Đờm trong cổ họng không những gây ngứa cổ, khó thở mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường hô hấp. Vậy phải làm cách nào để giảm đờm hiệu quả? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Ho có đờm là gì?
- 2. Nguyên nhân xuất hiện nhiều đờm trong cổ họng
- 3. Triệu chứng khi ho có nhiều đờm như thế nào?
- 4. Đối tượng thường hay bị ho nhiều đờm
- 5. Đờm nhiều trong cổ họng có nguy hiểm không?
- 6. Cách chữa ho có đờm trong cổ họng hiệu quả
- 7. Thay đổi lối sống để giảm đờm trong cổ họng
- 8. Giải pháp giảm ho nhiều đờm an toàn, hiệu quả đến từ xịt họng AFree
Ho có đờm là gì?
Đờm là một loại chất nhầy được tiết ra tại các tuyến trong đường hô hấp. Chúng có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các tác nhân gây nhiễm trùng, xâm nhập vào đường thở và phổi.
Đờm sẽ được khạc nhổ, nuốt hoặc chảy qua thực quản, rồi đào thải theo phân ra ngoài.
Thông thường, đờm có màu trong và loãng. Trong trường hợp mắc các bệnh lý về đường hô hấp, đờm sẽ trở nên đặc và đổi màu.
Ho có đờm là một trong những phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhằm tống các dịch đờm, chất nhầy từ đường thở ra ngoài. Ho có đờm hình thành bởi đa nguyên nhân, nhưng phổ biến hơn cả là trên người mang bệnh lý tại cơ quan hô hấp.
Tham khảo thông tin: Đờm nhiều ở cổ họng là bệnh gì?
Nguyên nhân xuất hiện nhiều đờm trong cổ họng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cổ họng có đờm. Bao gồm:
Bệnh lý về đường hô hấp trên
- Mắc bệnh cảm lạnh và cảm cúm: Hai bệnh này tương đối phổ biến. Chúng là những bệnh sinh ra khi cơ thể người bệnh bị nhiễm virus cảm lạnh hoặc cảm cúm. Từ đó, gây ra tình trạng nhiễm trùng, tăng tiết dịch nhầy, đờm trong cổ họng. Cảm lạnh thường xuất hiện triệu chứng: sốt nhẹ, đau đầu, ngạt mũi, sổ mũi, còn cảm cúm thường đi kèm các biểu hiện như: ho khan, ngứa rát họng, chán ăn, toàn thân nhức mỏi… Đây là bệnh lý cấp tính, gây ra bởi virus nên bệnh nhân không cần điều trị vẫn có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp khỏi hoàn toàn các triệu chứng chính nhưng tình trạng tăng tiết đờm tại họng vẫn còn.
- Viêm mũi do dị ứng: Viêm mũi dị ứng làm người bệnh phải đối mặt với tình trạng: ứ đờm tại họng gây ngứa họng, vướng víu, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi hay thường xuyên chảy nước mũi, gây cảm giác khó chịu khi mắc phải.
- Viêm họng: Viêm họng có thể do vi khuẩn, virus gây ra. Chúng tấn công vào mô họng gây viêm nhiễm. Các triệu chứng thường thấy trên người bệnh viêm họng bao gồm: amidan sưng đỏ, nặng có thể hình thành mủ, sốt cao, hơi thở hôi, họng đau khi nuốt…
Bệnh lý về đường hô hấp dưới
- Bệnh lý viêm phổi: Bệnh này gây ra tình trạng tăng tiết đờm ứ đọng trong phổi và tắc nghẽn ở cổ họng, khiến người bệnh có cảm giác khó thở, vướng víu. Viêm phổi có nhiều thể, diễn biến khác nhau nên hiện tượng tăng tiết dịch đờm vì thế cũng khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh viêm phổi sẽ có các triệu chứng điển hình như: tức ngực, khó thở, sốt cao, chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược…
- Bệnh hen suyễn: Hen suyễn là bệnh lý mạn tính, có thể xảy ra bất cứ lúc nào mỗi khi gặp tác nhân kích thích. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh gặp phải các triệu chứng, bao gồm: tăng tiết dịch đờm quá mức trong cổ họng, thở khò khè, khó thở kịch phát về đêm, có cảm giác như bị bóp nghẹt tại lồng ngực… Hiện tượng này còn trở nên nghiêm trọng hơn khi đờm dư thừa nhiều trong cổ họng, gây tích tụ đường hô hấp và làm hẹp đường thở.
