Thời tiết thay đổi là lúc các triệu chứng đường hô hấp dễ xuất hiện. Một trong các vấn đề được nhiều người quan tâm đó là tình trạng ho khan. Những cơn ho thường gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Để biết thêm về tình trạng ho khan và các chữa ho đơn giản, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
- Ho khan là gì?
- Nguyên nhân gây ho khan thường gặp
- Ho khan có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
- Ho khan có nguy hiểm không?
- Phương pháp chẩn đoán khi bị ho khan
- Điều trị ho khan bằng thuốc Tây y
- Sử dụng mẹo dân gian giảm tình trạng ho khan
- Cách phòng ngừa ho khan tái phát
- Dung dịch xịt họng AFree – Giải pháp phòng ngừa, làm giảm ho khan
Ho khan là gì?
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy các vi khuẩn, khói bụi ra khỏi đường hô hấp. Có hai loại ho: ho ướt và ho khan.
Ho ướt là ho có kèm theo đờm, giúp làm sạch đường thở và các chất kích thích.
Ho khan là ho kéo dài nhưng không có đờm hay chất nhầy trong cổ họng. Người bị ho khan sẽ không ho ra đờm nên bệnh nhân có thể cảm thấy ngứa họng. Điều này khiến cơn ho không thể kiểm soát được và có xu hướng kéo dài.
Ho khan có thể kèm một số triệu chứng xuất hiện cùng như:
- Đau nhức và ngứa rát liên tục ở cổ họng
- Đau tức ngực, đặc biệt khi cơn ho xuất hiện
- Khó nuốt, khó thở, thở khò khè
- Khàn tiếng
- Buồn nôn, mắc ói
- Thường xuyên mệt mỏi
Nguyên nhân gây ho khan thường gặp
Ho khan không có đờm là tình trạng phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nguyên nhân gây nên ho khan có thể kể đến như:
- Tác nhân kích thích của môi trường gây phản xạ ho như: khói bụi, phấn hoa,..
- Thay đổi thời tiết đột ngột
- Dùng chất ức chế ACE gây ho
- Hội chứng chảy dịch mũi sau
- Sử dụng thức ăn gây tổn thương họng
- Nhiễm virus đường hô hấp
- Ngoài ra, ho khan cũng xuất hiện do một số bệnh lý khác như: bệnh về hô hấp, suy tim, ung thư phổi,…
Bất kể nguyên nhân là gì, tình trạng ho khan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đặc biệt là vào ban đêm.
☛ Có thể bạn muốn biết: Ho nhiều về đêm có đờm bạn không nên chủ quan
Ho khan có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Như đã đề cập bên trên, ho khan có thể xuất hiện do một số bệnh lý bạn đã mắc. Một số bệnh lý thường gây ho khan ở người bệnh có thể kể đến như:
Viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng ở các độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm xoang, viêm mũi dị ứng do tác động từ môi trường hoặc do viêm nhiễm.
Khi bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức vùng cổ và mũi, ho…
Hen suyễn
Người bệnh hay ho, đặc biệt ho vào ban đêm là dấu hiệu phản ánh bệnh hen suyễn. Đây là bệnh mãn tính của hệ hô hấp với sự co thắt và viêm nhiễm làm các đường dẫn khí thu hẹp, từ đó làm xuất hiện các cơn hen, ho.
Các triệu chứng này có thể tồn tại trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài đến hàng giờ, gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ. Khi bạn bị ho khan kèm theo khó thở hoặc ho tăng về đêm, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.
Lao phổi
Lao phổi là một bệnh hô hấp truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy giảm, sức khỏe yếu, đặc biệt là những người bị nhiễm HIV/AIDS.
Khi bị lao, người bệnh thường có biểu hiện ho khan kéo dài trên 3 tuần kèm theo sốt nhẹ. Đây là bệnh lý nguy hiểm, bạn cần hết sức lưu ý để điều trị kịp thời, tránh để bệnh chuyển biến nặng.
Ho gà
Ho gà là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn. Những vi khuẩn này bám chặt vào đường hô hấp trên, tấn công hệ hô hấp làm niêm mạc sưng phồng. Người bệnh ho gà có các triệu chứng điển hình như ho dữ dội, ho không kiểm soát được, khó thở, thở phát ra tiếng rít dài,…
Suy tim
Bệnh xảy ra khi cơ tim bị suy yếu, giảm khả năng co bóp. Suy tim phổ biến hơn ở những người bị mắc bệnh động mạch vành và huyết áp cao. Ho khan, ho dai dẳng là một triệu chứng của suy tim. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ho tạo ra chất nhầy màu trắng hoặc có màu hồng bọt.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh lý hình thành do sự phân chia mất kiểm soát của các tế bào mô phổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm. Ung thư phổi biểu hiện bằng nhiều triệu chứng tuỳ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của bệnh, phổ biến nhất có: ho, khó thở, mệt mỏi, sốt, ngực to ở nam giới,…
Trào ngược dạ dày thực quản
Một số người bị trào ngược dạ dày thực quản mạn tính sẽ gặp các vấn đề về họng. Khi bị bệnh, acid dịch vị dạ dày đi vào đường ống thức ăn gây kích thích và làm tổn thương niêm mạc vùng họng, tạo cảm giác ngứa, ho khan. Các triệu chứng đi kèm có thể nhận biết trào ngược dạ dày thực quản gồm có: khó nuốt, nóng rát ở ngực hoặc cổ họng, mòn men răng, viêm nướu, miệng có vị lạ…
COVID – 19
COVID – 19 là một bệnh hô hấp do virus corona SARS-CoV-2 gây ra. Loại virus này chính là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp, khiến hàng trăm triệu người mắc trong thời gian qua.
