Bất cứ ai cũng đã từng bị viêm đường hô hấp trên ít nhất một lần trong đời. Đây là một tình trạng phổ biến, thường xảy ra vào mùa thu hoặc mùa đông. Khi bị viêm đường hô hấp trên, nhiều người nghĩ rằng bằng cách dùng kháng sinh họ sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Điều này có thật sự đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mục lục
- 1. Thế nào là viêm đường hô hấp trên?
- 2. Trường hợp nào cần dùng kháng sinh?
- 3. Nhóm kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên phổ biến hiện nay
- 4. Viêm đường hô hấp trên sử dụng kháng sinh sao cho hiệu quả?
- 4.1. Chỉ dùng kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn
- 4.2. Chỉ sử dụng kháng sinh cho nhiễm khuẩn
- 4.3. Không tự ý ngừng uống thuốc kháng sinh giữa chừng
- 4.4. Dùng đúng liều lượng
- 4.5. Dùng đúng thời điểm
- 4.6. Không tự ý dùng đơn thuốc cũ
- 4.7. Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải phù hợp
- 4.8. Loại thực phẩm cần chú ý khi sử dụng kháng sinh
- 5. Xịt họng AFree – giải pháp cho viêm đường hô hấp trên
Thế nào là viêm đường hô hấp trên?

Đường hô hấp trên bao gồm hầu, xoang, mũi, họng và thanh quản. Do là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí nên mọi điều kiện bất lợi của môi trường như bụi, nóng, lạnh, hanh khô, hơi độc, virus, vi khuẩn, … đường hô hấp trên đều phải gánh chịu đầu tiên. Điều này làm cho nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên luôn ở mức cao.
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, thường xảy ra do ảnh hưởng của virus, vi khuẩn gây bệnh. Đây là chứng bệnh rất dễ mắc và tái diễn nhiều lần, thường xuất hiện theo mùa, nhất là vào mùa khô hanh và mùa đông.
Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường kéo dài từ 3-14 ngày. Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng, gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng não, viêm tim.
Tìm hiểu đầy đủ: Bệnh viêm đường hô hấp trên nguy hiểm không?
Trường hợp nào cần dùng kháng sinh?

Viêm đường hô hấp trên là một tình trạng rất phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, nhất là trong những dịp thời tiết thay đổi. Ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, nhiều người đã tự ý đi mua kháng sinh về dùng. Tuy nhiên, việc này là không nên vì nó vừa không cần thiết, lại gây tốn kém và có nguy cơ cao gây ra kháng thuốc.
Khi viêm đường hô hấp trên biểu hiện bằng các triệu chứng nhẹ như ngứa họng, viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho, …bạn cần bình tĩnh và áp dụng các biện pháp tại nhà như vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, súc miệng bằng nước muối ấm, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn đồ ăn loãng và uống nhiều nước ấm, …Trong trường hợp bị sốt trên 38,5oC, bệnh nhân cũng có thể dùng paracetamol để hạ sốt. Nếu ho nhiều, ho có đờm, bạn nên đi khám để được chỉ định thuốc phù hợp.
Trong trường hợp bạn có các biểu hiện của nhiễm khuẩn hay có nguy cơ bội nhiễm như ho dữ dội, sốt cao trên 38,5oC, sưng đau hạch cổ, khó thở, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, xuất hiện dịch đờm, nốt xuất huyết ở vòm họng, …bạn cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, việc quyết định dùng kháng sinh gì, dùng như thế nào cũng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự mua thuốc về dùng.
Mục đích của việc sử dụng kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn, làm chúng không thể gây bệnh được nữa. Khi dùng kháng sinh, bạn phải dùng ít nhất 5 ngày, tuyệt đối không được dùng nửa vời, sau 2-3 ngày dùng thuốc thấy đỡ hơn mà tự ý bỏ thuốc. Bởi vì lúc này, vi khuẩn mới yếu đi nhưng chưa chết hẳn. Nếu dừng thuốc, vi khuẩn chưa bị tiêu diệt sẽ đần khỏe lại, gây ra các triệu chứng ồ ạt như ban đầu và dần có sức đề kháng với chính loại kháng sinh đang uống, dẫn đến xảy ra tình trạng kháng thuốc rất nguy hiểm hiện nay.
Tham khảo thông tin: Viêm đường hô hấp trên có lây không?
Nhóm kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên phổ biến hiện nay
Hiện nay, có khoảng hơn 100 loại thuốc kháng sinh, các kháng sinh này được xếp vào các nhóm khác nhau. Trong đó, chỉ có một vài nhóm thường được dùng trong điều trị viêm đường hô hấp trên là:
Kháng sinh nhóm Beta-lactam
Nhóm Beta-lactam là một họ kháng sinh rất lớn, bao gồm nhiều phân nhóm kháng sinh khác nhau. Trong điều trị viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn, 2 phân nhóm kháng sinh được dùng phổ biến là:
☛ Phân nhóm Penicillin
Phân nhóm Penicillin được coi là một trong những kháng sinh quan trọng nhất hiện nay. Phân nhóm này gồm các thuốc như: Penicillin G, Amoxicillin, Ampicillin, Oxacillin, …Trong đó, ba loại thuốc được dùng phổ biến nhất hiện nay là Amoxicillin, Ampicillin và Penicillin G.
Phân nhóm Penicillin được coi là loại thuốc đầu tay trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng do liên cầu.
Khi sử dụng các thuốc Penicillin để điều trị nhiễm khuẩn, bạn cần đặc biệt lưu ý đến tác dụng phụ của nhóm thuốc này và thông báo với bác sĩ ngay khi có biểu hiện bất thường. Tác dụng phụ thường gặp nhất là dị ứng các Penicillin – với biểu hiện đặc trưng là nổi mề đay, phát ban và ngứa. Ngoài ra, hiếm gặp hơn, người bệnh có thể bị sốc phản vệ – một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau. Các triệu chứng do dị ứng nhóm thuốc này thường xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc, hoặc ít phổ biến hơn là vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần sau đó.
☛ Phân nhóm Cephalosporin
Sự phát triển mạnh mẽ của các Celphalosporin trong thập kỉ qua khiến cho nó trở thành một trong những nhóm thuốc được quan tâm hàng đầu. Đây là nhóm thuốc có tác dụng diệt khuẩn và hoạt động với cơ chế tương tự như các Penicillin. Tuy nhiên, so với Penicillin, các Cephalosporin có hoạt tính kháng sinh cao hơn và rộng hơn.