- Viêm phế quản cấp tính: Viêm phế quản cấp tính làm hẹp đường phế quản và gây ra những cơn khó thở liên tục. Cùng với đó là sự tăng tiết và ứ đọng đờm trong cổ họng khiến cho tình trạng khó thở càng trầm trọng hơn. Hàng loạt các triệu chứng đi kèm khi bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp: sốt cao (thường trên 38°C), xuất hiện rale ẩm, thở khò khè do lòng phế quản thu hẹp…
- Ung thư phổi: Người mắc bệnh ung thư phổi ngoài việc ho có đờm nhiều, ho dữ dội thì trong dịch đờm còn lẫn máu. Giọng nói sẽ trở nên khàn, thở khò khè và kèm theo biểu hiện đau nhức tại ngực, lưng và vai.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Những người hút thuốc lâu năm có nguy cơ cao mắc bệnh lý này, bởi khói thuốc lá gây tổn hại nghiêm trọng cho đường hô hấp và mô phổi. Căn bệnh này tăng cường kích thích sản sinh đờm và gây ho dai dẳng.
- Bệnh viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng: Đây là hai căn bệnh có mối liên quan mật thiết đến bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính. Chúng gây ra những cơn ho nhiều đờm kéo dài. Tình trạng này càng nguy hiểm hơn khi người bệnh ngủ, bởi chất nhầy tăng tiết quá nhiều trong cổ họng, dẫn đến nghẹt thở.
Một số nguyên nhân khác
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Gây ra tình trạng có đờm trong cổ họng và khó thở tăng cường. Một vài triệu chứng điển hình giúp người bệnh nhận biết bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản: xuất hiện cảm giác nóng rát ở ngực, cổ họng, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, mòn men răng, viêm nướu…
- Dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến đờm ở cổ họng lâu ngày. Nguyên nhân dị ứng có thể là do tiếp xúc với phấn hoa, khói bụi… xung quanh môi trường sống.
- Virus: Có nhiều loại virus gây đờm nhiều trong cổ họng, chẳng hạn như: virus ho gà, bệnh sởi.
- Hút thuốc lá: Người nghiện thuốc lá sẽ khiến màng nhầy bị viêm, dẫn đến tăng sinh đờm trong cổ họng và mũi. Tình trạng này sẽ trở nên xấu hơn khi người bệnh nghiện bia, rượu và những chất kích thích khác.
Triệu chứng khi ho có nhiều đờm như thế nào?
Những biểu hiện khi ho có nhiều đờm rất rõ ràng, dễ nhận biết. Các triệu chứng ho có đờm thường gặp gồm có:
- Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát cổ họng, ngứa họng, sổ mũi, đau đầu, chảy nước mắt.
- Cảm giác buồn nôn, ho có đờm đặc rát cổ.
- Thường xuyên nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi.
- Khó thở, thở gấp, sốt, uể oải người.
- Cổ họng luôn trong trạng thái vướng víu, khó chịu.
- Mỗi lần ho đều kèm theo tức ngực.
- Ho dai dẳng, dữ dội, đặc biệt là về đêm.
- Thân nhiệt cao.
- Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng.
Đối tượng thường hay bị ho nhiều đờm
Ho có đờm xảy ra trên cả trẻ em và người lớn, thường gặp trong các trường hợp:
- Người sống ở môi trường ô nhiễm không khí, chứa nhiều khói bụi, khiến đường hô hấp bị vi khuẩn, virus xâm nhập, gây ra ho có đờm.
- Người có tiền sử dị ứng với dị nguyên như: bụi, lông chó, mèo, phấn hoa…
- Người đang mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh do virus.
- Người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên (mũi, miệng, cổ họng) hoặc đường hô hấp dưới (phổi, phế quản).
- Người bị bệnh phổi mạn tính.
- Người bị acid dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Người có thói quen hút thuốc lá.
Đờm nhiều trong cổ họng có nguy hiểm không?
Ho có đờm là dấu hiệu của nhiều bệnh ở đường hô hấp
Hầu hết ai cũng từng gặp phải tình trạng đờm nhiều trong cổ họng và có thể tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc.
Tuy nhiên, đây là triệu chứng không thể chủ quan bởi mức độ nghiêm trọng của tình trạng này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và những biến chứng đi kèm.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng có đờm có thể xảy ra cùng với các triệu chứng khác, sẽ là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng, chẳng hạn như phù phổi cấp hoặc cơn hen suyễn nghiêm trọng.