SARS-CoV-2 là một loại virus mới nên con người chưa từng có bất kỳ miễn dịch nào. Nó tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau, nhưng đa số người bệnh sẽ chỉ có những triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục. Các triệu chứng thường gặp nhất: sốt, ho khan, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác,…
Ho khan có nguy hiểm không?
Như chúng tôi đã chia sẻ, ho là phản xạ thường gặp của cơ thể nhằm đẩy các tác nhân có hại ra khỏi hệ hô hấp. Vì vậy, ho không hẳn là nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài, ho ngày càng tăng thì bạn cần lưu ý bởi đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần phải điều trị. Lúc này, bạn cần có phương pháp can thiệp phù hợp để ngăn bệnh chuyển biến thành viêm họng, viêm tai, viêm thanh quản, ung thư vòm họng,…
Hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời khi bạn gặp tình trạng sau:
- Ho kéo dài trên 1 tuần
- Ho kèm theo khó thở, tức ngực
- Người mệt mỏi, đau nhức, chán ăn
- Thường xuyên sốt cao (sốt trên 38 độ)
Phương pháp chẩn đoán khi bị ho khan
Để chẩn đoán nguyên nhân gây ho khan, bác sĩ thường sẽ bắt đầu bằng những câu hỏi về triệu chứng và tiền sử của bệnh nhân. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để đưa ra kết quả chẩn đoán tốt nhất. Bao gồm:
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang hoặc chụp CT lồng ngực.
- Spirometry – Hô hấp ký: Phương pháp này nhằm kiểm tra chức năng phổi. Các bác sĩ sử dụng máy đo khí dung để giúp chẩn đoán các tình trạng như hen suyễn hoặc IPF.
- Nội soi: Với thủ thuật nội soi đường tiêu hóa, bác sĩ sẽ kiểm tra được vấn đề bên trong thực quản, dạ dày, đầu ruột non người bệnh. Còn với nội soi phế quản, các bác sĩ có thể kiểm tra được khí quản, đường thở.
Điều trị ho khan bằng thuốc Tây y
Tuỳ thuộc vào các trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị ho khan như:
- Thuốc giảm ho: Thuốc có tác dụng làm giảm phản xạ ho cho bệnh nhân và giúp an thần nhẹ. Dextromethorphan, Codein, … là những thuốc thường được sử dụng để giảm ho.
- Thuốc chống viêm: Thuốc giúp bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng viêm và tình trạng mệt mỏi. Bệnh nhân được chỉ định dùng các thuốc kháng viêm như Ibuprofen, Diclophenac, Betamethason,…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Các thuốc như Ibuprofen, Paracetamol,.. có công dụng giúp người bệnh hạ thân nhiệt, giảm đau rát họng, tức ngực do khó thở, giảm căng thẳng, mệt mỏi do bệnh gây ra,
- Kẹo ngậm: Kẹo ngậm ho được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như bạc hà, mật ong, cam thảo,… sẽ giảm bớt tình trạng ngứa rát, hạn chế ho kéo dài, giúp xoa dịu cổ họng.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như:
- Ho do hen suyễn: Chỉ định dùng Theophylin, Salbutamol, Glucocorticoids, Axit Chromoglycic.
- Ho do dị ứng hoặc trào ngược dạ dày: Các thuốc kháng histamin và ức chế bơm proton sẻ được dùng để điều trị bệnh.
- Ho khan do nhiễm nhiễm khuẩn: Kháng sinh là lựa chọn cho bạn khi bị ho khan do nhiễm khuẩn. Kháng sinh thường dùng là nhóm beta-lactam như: Penicillin, Amoxicillin,…
Sử dụng mẹo dân gian giảm tình trạng ho khan
Ho khan khi mới bị hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng một số mẹo dân gian. Hãy lưu ngay các phương pháp sau để sử dụng khi bạn gặp phải tình trạng ho khan cũng như các vấn đề về hô hấp nhé!
Súc họng bằng nước muối
Súc họng bằng nước muối là biện pháp đơn giản được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện:
- Hoà tan 1 lượng nhỏ muối trắng vào nước ấm (hoặc bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý đóng chai để thay thế).
- Nhấp một ngụm, súc miệng và họng trong thời gian 30 giây.
- Thực hiện 2 – 3 lần một ngày để có hiệu quả nhanh chóng.
Dùng chanh đào kết hợp với mật ong
Từ lâu, việc sử dụng mật ong và chanh đào đã là sự kết hợp hoàn hảo để giảm thiểu ho ngứa họng. Bài thuốc này được nhiều gia đình lựa chọn vì tính hiệu quả cao, dễ thực hiện, lành tính.
