Ho, khản tiếng có đờm không chỉ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp, cuộc sống thường ngày mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là đường hô hấp trên và phổi. Làm thế nào để chữa ho, khản tiếng có đờm, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Mục lục
Ai dễ bị ho, khản tiếng có đờm?
Những đối tượng thường xuyên bị ho, khản tiếng là người phải nói nhiều, nói liên tục, nói lớn hoặc nói những quãng cao… Điều này không chỉ khiến cho dây thanh quản dễ bị tổn thương, phù nề, xung huyết mà lâu dần còn dẫn đến khản tiếng, viêm thanh quản mạn tính.
Những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, không khí lạnh quá mức… cũng có thể bị tổn thương hầu họng gây ho. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển thành thể ho mạn tính và khó điều trị hơn.
Ho khan, ho có đờm và khản tiếng thường hay đi kèm với nhau, nghĩa là ho kéo dài chắc chắn gây khản tiếng và ngược lại. Khi xuất hiện đồng thời cả hai triệu chứng tức là bệnh của bạn đã trở nặng, cần phải đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Ho có đờm là gì? Triệu chứng ho đờm thường gặp
Ho, khản tiếng có đờm liên quan đến bệnh lý nào?
Về cơ bản, ho khản tiếng có đờm thường xuất hiện trong một số bệnh lý sau:
Viêm dây thanh quản
Viêm dây thanh quản xảy ra khi dây thanh bị sưng viêm, phù nề do sự xâm nhập của virus cúm hoặc la hét quá mức, hút thuốc lá, hít phải hóa chất độc hại… Tình trạng phù nề ở dây thanh quản làm thay đổi lượng không khí đi qua, dẫn đến tình trạng khản tiếng hoặc mất giọng. Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm trùng dây thanh quản còn kích thích cố họng tăng tiết dịch nhầy và ứ đờm.
Lõm dây thanh
Lõm dây thanh (hay còn gọi là rãnh dây thanh) là bệnh gây ra do thiếu hụt hoặc mất đi lớp mô đặc biệt phủ trên dây thanh. Các mô này có vai trò phát ra âm thanh khi rung, vì vậy, khi bị lõm dây thanh, bạn có thể gặp khó khăn khi giao tiếp.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể của bệnh lý này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, lõm dây thanh có thể là hệ quả của việc rối loạn phát triển trong độ tuổi vị thành niên. Dấu hiệu đặc trưng của người bệnh lõm dây thanh là khàn tiếng, nói khó, dây thanh quản dễ bị viêm, sưng, nhiều đờm trong cổ họng.
Ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là bệnh phổ biến thứ 2 trong số các loại ung thư ở đầu và cổ. Giai đoạn đầu của bệnh không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh chỉ bị khản tiếng, ho khan nên rất dễ bỏ qua. Các triệu chứng sau đó của bệnh phụ thuộc vào kích thước và vị trí của u thanh quản như khản giọng, đau họng, ho kéo dài, khó thở, thở kém, đau tai, gầy sút cân…
Viêm xoang
Viêm xoang là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong xoang mũi, khiến ứ động dịch nhầy và tắc lỗ thông xoang. Khi chức năng của xoang bị hạn chế, lượng dịch nhầy ứ đọng ở cổ họng và mũi ngày càng tăng làm cho người bệnh bị đau họng, khản tiếng, ho ra đờm, chảy nước mũi…
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang có thể do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, nấm…) hoặc không nhiễm trùng (do dị ứng, chấn thương mũi, suy giảm hệ miễn dịch…).
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là bệnh ác tính có tốc độ phát triển nhanh và cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Trong giai đoạn đầu, bệnh không có nhiều biểu hiện đặc trưng, các triệu chứng thường dễ nhầm lẫn với viêm họng, viêm phế quản và một số bệnh lý khác.
Người bệnh ung thư vòm họng có thể bị khàn tiếng, chảy nước mũi, khó nuốt, nhiều đờm trong cổ họng… Theo thời gian, khi khối u phát triển, người bệnh có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn như ho ra đờm có lẫn máu, chảy máu ở mũi, mất giọng, giảm cân nhanh chóng, chán ăn, mệt mỏi,…
Lao phổi
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh có xu hướng xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch yếu, người nghiện rượu, bia, thuốc lá hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch dài hạn…
Các triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi là ho kéo dài hơn 3 tuần, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, sút cân, khản tiếng, cổ họng nhiều đờm…
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng ống dẫn khí vào phổi bị sưng, viêm do virus, vi khuẩn. Các triệu chứng đặc trưng của người bệnh viêm phế quản là ho khan, ho có đờm, khó thở, khản tiếng, mệt mỏi, sốt cao…
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (hay còn gọi là GERD) là bệnh lý đường hô hấp nhưng liên quan đến triệu chứng ho, khản tiếng có đờm. Người bệnh mắc GERD có dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản và tiếp xúc với niêm mạc hầu họng, dây thanh quản.