Một vài triệu chứng đi kèm nhằm phản ánh mức độ nguy hiểm của ho có đờm:
- Da tím tái.
- Ngực đau, căng tức.
- Ho ra máu hoặc đờm màu hồng, có lẫn máu.
- Ho ra một lượng lớn chất nhầy sủi bọt hoặc đờm.
- Mất phương hướng, ý thức.
- Khó nói.
- Nhịp tim nhanh.
- Nghẹt thở, thở gấp, khó thở, không thở được hoặc thở khò khè.
- Đau họng dữ dội khi nuốt, không nuốt được hoặc chảy nước dãi.
Nếu gặp phải những dấu hiệu trên, người bệnh cần đi khám ngay lập tức. Nếu không, bệnh có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như: viêm phổi mãn tính, viêm thanh quản, áp xe phổi, ung thư phổi…
Đọc thêm: Ho có đờm nhiều về ban đêm có nguy hiểm không?
Cách chữa ho có đờm trong cổ họng hiệu quả
Có đờm trong cổ họng lâu ngày gây ra sự phiền toái trong sinh hoạt, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí gây khó thở, tắc nghẽn cổ họng vô cùng nguy hiểm. Cách khắc phục tình trạng ho có đờm, đờm nhiều trong cổ họng lâu ngày:
Dùng mẹo dân gian
☛ Trà gừng giúp trị sạch đờm ở cổ họng: Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, virus gây đờm trong cổ họng, cũng như làm long đờm để người bệnh dễ thở hơn. Cách thực hiện khá đơn giản. Lấy 1 củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái lát mỏng, đem đun sôi và sử dụng. Có thể thêm một thìa mật ong để tăng hiệu quả. Nên uống nhiều lần trong ngày.
☛ Chanh muối: Hàm lượng vitamin C trong chanh dồi dào, tăng cường sức đề kháng và có khả năng diệt khuẩn trong đờm nhanh chóng. Bạn có thể mua chanh muối làm sẵn đóng lọ hoặc tự làm tại nhà: chuẩn bị 2 kg chanh, tiến hành rửa sạch rồi chân sơ qua nước sôi 4-5 phút sau đó để ráo, phơi khô dưới ánh nắng rồi cất vào lọ thủy tinh. Pha nước muối theo tỉ lệ: 1 lít nước + 200 gram muối, rồi đổ vào lọ đã chứa chanh, bọc nilon lên miệng và đậy kín nắp. Đem phơi nắng từ 7 – 10 ngày, bảo quản nơi khô mát và đến khoảng 1 tháng là dùng được.
☛ Quất xanh và mật ong: Sự kết hợp giữa quất xanh và mật ong giúp trị ho khan, ho có đờm, viêm họng hiệu quả. Cần chuẩn bị 2 – 3 quả quất xanh, 1 củ gừng và 2 thìa mật ong. Cách tiến hành như sau: Cắt đôi quả quất, bỏ hạt, gừng rửa sạch đem thái lát mỏng. Trộn tất cả nguyên liệu trong một bát sứ, rồi đem cách thủy 10 phút là có thể bắt đầu sử dụng. Nên duy trì vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để đem lại hiệu quả.
☛ Dùng lá hẹ và đường phèn: Vị thanh, ngọt mát từ đường phèn phối hợp với lá hẹ giúp làm dịu cổ họng và tiêu đờm nhanh hơn. Chuẩn bị 5 – 10 lá hẹ tươi và đường phèn vừa đủ. Rửa sạch lá hẹ, cắt ngắn thành khúc và trộn cùng đường phèn rồi hấp cách thủy. Với người lớn, nên dùng cả nước và ăn cả lá, còn trẻ nhỏ chỉ cần uống nước 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa.
Tham khảo thêm: Cách chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực
Bài thuốc Đông Y
Trong Đông Y, xuất hiện một số bài thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị ho có đờm, giảm thiểu đáng kể triệu chứng. Bao gồm:
- Bài thuốc 1: Nguyên liệu cát cánh (6g), tía tô (9g), hạnh nhân (9g) và bạc hà (3g). Mỗi ngày sắc 1 thang, chia đều và uống.
- Bài thuốc số 2: 9g tử uyển, 9g hạnh nhân, 9g cát cánh, 12g la bạc tử, 12g khoản đông hoa và 9g bách bộ. Sắc uống từ 5 – 7 ngày, giúp chữa ho có đờm.
- Bài thuốc số 3: Dùng 12g dược liệu tang bạch bì cùng với 20g la hán quả, đem sắc uống. Uống đều và liên tục từ 7 – 10 ngày, giúp chữa ho có đờm đặc lâu ngày.
- Bài thuốc số 4: Chuẩn bị dược liệu hạnh nhân, tang bạch bì, hoàng cầm và hoàng liên, mỗi vị lấy khoảng 12g. Sau đó, thêm 16g liên kiều, 4g thạch cao, 6g cam thảo và các vị dược liệu ngư tinh thảo, đình lịch tử, kim ngân hoa và lô căn, mỗi vị 20 gram. Sắc lên rồi uống.
Dùng thuốc Tây
Để cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ điều trị ho có đờm, một số loại thuốc mà bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân gồm:
- Thuốc giảm ho: Nhóm thuốc này ức chế lên trung tâm ho, nên có tác dụng giảm ho hiệu quả. Thường dùng trong trường hợp ho kéo dài. Một số thuốc chỉ định giảm ho như: dextromethorphan…
- Thuốc long đờm: Có tác dụng làm loãng đờm, dễ tống đờm ra ngoài nhờ phản xạ ho. Một số hoạt chất như: acetylcystein, muối amoni, bromhexin, natri benzoat, terpin có tác dụng long đờm tốt.
- Thuốc kháng histamin: Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 có thể chống dị ứng, giảm ho bao gồm: Diphenylhydramin, Chlopheniramin…
- Thuốc giãn phế quản: Được dùng trong trường hợp cắt cơn khó thở. Bao gồm nhóm thuốc tác dụng nhanh và ngắn như: salbutamol, fenoterol, terbutaline hay thuốc tác dụng chậm, kéo dài: bambuterol, salmeterol, formoterol.
Thay đổi lối sống để giảm đờm trong cổ họng
Súc miệng bằng nước muối: Người bệnh nên có thói quen súc miệng và họng mỗi ngày. Việc làm này giúp cho dịch đờm loãng ra, dễ dàng được đào thải ra ngoài. Có thể sử dụng nước muối sinh lý tự pha hoặc mua ở hiệu thuốc. Thời điểm thích hợp để súc miệng là buổi sáng trước khi ăn, buổi tối sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ. Duy trì thói quen này đều đặn sẽ giúp đờm nhanh chóng biến mất.
Duy trì độ ẩm trong không gian sống nhờ máy giữ ẩm: Dùng máy tạo độ ẩm có thể giúp làm ẩm không khí, tránh làm khô họng và mũi để nhanh chóng tống đờm ra bên ngoài.
Uống nhiều nước: Nước có thể làm loãng dịch đờm, giúp việc đưa đờm ra ngoài cơ thể được dễ dàng hơn.
Ngủ kê cao đầu: Việc nâng cao đầu khi ngủ sẽ giúp cho mũi được thông thoáng hơn, tránh ngạt mũi cũng như đờm đọng lại trong cổ họng.
Bỏ thuốc lá: Kết hợp bỏ thuốc lá và tránh xa những chất kích thích như: rượu, bia.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với không khí bị ô nhiễm: Đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để hạn chế việc tiếp xúc với khói bụi.
Tham khảo: Các cách để làm tiêu đờm trong cổ họng
Giải pháp giảm ho nhiều đờm an toàn, hiệu quả đến từ xịt họng AFree
Theo thống kê, Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ngày càng cao. Điển hình là những triệu chứng đau rát họng, ho nhiều đờm gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, công ty Dược phẩm Thái Minh đã cho ra đời dung dịch xịt họng AFree, có nguồn gốc từ thảo dược, giúp khắc phục những bệnh lý về đường hô hấp.
Dung dịch xịt họng AFree – Giải pháp hiệu quả cho người ho có đờm
Sản phẩm mang đến công dụng hữu ích:
- Hỗ trợ giải quyết hiệu quả bệnh lý thuộc hệ hô hấp: viêm họng, viêm amidan…
- Sát khuẩn miệng để phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn và tăng sức đề kháng.
- Hỗ trợ giảm ho, sưng viêm, đau rát họng.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Lời kết
Bài viết phần nào đã giúp độc giả nhận biết được tình trạng ho có đờm và những cách điều trị hiệu quả triệu chứng này. Bên cạnh đó, người bệnh nên nâng cao ý thức phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.