Khi bạn thường xuyên gặp triệu chứng ho tức ngực có đờm thì không nên quá chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính… Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây ho tức ngực có đờm và một số cách điều trị bệnh phổ biến.
Mục lục
Tình trạng ho tức ngực có đờm là gì?
Ho tức ngực có đờm là khi người bệnh có các cơn ho liên tục hoặc ngắt quãng kèm tiết nhiều đờm đặc trong cổ họng và có cảm giác tức ngực khó chịu. Cảm giác tức ngực thường nghiêm trọng hơn mỗi khi người bệnh cố gắng ho để đẩy đờm ra ngoài.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng ho đờm thường gặp
Các bệnh lý liên quan đến ho tức ngực có đờm
Trong một số trường hợp, ho tức ngực có đờm là dấu hiệu của các bệnh lý đường hô hấp như:
Viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh xảy ra ở đường hô hấp dưới, liên quan tới tình trạng nhiễm trùng niêm mạc ống phế quản và dẫn đến các phản ứng viêm. Bệnh gồm có hai thể là cấp tính (kéo dài trong vài tuần) và mạn tính (kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm).
Các triệu chứng hay gặp ở người bệnh viêm phế quản gồm có ho kéo dài, ho có đờm nhầy hoặc ho lẫn máu, khó thở, tức ngực, sốt cao, cơ thể mệt mỏi…
Hen phế quản
Hen phế quản (hay gòn được gọi là hen suyễn) là bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mãn tính. Người bệnh hen phế quản khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói xăng dầu, bụi kim loại… sẽ phản ứng lại một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, nặng ngực, ho khan, ho có đờm.
Thuyên tắc phổi
Bệnh lý này xảy ra khi động mạch phổi bị tắc do nguyên nhân chủ yếu là huyết khối từ hệ tĩnh mạch sâu chi dưới. Khi huyết khối vỡ, chúng sẽ trôi nổi tự do trong mạch máu, di chuyển trong hệ thống tuần hoàn và gây tắc nghẽn mạch.
Chính sự tắc nghẽn này sẽ gây ra các triệu chứng đột ngột như ngứa cổ họng, ho khan, ho có đờm, tức ngực, khó thở, sốt cao, tim đập nhanh… và thậm ý có thể mất ý thức, hôn mê.
Viêm phổi
Viêm phổi do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… Bệnh xảy ra khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập gây các tổn thương ở tổ chức phổi, ảnh hưởng đến hoạt động của các phế nang.
Viêm phổi có thể gặp ở mọi đối tượng không phân biệt giới tính và độ tuổi. Người bệnh viêm phổi có các triệu chứng điển hình như ho có đờm, đờm quánh dính, khó thở, đau tức ngực, sốt cao, rét run… Xét nghiệm thấy lượng bạch cầu trong máu tăng cao, hình ảnh X-quang phổi có nhiều đốm mờ.
Lao phổi
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis lây truyền qua không khí gây ra. Các triệu chứng điển hình của bệnh gồm ho kéo dài, ho ra đờm, đau ngực, khó thở, đổ mồ hôi trộm về đêm, chán ăn, gầy sút cân… Xét nghiệm soi đờm trực tiếp của người bệnh thấy vi khuẩn lao phổi.
Bệnh lao phổi kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm và có thể lây nhiễm cho 10 – 15 người khác thông qua tiếp xúc gần.
Ung thư phế quản
Ung thư phế quản (thường gọi là ung thư phổi) là bệnh tăng sinh ác tính của tế bào biểu mô phế quản. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng hút thuốc lá được cho là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu.
