối không uống nước ngọt có ga, rượu, bia tránh tình trạng bệnh không thuyên giảm mà đờm xuất hiện ở cổ họng nhiều hơn.
Khẩu phần ăn hàng ngày có các thực phẩm hỗ trợ tiêu đờm
Khi họng có đờm ngoài chế độ ăn bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bạn nên sử dụng thêm các loại thực phầm giúp kháng viêm, giảm sưng, tiêu đờm và giảm ho. Các loại thực phẩm được biết đến như: hoa cúc, nhân sâm, trà cam thảo, trà chanh sả, tía tô,…. Tham khảo đầy đủ bài viết về các loại: Thực phẩm giúp tiêu đờm
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối sẽ diệt khuẩn, long đờm hiệu quả ở họng. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày sáng và tối với tỷ lệ 1 cốc nước ấm pha với 1/3 hoặc 3/4 thìa cà phê muối trong khoảng 30 giây. Không cần súc lại với nước thường. Ngoài ra bạn có thể bơm rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý trong trường hợp tắc, ngạt mũi.
Có thói quen sinh hoạt lành mạnh
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, dọn dẹp nhà ở môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, rèn luyện thể dục thể thao tăng sức đề kháng.
Sử dụng các loại thuốc Tây
Trong trường hợp đờm do các bệnh lý nhiễm khuẩn, đờm nhiều cổ họng lâu ngày người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc Tây:
- Thuốc long đờm: có tác dụng giảm độ đặc, loãng đờm giúp tống đờm ra khỏi cổ họng dễ hơn. Các loại thuốc được dùng phổ biến như acetylcystein, bromhexin, ambroxol,…
- Thuốc kháng sinh: đây là điều trị nguyên nhân gây bệnh trong các trường hợp đờm nhiều cổ họng do nhiễm khuẩn. Tiêu diệt được nguyên nhân gây bệnh là cách điều trị họng có đờm hiệu quả nhất. Một số nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng như amoxicilin, roxithromycin,… Đặc biệt rifampicin là kháng sinh đầu tay trong điều trị lao phổi.
- Thuốc kháng viêm: diclophenac, Ibuprofen…
- Thuốc giảm ho: ếu bị ho dai dẳng lâu ngày và không dứt, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm ho như natribenzoat, ambroxol…
Việc sử dụng kháng sinh nên thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh trình trạng lạm dụng kháng sinh gây kháng thuốc dẫn tới khó khăn trong điều trị bệnh.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn với tính an toàn cao, dễ thực hiện mang lại hiệu quả đáng kể. Các bài thuốc dân gian sử dụng với các loại thảo dược từ thiên nhiên dễ kiếm, được lưu truyền qua nhiều thế hệ có tác dụng diệt khuẩn, long đờm, làm dịu cổ họng, nâng cao sức đề kháng.
Cách trị họng có đờm từ gừng
Được biết đến là gia vị hàng ngày trong các bữa cơm, gừng còn được biết đến với công dụng chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây lên các bệnh về đường hô hấp, tính ấm, long đờm, giảm đờm ở cổ họng rất tốt.
Cách dùng:
- Gừng tươi rửa sạch, cạo sạch hết phần vỏ rồi giã nát gừng rồi chắt lấy nước cốt.
- Trộn phần nước cốt gừng với mật ong.
- Sử dụng hỗn hợp trên khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần dùng từ 1 đến 2 thìa cà phê pha với nước ấm uống.
Điều trị đờm nhiều ở cổ họng từ chanh đào, mật ong
Đây là bài thuốc hoàn hảo bởi chanh có vị chua, tính bình có tác dụng làm loãng đờm, cầm ho, bổ sung vitamin C; mật ong có tác giảm ho.
Cách dùng:
- Lấy 2 thìa nước cốt chanh cùng 1 thìa mật ong uống, 2 đến 3 lần/ngày để cải thiện triệu chứng họng có đờm.
- Ngoài ra bạn có thể ngâm chanh đào cùng mật ong để bảo quản lâu, tiện lợi có thể dùng quanh năm.
Bài thuốc từ rau diếp cá
Diếp cá chứa decanoyl-acetaldehyd được coi như là kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn cụ thể ở đây là tụ cầu và phế cầu hay gây bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra diếp cá có hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú bổ sung dưỡng chất, nâng cao miễn dịch của cơ thể, chống lại các gốc tự do gây hại, tổn thương niêm mạc họng. Từ các công dụng tuyệt vời trên, diếp cá làm giảm đờm ở cổ họng, giảm ho, giảm ngứa họng. Nên uống nước diếp cá 1 – 2 lần/ngày, sử dụng liên tục trong vài ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
Cách dùng:
- Chuẩn bị khoảng 20-25 lá diếp cá tươi, rửa sạch cho vào ngâm cùng nước muối loãng khoảng 15 phút, vớt ra cho ráo nước.