Các triệu chứng phổ biến ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ hơi, ợ nóng, đau rát cổ họng, ho, nhiều đờm, mất giọng, khản tiếng, đau tức ngực…
Cách chữa ho, khản tiếng có đờm lâu ngày không khỏi
Để chữa tình trạng ho có đờm và khản tiếng hiệu quả, người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Từ đó để có những phương pháp hỗ trợ phù hợp. Cụ thể như sau:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng thuốc Tây có tác dụng chấm dứt cơn ho nhanh, phục hồi giọng nói nhanh chóng. Sau khi kiểm tra tình trạng sức khỏe, tùy vào mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số thuốc thường được chỉ định để điều trị ho, khản tiếng có đờm có:
➤ Thuốc giảm ho: Có hai nhóm thuốc là thuốc giảm ho ngoại biên và thuốc giảm ho trung ương. Thuốc giảm ho ngoại biên có tác dụng làm giảm sự nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp như Benzonatat, Menthol, Glycerol… Còn thuốc giảm ho trung ương ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành tủy, một số có tác dụng an thần gồm Codein, Dextromethorphan, Noscapin…
➤ Thuốc long đờm: Nhóm thuốc này có tác dụng làm loãng dịch đờm, giảm độ quánh dính và giúp ta dễ dàng đẩy đờm ra ngoài. Một số loại thuốc hay được sử dụng để long đờm gồm có Acetylcystein, Ambroxol, Bromhexin…
➤ Thuốc kháng sinh: Khi người bệnh bị ho, khản tiếng có đờm do vi khuẩn gây bệnh thì có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng cho người bệnh ho, khản tiếng có đờm có Amoxicillin, Roxithromycin, Penicillin…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top 12 viên ngậm trị ho tiêu đờm phổ biến nhất
Can thiệp phẫu thuật
Trong trường hợp người bệnh bị ho, khản tiếng có đờm do các bệnh lý u ác tính như ung thư thanh quản, ung thư trung thất, hạt xơ dây thanh… thì sẽ cần can thiệp phẫu thuật để điều trị. Phương pháp này có ưu điểm là giải quyết ngay lập tức các triệu chứng khó chịu nhưng lại có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong họng.
Sử dụng các mẹo dân gian
Bên cạnh hai phương pháp trên, người bệnh ho, khản tiếng có đờm có thể kết hợp sử dụng các mẹo dân gian để làm giảm tình trạng bệnh. Các phương pháp này đều có ưu điểm là an toàn, lành tính nhưng cần kiên trì thực hiện để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
➤ Bài thuốc quất chưng đường phèn
Quất chưng đường phèn là phương pháp điều trị khản tiếng được nhiều gia đình áp dụng. Trong quất chứa lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng khản tiếng, đau rát cổ họng. Khi bổ sung thêm đường phèn, bài thuốc sẽ giúp bạn làm dịu cổ họng, giảm ho, tiêu đờm.
Cách thực hiện bài thuốc quất chưng đường phèn như sau:
- Rửa sạch quất rồi cắt làm đôi, để nguyên hạt.
- Cho quất và đường phèn vào một chiếc bát nhỏ rồi đem hấp cách thủy.
- Dùng nước quất chưng đường phèn để uống.
- Thực hiện đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng ho, khản tiếng có đờm.
➤ Hỗn hợp mật ong và chanh tươi
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên quen thuộc với khả năng sát khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa. Kết hợp mật ong với chanh tươi ta sẽ được bài thuốc hoàn hảo giúp điều trị ho, khản tiếng có đờm.
Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
- Chuẩn bị chanh tươi, rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng.
- Cho một ít mật ong vào chanh rồi trộn đều.
- Ngậm từng lát chanh trong miệng, nuốt từ từ phần nước cốt thấm ra.
- Thực hiện đều đặn sẽ cải thiện tình trạng khản tiếng rất tốt.
➤ Chữa khản tiếng có đờm bằng quả lê
Theo Đông y, quả lê có vị ngọt, tính mát và tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm. Với hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng như kali, canxi, protein, chất xơ, đường… quả lê có tác dụng làm dịu vòm họng, hỗ trợ điều trị ho, khản tiếng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lê, gọt bỏ vỏ rồi cắt hạt lựu.
- Cho lê và đường phèn vào bát rồi đem hấp cách thủy.
- Sử dụng nước lê đường phèn để uống, ăn cả phần cái để tình trạng ho, khản tiếng có đờm nhanh chóng khỏi.
➤ Trị khản tiếng bằng tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ được coi như “thần dược” với nhiều công dụng như điều trị bệnh dạ dày, ung thư, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, trị mụn, làm đẹp da… Với lượng lớn curcumin, tinh bột nghệ có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, rất phù hợp với người bệnh ho, khản tiếng có đờm.
Bạn chỉ cần pha tinh bột nghệ vào nước ấm, thêm một chút mật ong rồi uống hằng ngày. Thực hiện đều đặn sẽ giúp ho, khản tiếng có đờm nhanh chóng biến mất.
