Ho có đờm là bệnh lý phổ biến mà ai cũng từng gặp phải rất nhiều lần trong đời. Tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách và có chế độ ăn uống phù hợp thì sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Vậy những người bị ho có đờm nên kiêng ăn gì để bệnh mau lành? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người ho có đờm
Ho có đờm là phản xạ tự nhiên tống các chất dịch nhầy, đờm, vi khuẩn, virus,… ra khỏi cơ thể. Những cơn ho kéo dài cùng với đờm dính vướng víu ở đường thở sẽ khiến cho người bệnh rất khó chịu, mệt mỏi.
Thế nên việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là điều cần thiết để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó làm giảm ho, tiêu đờm và làm lành nhanh những tổn thương ở niêm mạc họng. Có rất nhiều loại thực phẩm giúp người bị ho đờm có thể cải thiện được bệnh sau vài ngày. Tuy nhiên cũng có nhiều loại thực phẩn khiến cho bệnh tình ngày càng nặng hơn. Bởi vậy, người bị ho đờm nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Sử dụng những thực phẩm tươi sạch để đảm bảo sức khoẻ cho người bệnh.
- Không nên ăn những thực phẩm lạnh, nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ hải sản, các loại đồ uống có chứa cồn, gas,…
- Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, không gây kích thích niêm mạc họng.
Người bị ho đờm nên kiêng ăn gì?
Đồ ăn lạnh
Vi khuẩn sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ thấp nên người bị ho có đờm không nên ăn nhũng đồ ăn lạnh. Việc ăn những đồ ăn lạnh cũng làm tăng lượng đờm, gây ra nhiều cơn ho, kích thích họng làm đau rát họng khiến bệnh tiến triển nặng thêm.
Đối với mùa đông lạnh hoặc khi thời tiết chuyển giao, bạn nên hạn chế ăn những đồ lưu trữ trong tủ lạnh. Trường hợp muốn ăn cần bỏ ra khỏi tủ lạnh khoảng 30 phút hoặc hâm nóng lại rồi mới sử dụng. Cách này sẽ giúp bảo vệ vòm họng và tránh mắc các bệnh về đường hô hấp.
Đồ hải sản
Một số loại hải sản như: tôm, cua, cá biển có chứa rất nhiều chất đạm và có mùi tanh. Vậy nên người bệnh sẽ rất dễ bị khó chịu ở cổ, kích thích niêm mạc họng gây ho nhiều, làm tăng lượng đờm ở cổ họng khiến bệnh tình nặng hơn.
Thực phẩm cay nóng
Những người bị ho có đờm không nên ăn những đồ ăn cay nóng như: ớt, tiêu, mù tạt,… Khi cơ thể hấp thụ sẽ gây sinh nhiệt, làm kích thích niêm mạc họng và mất nước. Khi đó lượng đờm sẽ tiết ra nhiều, đặc quanh và xuất hiện nhiều cơn ho dữ dội.
Thực phẩm chiên, xào, nhiều dầu mỡ
Những đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, bánh rán,… cũng gây kích thích niêm mạc họng và làm sưng, viêm, gây tiết nhiều đờm khiến người bệnh khó chịu. Bên cạnh đó, những thực phẩm cay nóng sẽ khiến người bệnh chướng bụng, khó tiêu làm cho cơ thể mệt mỏi giảm sức đề kháng, bệnh lâu khỏi hơn.
Các thực phẩm từ sữa và đồ ngọt
Sữa và các thực phẩm từ sữa sẽ khiến cho đờm trở nên đặc hơn và khó tống chúng ra khỏi cơ thể. Đồng thời, đồ ăn quá ngọt cũng làm suy giảm sức đề kháng, lượng đường trong máu tăng cao và làm cản trở quá trình tuần hoàn máu. Chính vì thế, người bị ho có đờm nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này khi đang bị ho.
Thực phẩm chứa nhiều muối
Người bệnh nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều muối vì nó có thể làm tăng huyết áp, khiến cơ thể mất nhiều nước. Khi đó dịch đờm sẽ tăng nhiều và dày hơn và khó tống chúng ra ngoài.
Đồ uống có chất kích thích
Những đồ uống có cồn, gas, chứa nhiều cafein như: rượu, bia, cà phê,… sẽ làm cơ thể bạn mất nước. Điều này làm cho cổ họng của bạn bị khô, khó nuốt, rát cổ khiến cho bạn bị ho nhiều hơn, tăng lượng đờm trong cổ và tình trạng viêm niêm mạc trở nên nghiêm trọng.
☛ Tham khảo thêm: Cách trị ho có đờm tại nhà hiệu quả
Thực phẩm nên ăn khi bị ho đờm
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc việt là vitamin A và C. Đây là hai loại vitamin có vai trò rất quan trọng đối với sức đề kháng của con người. Chúng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, hai loại vitamin này còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp cơ thể tái tạo tế bào mới. Một số loại thực phẩm có chứa hai loại vitamin này như: cam, quýt, đu đủ, cà chua, ớt chuông, súp lơ,…
Các loại thức ăn mềm
Tình trạng ho có đờm khiến người bệnh dễ chán ăn, nhất là đối với trẻ nhỏ. Thế nên ăn những thực phẩm mềm, loãng, dễ nuốt sẽ giúp người bệnh ăn được nhiều hơn.
Những loại súp, cháo dinh dưỡng này có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, làm tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể kháng lại vi khuẩn, virus gây bệnh, giảm đau họng khi nuốt.
☛ Xem thêm: Những thực phẩm giúp tiêu đờm hiệu quả
Thực phẩm chứa nhiều Omega – 3
Thực phẩm chứa nhiều omega – 3 như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, các loại hạt (hạt óc chó, hạt chia,…), rau xanh (rau cải, súp lơ xanh, ớt chuông xanh,…) rất tốt đối với những người bị ho có đờm. Loại axit béo này có hiệu quả trong việc chống lại những tổn thương, viêm nhiễm ở đường hô hấp, giảm tiết dịch nhầy ở cổ họng, từ đó làm giảm những cơn ho có đờm.
Một vài lưu ý làm giảm tình trạng ho có đờm
Để làm giảm những cơn ho có đờm và giúp bệnh nhanh khỏi hơn, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây:
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối, mỗi ngày từ 2-3 lần. Điều này giúp làm loãng dịch nhầy ở cổ họng giúp tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm.
- Kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp đường thở được thông thoáng hơn tránh đờm đọng lại ở cổ.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi và hoá chất và luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là vùng cổ.
- Áp dụng một số mẹo dân gian giúp làm trị đờm, giảm ho hiệu quả như: gừng, chanh, lá hẹ,…
☛ Tìm hiểu thêm: Tất tần tật cách trị ho có đờm
Xịt họng AFree – giải pháp giảm ho có đờm hiệu quả
Dung dịch xịt họng AFree được công ty Thái Minh phát triển trên bằng sáng chế về ứng dụng của Kẽm (Zn) của công ty Invenmed USA. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus và vi khuẩn. Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
. Sử dụng sản phẩm xịt họng AFree có tác dụng:
- Người bị ho đờm, sưng viêm, đau rát cổ họng.
- Người đang có các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Người đang có hệ miễn dịch kém, dễ bị mắc nhiễm các bệnh liên quan đến ho, viêm họng, viêm amidan, VA.
- Người bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi do virus, vi khuẩn.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào vết nhiệt hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.