- Đem lá diếp cá xay nhuyễn cùng 1 ít nước lọc rồi chắt lấy nước để uống khoảng 1-2 lần/ngày.
- Phần nước của lá diếp cá bạn có thể pha thêm một ít đường để dễ uống.
Các thiết bị y tế hỗ trợ giảm cổ họng có đờm
Trong quá trình làm loãng đờm đối với trẻ nhỏ chưa chưa thể tự khạc đờm, ho để tống đờm ra khỏi cổ họng hoặc các trường hợp khó thở, đờm nhiều ở cổ họng thì bác sĩ có thể tư vấn bạn dùng các thiết bị y tế để bệnh nhân dễ chịu hơn, ví dụ như:
- Dụng cụ hút đờm dãi: rất hay dùng cho các trẻ nhỏ giúp hút sạch đờm, dãi làm đường thở thông thoáng.
- Máy khí dung: giúp đưa thuốc điều trị nguyên nhân, triệu chứng bệnh vào tận các phế dưới các dạng hạt nhỏ li tăng khả tăng tác dụng của thuốc.
Tham khảo thêm tại: Cách giảm đờm trong cổ họng
Có quen lành mạnh sẽ giúp tiêu đờm hiệu quả
Để hỗ trợ trong việc tiêu đờm, bạn cần chú ý các thói quen ăn uống sau:
- Bổ sung vitamin và các khoáng chất cho cơ thể đặc biệt là vitamin C từ nguồn gốc tự nhiên như loại hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng bảo vệ sức khỏe đường hô hấp.
- Bổ sung vào chế độ ăn một số loại thực phẩm giúp tiêu đờm như: củ cải, lê, lá hẹ, cải xoong, gừng, bưởi, cam, mật ong,…
- Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, bánh kẹo ngọt, kem, đồ uống lạnh, đồ uống có ga, đồ uống có cồn như bia, rượu.
Ngoài ra bạn còn nên lưu ý các thói quen sinh hoạt để bảo vệ đường hô hấp, tăng sức đề kháng cũng như hỗ trợ điều trị họng đờm hiệu quả hơn. Cụ thể là:
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường hoặc ở nơi đông người, trong bệnh viện bạn nên đeo khẩu trang y tế để tránh hít phải bụi bẩn, lây nhiễm vi khuẩn, virus.
- Vệ sinh miệng họng thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt, xịt họng Afree có thể sử dụng thường xuyên để diệt virus, vi khuẩn ở miệng họng qua đó giúp phòng các bệnh đường hô hấp.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh đặc biệt với trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng tránh tránhh tạo điệu kiện thuận lợi cho các tác nhân gây họng có đờm tồn tại.
- Đặc biệt không hút thuốc lá để bảo vệ lá phổi của bản thân và người xung quanh.
- Có thói quen tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật.
Xịt họng AFree giảm nhanh đờm trong cổ họng
Để hỗ trợ điều trị họng có đờm, việc sử dụng các sản phẩm có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, virus trong miệng họng, chống viêm và giảm ho là rất cần thiết. Xịt họng AFree chính là sản phẩm giúp bạn giải quyết tất cả các vấn đề đó.
Xịt họng Afree được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed – Hoa Kỳ với nghiên cứu về việc ứng dụng Kẽm (Zn) trên các bệnh hô hấp. Công thức của Afree đã được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Công ty Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ độc quyền.
Afree có thành phần chính gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Các thành phần trong Afree được kết hợp theo nhiều tỷ lệ khác nhau, hướng đến từng đích tác dụng khác nhau, có thể cải thiện được nhiều bệnh lý đường hô hấp gây họng có đờm.
– Cách sử dụng rất đơn giản: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 2-3 nhịp vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Trong trường hợp ho nặng, có thể xịt 15 lần/ngày. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
Afree chắc chắn là một sản phẩm bạn không thể bỏ qua khi muốn bảo vệ sức khỏe đường hô hấp của mình.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Lời kết: Họng có đờm là triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh về đường hô hấp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết nguyên nhân, cách điều trị họng có đờm cho bản thân và những người xung quanh bạn phù hợp và hiệu quả.