➤ Trị khản tiếng có đờm bằng củ cải trắng
Củ cải trắng không chỉ là loại rau củ quen thuộc trong gian bếp mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như tiêu đờm, giảm viêm, điều trị khản tiếng… Bài thuốc trị ho, khản tiếng có đờm từ củ cải trắng thực hiện bằng cách:
- Rửa sạch củ cải, gọt vỏ rồi cắt thành hạt lựu.
- Cho củ cải trắng và một ít mật ong vào bát rồi tiến hành hấp cách thủy.
- Lấy nước củ cải trắng uống hằng ngày sẽ giúp giảm ho, khản tiếng có đờm.
☛ Tham khảo thêm tại: Tiết lộ 10 phương pháp trị đờm dân gian cực hiệu quả
Dùng dung dịch xịt họng AFree
Thấu hiểu nỗi lo lắng của người bệnh khi bị ho, khản tiếng có đờm lâu ngày không khỏi, Công ty Dược phẩm Thái Minh đã cho ra mắt Dung dịch xịt họng AFree giúp bạn điều trị các bệnh đường hô hấp, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh, giảm ho khản tiếng.
Sản phẩm xịt họng AFree được sản xuất theo công nghệ hiện đại, với thành phần là sự kết hợp giữa Kẽm (Zn) và Dimethyl Sulfoxide (DMSO) theo tỉ lệ phù hợp mang đến hiệu quả tốt đa giúp giải quyết các bệnh đường hô hấp, cụ thể có:
- Phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu nhanh tình trạng sưng viêm và đau rát họng
- Phòng bệnh viêm phế quản, ho lâu ngày không khỏi ở trẻ em và người lớn
Chỉ cần sử dụng xịt họng AFree mỗi ngày 5 – 6 lần, chỉ sau 1 – 2 ngày các bạn đã cảm nhận thấy tác dụng rõ rệt. Cách sử dụng gồm 4 bước rất đơn giản:
- Bước 1: Mở nắp nhựa cố định vòi xịt, xoay đầu xịt nằm ngang để dễ dàng đưa thuốc với vị trí mong muốn.
- Bước 2: Mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
- Bước 3: Cần lọ xịt trong bàn tay, ngón trỏ đặt lên nút xịt. Đưa đầu xịt hướng vào họng rồi nhấn nhẹ từ 4 – 5 nhịp liên tiếp.
- Bước 4: Vệ sinh lại đầu xịt cho sạch sẽ rồi đóng nắp như ban đầu.
Bạn cũng có thể pha dung dịch AFree với nước theo tỉ lệ 1:20 rồi dùng để súc miệng 3 lần/ngày với tác dụng sát khuẩn, làm sạch khoang miệng.
Lưu ý: Không dùng sản phẩm này cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Khi nào người bệnh ho, khản tiếng có đờm cần đi khám?
Bệnh ho, khản tiếng có đờm ở mức độ nhẹ có thể tự nhiều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các mẹo ở trên mà bệnh vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì các bạn cần đến các cơ sơ y tế để tiến hành thăm khám sớm. Ngoài ra, khi gặp các triệu chứng sau đây, các bạn cũng nên đến bác sĩ để kiểm tra và có hướng giải quyết phù hợp:
- Ho, khản tiếng có đờm kéo dài hơn 2 tuần không khỏi và có dấu hiệu ngày càng nặng hơn.
- Cổ họng người bệnh bị đau, ngứa rát
- Nghẹn họng, khó nuốt, luôn cảm thấy bị vướng trong cổ họng
- Nhiều đờm, đờm có số lượng và màu sắc bất thường
Phòng ngừa ho, khản tiếng có đờm tái phát
Để phòng tránh ho, khản tiếng có đờm và ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn cần chăm sóc sức khỏe bản thân và đảm bảo hầu họng luôn khỏe mạnh. Hãy áp dụng các phương pháp dưới đây:
- Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày tùy theo nhu cầu của cơ thể, điều này không chỉ làm tăng hoạt động trao đổi chất của cơ thể mà còn giúp thải độc, làm loãng đờm nhầy.
- Súc họng với nước muối mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng, họng, kẽ răng.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn (rượu, bia), hút thuốc lá.
- Không uống nước đá lạnh và các thực phẩm lạnh để tránh gây ảnh hưởng đến vòm họng.
- Giữ ấm cơ thể và cổ họng khi thời tiết lạnh, chuyển mùa đột ngột.
- Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ cơ thể khỏi khói bụi, không khí ô nhiễm…
- Tăng cường ăn những món ăn nhiều vitamin, chất xơ như trái cây, rau xanh.
- Rèn luyện thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
Lời kết:
Bài viết trên đây là những thông tin rất bổ ích liên quan đến ho, khản tiếng có đờm mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn. Mong rằng bạn đọc đã hiểu hơn về tình trạng bệnh này và chọn được phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, đảm bảo giọng nói ổn định để tự tin trong giao tiếp, công việc.
Nguồn tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/hoarse-voice#summary
- https://www.medicinenet.com/hoarse_voice_and_thick_saliva_or_mucus/multisymptoms.htm
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17105-hoarseness