Các triệu chứng lâm sàng của ung thư phế quản rất đa dạng như ho ra máu, khó thở, tức ngực, thở khò khè, đau nhức xương, gầy sút cân… Thực hiện các xét nghiệm hình ảnh gồm X-quang, CT scan phổi người bệnh sẽ thấy các vị trí phổi bị tổn thương.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí không hồi phục hoàn toàn. COPD gây suy giảm hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng có thể gặp trên người bệnh COPD gồm có ho mạn tính, ho có đờm trắng, vàng xám hoặc đôi khi lẫn máu, khó thở, thở gấp, tức ngực, cơ thể mệt mỏi kéo dài…
Suy tim
Ho tức ngực có đờm không chỉ xảy ra khi người bệnh gặp các bệnh ở đường hô hấp mà còn là một trong những triệu chứng của bệnh suy tim. Bình thường, tim làm nhiệm vụ bơm máu, đưa oxy đến phổi và những cơ quan quan trọng khác trong cơ thể. Tuy nhiên, ở người bệnh suy tim, khả tăng hoạt động của tim giảm sút, lượng máu tim bơm đi không đủ để phục vụ nhu cầu của cơ thể, từ đó gây ra những triệu chứng như tức ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, hụt hơi…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nguyên nhân gây ho có đờm
Khi ho tức ngực có đờm cần làm gì?
Thông thường, các triệu chứng ho khan, ho có đờm, tức ngực, khó thở ít đi kèm với nhau mà thường biểu hiện riêng biệt. Trong trường hợp bạn gặp đồng thời các triệu chứng này thì cần hết sức cẩn trọng bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.
Lúc này, điều đầu tiên bạn cần làm là tạm dừng các hoạt động thể lực nặng, mất sức. Hãy đến ngay các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe, xác định nguyên nhân gây ho tức ngực có đờm và từ đó tìm ra hướng điều trị phù hợp. Cùng với đó, trong quá trình điều trị, các bạn cần cẩn thận trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày, tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị được bác sĩ đề ra và xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý.
Phương pháp điều trị ho tức ngực có đờm
Ho tức ngực có đờm là tình trạng bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh, các bạn có thể phối hợp nhiều phương pháp với nhau để sức khỏe nhanh chóng hồi phục.
Sử dụng thiết bị y tế hỗ trợ người bệnh
Khi các cơn ho xuất hiện liên tục kèm cảm giác tức ngực và nhiều đờm đặc trong đường dẫn khí thì các bạn có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ sau:
Máy khí dung
Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo nguyên lý tạo sương mù, tác động trực tiếp vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên và dưới. Khi sử dụng, máy phun ra thuốc ở dạng sương được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp, đi đến những vị trí cần điều trị.
Tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định tần xuất sử dụng phù hợp, thường dùng 2 – 4 lần/ngày. Đồng thời, người bệnh dùng máy khí dung cần nắm chắc cách giữ vệ sinh và bảo quản máy để hạn chế tối đa vấn đề nhiễm khuẩn từ bên ngoài.
Máy hút đờm
Máy hút đờm là thiết bị y tế hỗ trợ người bệnh hút dịch đờm trong cổ họng ngay tại nhà, đặc biệt là những đối tượng không thể tự khạc đờm ra ngoài hoặc người có đờm nhiều khạc mãi không hết.
Máy sử dụng cơ thế bơm hút chuyên biệt, giúp lấy ra lượng đờm và vi khuẩn gây tắc nghẽn đường thở, đem lại sự thông thoáng, thoải mái cho người bệnh. Khi sử dụng thiết bị này cần chú ý tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn, người hút đờm phải rửa sạch tay và đeo găng tay khi thực hiện để tránh vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập.
☛ Xem thêm tại: Cách làm long đờm nhanh chóng
Điều trị ho tức ngực có đờm bằng thuốc Tây y
Khi ho đờm kèm tức ngực kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống thì bạn có thể lựa chọn một số thuốc Tây y có sẵn tại nhà thuốc để điều trị bệnh. Hãy nhớ rằng tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc Tây y tại nhà mà bạn cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ để có liệu trình điều trị chính xác và tránh những nguy hại không mong muốn.