Với chanh đào ngâm mật ong sẵn, mỗi buổi sáng bạn chỉ cần hoà tan 1 thìa với nước ấm rồi uống. Cảm nhận từ từ sẽ thấy rõ cổ họng dịu lại, không còn cảm giác ngứa rát, khó chịu. Phương pháp này không chỉ điều trị triệu chứng mà có rất tốt cho cơ thể nên được nhiều người sử dụng như một thói quen mỗi sáng thức dậy ngay cả khi hệ hô hấp của họ khoẻ mạnh.
Cách thực hiện:
- Chanh đào rửa sạch, để khô, cắt lát mỏng.
- Xếp chanh vào bình nhỏ cùng đường phèn. Sau đó cho mật ong vào theo tỉ lệ 1kg chanh kết hợp với 0.8kg đường phèn và 1 lít mật ong.
- Đậy nắp ủ kín trong 3 tháng sẽ dùng được.
Sử dụng gừng tươi
Gừng trong Đông y với tên gọi là sinh khương là một vị thuốc cay, tính ấm, quy kinh phế. Vì vậy, gừng có tác dụng phát tán phong hàn, điều trị các chứng liên quan đến hô hấp.
Cách thực hiện:
- Gừng sau khi gọt vỏ rửa sạch, giã nhuyễn rồi đun trong 10 phút.
- Lấy nước gừng uống ấm vào buổi sáng, đặc biệt là vào ngày lạnh, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Xông hơi họng
Xông hơi có tác dụng làm ấm, xua tan hàn khí trong cơ thể, do đó, thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng về hô hấp mỗi khi thời tiết trở lạnh.
Bạn chỉ cần chuẩn bị nước sôi kết hợp với tinh dầu. Đổ nước sôi ra chậu, trùm một chiếc chăn to kín đầu, rồi từ từ cảm nhận hơi nóng vào cổ họng. Khi kết hợp cùng tinh dầu thiên nhiên, phương pháp này sẽ xoa dịu, tăng khả năng kháng khuẩn, giảm ho. Áp dụng thường xuyên 3 – 4 lần mỗi tuần sẽ giúp đẩy lùi ho khan nhanh chóng và đơn giản.
Xem thêm:
Cách phòng ngừa ho khan tái phát
Để phòng ngừa ho khan tái phát cũng như giúp bệnh mau khỏi, người bệnh nên chú ý:
- Tuân thủ điều trị: bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đúng theo hướng dẫn, tránh tự ý tạm ngừng hay sử dụng thuốc chưa có sự cho phép.
- Vệ sinh, dọn dẹp nhà ở, môi trường xung quanh để tránh vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
- Tăng cường sức đề kháng, thường xuyên tập thể dục bằng các bài tập phù hợp.
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, lựa chọn các thực phẩm mềm, nhiều dinh dưỡng, tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây.
- Hạn chế ăn thức ăn cứng, cay nóng cũng như sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga.
Dung dịch xịt họng AFree – Giải pháp phòng ngừa, làm giảm ho khan
Bên cạnh việc sử dụng các mẹo dân gian để làm giảm ho tại nhà thì chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn một sản phẩm của Công ty Dược Phẩm Thái Minh – Dung dịch xịt họng AFree với khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp hiệu quả, mang lại tác dụng nhanh chóng.
Sản phẩm xịt họng AFree được phát triển từ đề tài nghiên cứu được Invenmed USA bảo hộ độc quyền tại Mỹ, nộp đơn bảo hộ tại Nhật Bản số 2020-064573 và hiện tại đã chính thức chuyển giao cho Công ty Dược phẩm Thái Minh sản xuất, phân phối.
Với sự kết hợp giữa 2 nguyên tố là Kẽm (Zn) và Iod (I) ở dạng bào chế phù hợp, sản phẩm mang đến tác dụng sát khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp cụ thể:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây bệnh
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu đi các triệu chứng viêm và đau rát họng
- Phòng bệnh viêm phế quản, ho lâu ngày ở cả trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng xịt họng AFree gồm 4 bước rất đơn giản như sau:
- Bước 1: Mở nắp nhựa trong cố định vòi xịt, xoay đầu xịt nằm ngang để dễ dàng đưa thuốc vào khoang miệng, họng.
- Bước 2: Mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
- Bước 3: Cầm lọ xịt họng trong tay, ngón trỏ đặt lên nút xịt. Đưa đầu xịt hướng vào vị trí mong muốn rồi nhấn nhẹ 4 – 5 nhịp liền nhau.
- Bước 4: Vệ sinh lại rồi xịt rồi đóng nắp như ban đầu.
Lời kết:
Trên đây là những thông tin rất bổ ích về ho khan mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hầu hết các trường hợp ho khan đều không quá nghiêm trọng, nhưng nó cũng có thể là cảnh báo cho một số bệnh nguy hiểm. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng bệnh của mình và chọn được phương pháp chăm sóc sức khỏe thích hợp.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng