Ho ra đờm vàng là dấu hiệu của bệnh lý gì, có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là câu hỏi của hầu hết người bệnh khi gặp phải tình trạng này. Chính vì thế, để giúp bạn giải đáp thắc mắc này, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng về ho có đờm vàng mà bạn cần nắm bắt, hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Giải thích về hiện tượng ho có đờm vàng
Đờm là chất tiết của đường hô hấp, trong đờm chứa chất nhầy và nhiều thành phần khác, tùy tình trạng sức khỏe đường hô hấp mà lượng đờm, thành phần, màu sắc của đờm sẽ thay đổi. Bình thường, dịch tiết đường hô hấp sẽ có dạng nhầy lỏng, không màu, lượng nhầy tiết ra có tác dụng bảo vệ đường hô hấp và không gây ho.
Đờm có màu vàng, là một dấu hiệu cảnh báo dịch tiết đường hô hấp không bình thường, đây là một biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm trùng đường hô hấp.
Khi phế quản, phế nang bị vi khuẩn tấn công, cơ thể sẽ chống lại bằng cách huy động các tế bào miễn dịch là bạch cầu, đại thực bào đến để tiêu diệt vi khuẩn, do đó niêm mạc đường hô hấp sẽ bị viêm, tăng tiết dịch nhầy, đồng thời đờm nhầy có chứa nhiều tế bào bạch cầu, dịch viêm, xác vi khuẩn virus hoặc tổ chức hoại tử nên sẽ chuyển sang màu vàng. Người bệnh thường có phản ứng ho để tống đờm ra ngoài.
Đờm màu vàng thường có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, tuy nhiên màu sắc đờm vàng có thể thay đổi như: đờm vàng nhạt, đờm vàng sậm, đờm vàng lẫn máu,… phụ thuộc vào nguyên nhân gây đờm.
Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ, người có bệnh lý hô hấp mạn tính. Đi kèm với ho đờm vàng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, li bì, khó thở, đau tức ngực,…
☛ Có thể bạn muốn biết: Ho có đờm là gì?
Ho có đờm vàng báo hiệu bệnh lý gì?
Ho có đờm vàng thường lá dấu hiệu của các bệnh lý đường hô hấp dưới, cụ thể là:
Viêm phế quản
Đây là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường do vi khuẩn và virus gây ra, phổ biến là: phế cầu, liên cầu, virus cúm, á cúm, virus hợp bào hô hấp.
Khi phế quản bị vi khuẩn virus tấn công, cơ thể sẽ huy động các tế bào miễn dịch và hình thành phản ứng viêm tại đây, dẫn tới niêm mạc phế quản bị phù nề, tăng tiết đờm nhầy, trong đờm chứa nhiều dịch viêm mủ và xác vi khuẩn virus nên có màu vàng.
Khi bệnh khởi phát, người bệnh thường có biểu hiện ho có đờm đặc màu vàng nhạt, đồng thời có thể kèm theo sốt cao, người li bì, mệt mỏi ăn uống kém. Sau có thể có triệu chứng thở khò khè, khó thở, nóng rát sau xương ức.
Viêm phế quản nếu xảy ra thường xuyên, không được điều trị đúng cách, bệnh có thể diễn biến thành mạn tính, cấu trúc phế quản bị thay đổi làm người bệnh bị ho có đờm quanh năm.
Viêm phổi
Đây cũng là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới, tại các tiểu phế quản và phế nang. Bệnh thường do vi khuẩn, virus gây ra như: virus cúm, virus hợp bào hô hấp, vi khuẩn phế cầu, liên cầu, HI,… Quá trình viêm nhiễm trùng khiến niêm mạc phế nang bị phù nề, cơ thể huy động các tế bào miễn dịch đến để tiêu diệt virus, vi khuẩn khiến lòng phế nang chứa đầy dịch viêm, kích thích cơ thể ho để tống dịch (đờm) ra khỏi phế nang.
Bạn có thể nhận biết viêm phổi bằng các triệu chứng như: ho có đờm vàng, sốt cao li bì, môi khô lưỡi bẩn hơi thở hôi, khó thở, trẻ nhỏ có thở khò khè, có thể tím môi do suy hô hấp, rút lõm lồng ngực, sốt cao co giật.
Áp xe phổi
Áp xe phổi là tình trạng tổn thương, viêm mủ hoại tử một phần tổ chức phổi, dịch mủ từ ổ hoại tử có thể được dẫn ra ngoài qua các phế quản, người bệnh có biểu hiện ho khạc tống đờm, mủ hoại tử ra ngoài, đờm thường có màu vàng sậm.
Bệnh có thể do nhiễm các loại vi khuẩn làm mủ như tụ cầu vàng, liên cầu nhóm A, Klebsiella, hoặc nhiễm kí sinh trùng như nấm Aspergillucs, amip, hoặc sán lá phổi.
Giai đoạn khởi phát người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, đái ít, nước tiểu sậm màu, ho khạc đờm đặc có khi lẫn máu, đau ngực một bên, có thể có khó thở. Sau 5-6 ngày, người bệnh có thể khạc ra mủ sậm màu, mủ có thể có mùi thối, người bệnh đỡ sốt và thấy dễ chịu hơn.
Đợt cấp của bệnh giãn phế quản
Giãn phế quản là bệnh lý mạn tính đường hô hấp, đặc trưng bởi tình trạng giãn ra bất thường không thể phục hồi được của một đoạn phế quản phổi. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của chất nhầy từ đường hô hấp dưới đi lên trên khiến đờm nhầy bị ứ tắc tại đoạn phế quản bị giãn. Người bệnh thường có biểu hiện ho khạc đờm trắng đục, đờm thành khuân, xảy ra nhiều vào buổi sáng.
Tình trạng ứ tắc đờm làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn tại đây gây ra các đợt cấp của bệnh. Ở những đợt cấp, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, đau ngực, ho có đờm vàng do nhiễm khuẩn, có thể có khó thở.
Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
COPD là bệnh lý mạn tính đường hô hấp dưới, đặc trưng bởi tình trạng cấu trúc đường thở bị biến đổi, phế quản giảm độ đàn hồi dẫn tới chít hẹp lại, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông khí. Người bệnh COPD thường gặp các triệu chứng ho nhiều vào buổi sáng, ho thúng thắng hoặc ho cơn, khó thở, người gầy, mệt nhọc khi lao động nặng.
Đặc biệt, người bệnh COPD có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp cao gây ra các đợt cấp của bệnh. Lúc này, các triệu chứng có thể trở nên nặng nề hơn, người bệnh khó thở liên tục, ho có đờm màu vàng do nhiễm khuẩn, sốt, mệt mỏi,…
Đây là căn bệnh gây suy giảm chức năng hô hấp của người bệnh, thường gặp ở những người có tiền sử nhiều năm tiếp xúc với khói thuốc, người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi,…
Ho ra đờm vàng có nguy hiểm không?
Ho có đờm vàng là dấu hiệu cảnh báo đường hô hấp của bạn đang gặp tình trạng nhiễm khuẩn, tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan.
Đối với trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khi trẻ có ho đờm vàng thường kèm theo các triệu chứng nhiễm khuẩn rõ như sốt cao có thể co giật, mệt mỏi, li bì. Không chỉ thế, trẻ nhỏ khi bị viêm phổi, viêm phế quản có thể gây khó thở, thậm trí là suy hô hấp, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Nhiễm khuẩn cấp tính tại đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản cấp có thể dễ dàng lây lan ra các cơ quan khác gây viêm tai giữa, viêm màng tim, nhiễm khuẩn huyết nếu bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách. Đồng thời, bệnh có thể hình thành các khối áp xe trong phổi, áp xe vỡ có thể gây tràn dịch tràn khí màng phổi, gây chèn ép tim mạch.
Đối với những người bị bệnh hô hấp mạn tính, thường xuyên gặp các đợt nhiễm khuẩn cấp sẽ làm bệnh diễn biến nặng hơn dễ gây biến chứng như người bệnh khó thở liên tục, suy hô hấp, suy tim phải. Người bệnh cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn bình thường.
Xem chi tiết: Ho đờm ra máu có nguy hiểm không?
Ho đờm vàng khi nào cần đi khám?
Khi có ho đờm vàng, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để khám, xác định tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp, đặc biệt đối với trẻ em và người có bệnh lý hô hấp mạn tính.
Một số dấu hiệu cảnh báo, tình trạng bệnh đang nghiêm trọng như:
- Ho đờm vàng kéo dài trên 10 ngày, điều trị tại nhà không khỏi.
- Ho đờm màu vàng sậm, ho đờm vàng lẫn máu.
- Người bệnh sốt cao 39-40 độ, li bì hoặc co giật.
- Trẻ thở khò khè, khó thở, phải ngồi dậy để thở, có dấu hiệu co rút lồng ngực, tím môi, đau tức ngực.
Để quá trình khám bệnh đạt hiệu quả hơn, bạn nên theo dõi tính chất, cường độ các triệu chứng bệnh, màu sắc, lượng đờm để báo với bác sĩ khi trong khi khám.
Quá trình thăm khám thường không quá phức tạp, người bệnh sẽ được bác sĩ hỏi bệnh, nghe phổi, tìm các dấu hiệu bệnh lý, sau đó được chỉ định làm một số xét nghiệm như: công thức máu, hóa sinh máu, chụp Xquang tim phổi, xét nghiệm đờm,… Quá trình này sẽ giúp bác sĩ có chẩn đoán xác định, tìm được nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị thích hợp.
Bị ho có đờm vàng điều trị thế nào?
Dưới đây là các phương pháp điều trị ho có đờm vàng hiệu quả hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
Thuốc tây trị ho có đờm vàng
Khi bị ho ra đờm vàng với các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp như sốt cao, mệt mỏi, li bì, kết hợp với tình trạng khó thở, suy hô hấp; để nhanh chóng giải quyết ổ nhiễm khuẩn, cải thiện các triệu chứng người bệnh gặp phải thì cần đến các loại thuốc tây có tác dụng dược lý mạnh, đặc hiệu.
Các loại thuốc tây thường được chỉ định trong trường hợp này là:
– Thuốc kháng sinh: là loại thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, điều trị nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn lan rộng. Đối với nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, kháng sinh sẽ được lựa chọn theo kháng sinh đồ sau khi nuôi cấy vi khuẩn từ đờm, việc này sẽ giúp bác sĩ lựa chọn được loại kháng sinh hiệu quả nhất. Một số kháng sinh thường được sử dụng như: Docyclin, Macsulid, Erythromycin, Penicillin, Gentamycin.
– Thuốc ức chế virus: gồm Relenza, Tamiflu, Rimantadine, Peramivir có tác dụng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh, được chỉ định trong trường hợp ho đờm vàng do virus.
– Thuốc giãn phế quản: có tác dụng làm giãn các cơ co thắt phế quản, giúp người bệnh bớt khó thở, đờm được vẫn chuyển ra ngoài dễ dàng hơn. Một số thuốc thường được sử dụng như: Albuterol, Salbutamol, Metaproterenol, Theophylline, Ipratropium. Người bị viêm phổi, viêm phế quản, COPD thường sẽ được chỉ định thuốc giãn phế quản.
– Thuốc long đờm: có tác dụng làm thay đổi cấu trúc chất nhầy của đờm, làm đờm loãng và bong ra khỏi bề mặt đường dẫn khí, người bệnh dễ ho khạc đờm ra ngoài, bệnh sẽ nhanh thuyên giảm hơn. Một số loại thuốc long đờm thường dùng như: Natri benzoat, Terpinhdrat, Acetylstein, Mucitux.
☛ Tham khảo thêm: Một số loại thuốc trị đờm phổ biến hiện nay
Sử dụng các thiết bị y tế khi điều trị đờm vàng
Đối với các bệnh lý viêm phổi, viêm phế quản, COPD gây ho có đờm vàng, để tăng hiệu quả điều trị người bệnh thường phải sử dụng các thiết bị y tế hỗ trợ, cụ thể là:
– Máy khí dung: có tác dụng đưa thuốc vào sâu trong các phế quản và phế nang dưới dạng các hạt sương nhỏ li ti, giúp thuốc tạo ra tác dụng nhanh chóng. Thuốc giãn phế quản và thuốc long đờm thường được dùng kết hợp với máy khí dung, người bệnh chú ý nên cúi đầu khi khí dung để lượng thuốc được đưa vào đường hô hấp tối đa.
– Máy hút đờm: khi đờm bị ứ đọng nhiều ở đường hô hấp dưới, người bệnh là trẻ nhỏ, người hôn mê không có khả năng ho khạc để tống đờm ra ngoài, thì ta cần phải sử dụng máy hút đờm để loại bỏ đờm trong đường hô hấp, làm thông thoáng đường thở và hạn chế nhiễm khuẩn. Máy hút đờm được sử dụng là thiết bị hút chuyên dụng ở các cơ sở y tế, có khả năng hút đờm ở sâu trong khí phế quản, kỹ thuật hút đờm cần có nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện.
Bài thuốc dân gian hỗ trợ tiêu đờm vàng
Các bài thuốc dân gian thường không có hiệu quả điều trị cao trong các trường hợp ho có đờm vàng do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, bạn có thể kết hợp sử dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ quá trình điều trị.
Các bài thuốc thường sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, tiêu đờm, hỗ trợ hệ miễn dịch đường hô hấp nên an toàn và có tác dụng với người bệnh.
Một số bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo như:
– Bài thuốc từ tỏi: trong tỏi có chứa hoạt chất S-allyl cysteine (SAC) và Allincin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, giảm viêm, tiêu đờm, tăng cường sức đề kháng đường hô hấp, rất có lợi với người bị ho có đờm vàng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3-4 tẹp tỏi, bóc vỏ và rửa sạch.
- Giã nát hoặc xay nhuyễn tỏi, rồi thêm 150 ml nước nóng vào khuấy đều.
- Lọc lấy phần nước tỏi, uống khi còn ấm, ngày dùng 1 lần.
– Bài thuốc từ lá hẹ: lá hẹ có vị cay tính ấm, có tác dụng giải độc, tiêu đờm, đồng thời trong lá hẹ chứa nhiều allicin và ordorin được coi là một kháng sinh tự nhiên giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ.
- Thêm vào lá hẹ 3-4 viên đường phèn, rồi đem đi hấp cách thủy trong 20 phút.
- Ăn cả nước và cái, ăn khi còn ấm, ngày dùng 2 lần.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách làm long đờm nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà
Vỗ rung long đờm
Khi bị ho đờm vàng, đặc biệt trong các trường hợp ho do viêm phổi, COPD, viêm phế quản, để hỗ trợ quá trình tống đờm ra ngoài hiệu quả hơn, người nhà nên thực hiện vỗ rung long đờm cho người bệnh. Quá trình này sẽ tạo áp lực làm đờm bị bong ra khỏi niêm mạc phế quản, phế nang, người bệnh ho khạc đờm dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi trên giường, với trẻ nhỏ có thể bế trẻ vắt vai.
- Người nhà khum lòng bàn tay, các ngón tay chụm lại.
- Thực hiện vỗ trên lưng người bệnh lần lượt từ trên xuống dưới, tại vùng phổi cạnh 2 bên cột sống.
- Vỗ sao có tiếng bộp bộp và người bệnh không đau. Thực hiện trong vòng 15 phút.
Ho đúng kỹ thuật
Ho đúng kỹ thuật cũng là một phương pháp người bệnh cần biết để hỗ trợ quá trình điều trị ho có đờm vàng đạt hiệu quả tốt hơn. Kỹ thuật này sẽ giúp người bệnh tống ra được nhiều đờm và đỡ mất sức hơn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi trên ghế có tựa.
- Hít vào một hơi sâu, giữ hơi khoảng 3 giây.
- Sau đó hóp bụng, rồi ho đẩy mạnh không khí và đờm ra bên ngoài.
☛ Xem thêm tại: Khạc đờm nhiều có tốt? Cách loại bỏ đờm đúng cách!
Bị ho có đờm vàng cần lưu ý gì?
Bên cạnh các phương pháp điều trị đã nêu trên, người bị ho có đờm vàng cũng nên quan tâm hơn đến chế độ sinh hoạt và ăn uống nhằm hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh. Cụ thể là:
- Người bệnh cần có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên các loại đồ ăn mềm dễ tiêu và dễ hấp thu. Đồng thời, nên thêm vào thực đơn một số thực phẩm tiêu đờm như củ cải, cà rốt, lá hẹ, gừng, tỏi, bí ngô, thịt bò, thịt gà,…
- Uống nhiều nước: nhiễm khuẩn đường hô hấp khiến cơ thể bị mất nước nên người bệnh cần bù lại lượng nước cho cơ thể, đồng thời uống đủ nước cũng hỗ trợ làm loãng đờm tốt hơn. Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Hít thở không khí có độ ẩm phù hợp: hỗ trợ làm loãng đờm, làm ẩm niêm mạc đường hô hấp, bạn có thể sử dụng các loại máy phun sương, máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm không khí.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu đờm.
- Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
- Vệ sinh miệng họng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng nước muối ấm.
- Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ tránh bụi bẩn, nấm mốc gây kích ứng đường hô hấp.
Xịt họng AFree – rút ngắn thời gian điều trị ho đờm vàng
Khi bị ho đờm vàng, bên cạnh các phương pháp giảm đờm đã đề cập trên, với khả năng giảm ho, tiêu diệt vi khuẩn virus, hỗ trợ điều trị các bệnh lý gây đờm thì dung dịch xịt họng AFree chính là sản phẩm bạn không nên bỏ qua.
Xịt họng AFree được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed – Hoa Kỳ với nghiên cứu về việc ứng dụng Kẽm (Zn) trên các bệnh hô hấp. Công thức của AFree đã được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Công ty Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ độc quyền.
AFree có thành phần chính gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Các thành phần trong AFree được kết hợp theo nhiều tỷ lệ khác nhau, hướng đến từng đích tác dụng khác nhau, có thể cải thiện được nhiều bệnh lý đường hô hấp gây ho có đờm vàng.
AFree không chỉ là sản phẩm giảm ho đờm, mà ngay cả khi hệ hô hấp của bạn khỏe mạnh bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm này nhằm vệ sinh miệng họng, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.
Vậy nên, dung dịch xịt họng AFree chắc chắn là một sản phẩm bạn không thể bỏ qua nếu muốn bảo vệ đường hô hấp hấp của mình khỏe mạnh.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Lời kết:
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về ho có đờm vàng, giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình và người thân.