Thuốc long đờm
Thuốc long đờm có tác dụng làm lỏng dịch tiết tại niêm mạc đường hô hấp, giúp chúng dễ di chuyển và đào thải ra ngoài. Các thuốc long đờm phổ biến trên thị trường thường chứa các hoạt chất như Ipeca, Terpin, Acetylcystein, Ambroxol,…
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng trong những trường hợp ho tức ngực có đờm do nguyên nhân vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng kháng sinh mang tại hiệu quả và tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình và hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Các kháng sinh thường được sử dụng hiện hay có thể kể đến như Amoxicillin, Roxithromycin, Erythromycin…
Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho được chia làm hai loại gồm thuốc giảm ho ngoại biên và thuốc giảm ho trung ương. Thuốc giảm ho ngoại biên có tác dụng làm giảm sự nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho, loại thuốc này chứa các thành phần gồm glycerol, benzonatat, menthol …
Thuốc giảm ho trung ương hoạt động theo cơ chế ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành tủy, đồng thời có tác dụng an thần. Thuốc nhóm giảm ho trung ương có các hoạt chất như Codein, Dextromethorphan…
Cách chăm sóc sức khỏe khi ho tức ngực có đờm
Khi gặp các bệnh đường hô hấp, các bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh để có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Một số lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể kể đến như:
- Đeo khẩu trang y tế để hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất…
- Kiêng sử dụng các chất gây kích thích như bia, rượu, cà phê
- Sau khi ăn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng hoặc đi nằm ngay sau khi ăn no
- Uống nhiều nước, bổ sung thêm rau xanh, trái cây vào các bữa ăn để tăng cường sức đề kháng
- Tập thể dục mỗi ngày bằng các bài tập phù hợp như yoga, chạy bộ, đạp xe…
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa để không gian sống sạch sẽ, thoáng mát
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi
- Bảo vệ cơ thể mỗi khi thời tiết lạnh, thay đổi mùa đột ngột
☛ Tham khảo thêm tại: Cách trị ho đờm cho người lớn
Xịt họng AFree – Giải pháp điều trị các bệnh đường hô hấp
Thấu hiểu những ảnh hưởng của các bệnh đường hô hấp đến cuộc sống thường ngày của người bệnh, Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh đã cho ra đời sản phẩm Xịt họng AFree hỗ trợ điều trị các bệnh phổ biến như viêm họng, ho khan, ho có đờm, đau rát họng… với cách sử dụng đơn giản, mang đến hiệu quả và tác dụng nhanh chóng.
Xịt họng AFree được bào chế dựa trên nghiên cứu ứng dụng 2 thành phần nổi bật gồm Kẽm Iod (ZnI2) và DMSO (Dimethhyl sulfoxide) theo tỷ lệ phù hợp. Khi sử dụng, sản phẩm mang đến những công dụng ưu Việt như:
- Phòng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do nguyên nhân virus, vi khuẩn
- Giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu đi tình trạng viêm, đau rát họng
- Phòng bệnh viêm phế quản, ho lâu ngày ở cả trẻ em và người lớn
Cách sử dụng xịt họng AFree để hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp gồm các bước sau:
- Bước 1: Tháo nắp nhựa trong cố định vòi xịt
- Bước 2: Tiếp tục tháo phần nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt
- Bước 3: Xoay vòi xịt 360 độ đến vị trí trong khoang miệng, họng cần được điều trị rồi ấn nhẹ 2 – 3 nhịp. Sau khi sử dụng, vệ sinh đầu xịt rồi đóng nắp lại như ban đầu.
Khi gặp các bệnh đường hô hấp thông thường như viêm họng, ngứa họng, đau rát họng, nhiều đờm, ho tức ngực bạn dùng xịt họng AFree 4 – 6 lần, mỗi lần 5 – 6 nhịp. Khi các triệu chứng đường hô hấp tăng nặng, bạn có thể xịt 15 lần/ngày để thuốc đạt tác dụng trị bệnh tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha dung dịch thuốc với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng mỗi ngày.
(Lưu ý: Không dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú).
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18009068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua AFree chính hãng trên toàn quốc
Trên đây là những thông tin bổ ích liên quan đến ho tức ngực có đờm mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Mong rằng qua bài viết các bạn đã hiểu hơn về một trong số những bệnh đường hô hấp phổ biến và có phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.