Dựa vào những đặc trưng của thuốc, người ta chia phân nhóm kháng sinh này thành 4 thế hệ. Trong điều trị viêm đường hô hấp trên, các loại thuốc thường được lựa chọn là:
- Cephalosporin thế hệ 1: Được dùng thay thế cho các Penicillin. Trong thế hệ này, Cephalexin là loại thuốc được các bác sĩ lựa chọn hàng đầu.
- Cephalosporin thế hệ 2: Cefuroxim được dùng để điều trị nhiễm trùng tai – mũi – họng.
- Cephalosporin thế hệ 3: Chủ yếu dùng trong các tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng, trong đó có viêm tai giữa cấp.
- Cephalosporin thế hệ 4: Được dùng cho các nhiễm trùng nặng, đa kháng thuốc.
Khi sử dụng các Cephalosporin, người bệnh cần lưu ý đến tình trạng phát ban dát sần – loại phản ứng quá mẫn muộn xảy ra từ 1-2 tuần sau khi dùng thuốc.
Kháng sinh nhóm Macrolid
Các kháng sinh nhóm Macrolid có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Trong lâm sàng, nhóm thuốc này thường được sử dụng cho những trường hợp vi khuẩn đã kháng lại Penicillin, người bệnh sử dụng Penicillin nhưng không có hiệu quả.
Nhóm Macrolid được dùng rất nhiều trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, trong đó có cả viêm đường hô hấp trên (nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm xoang, …) và viêm đường hô hấp dưới. Các kháng sinh thường được kê đơn hiện nay là Spiramycin, Azithromycin, Clarithromycin, …Trong đó, Spiramycin không độc với gan và là một trong những lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ có thai.
Dù đem lại hiệu quả cao trong điều trị, tuy nhiên, cũng như các loại thuốc khác, kháng sinh Macrolid cũng là “con dao hai lưỡi” mà mọi người cần đề phòng vì tác dụng phụ nó có thể mang lại. Khi sử dụng loại thuốc này, các tác dụng phụ mà người bệnh thường gặp nhất là tiêu chảy, nổi mẩn đỏ, nôn mửa, hoa mắt, …Ngoài ra, hiếm gặp hơn, bạn cũng có thể bị tình trạng như nổi mề đay, phát ban, sốc phản vệ hay hội chứng Stevens – Johnson.
Viêm đường hô hấp trên sử dụng kháng sinh sao cho hiệu quả?
Khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cần lưu ý thực hiện những điều sau để vừa đạt hiệu quả cao vừa an toàn đối với sức khỏe:
Chỉ dùng kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn

Mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số vi khuẩn nhất định và chỉ trên một số cơ quan nhất định của cơ thể nó mới cho hiệu quả cao nhất. Vì thế, việc tự ý sử dụng kháng sinh vừa không làm cho bệnh được cải thiện, đi kèm với đó là rất nhiều tác dụng phụ mà loại thuốc này mang lại.
Chỉ sử dụng kháng sinh cho nhiễm khuẩn
Kháng sinh chỉ có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn mà không có tác dụng nào trên virus. Do đó, loại thuốc này chỉ hiệu quả với các tình trạng viêm do vi khuẩn gây ra. Đối với bệnh có nguyên nhân là virus, sử dụng kháng sinh vừa không có lợi lại đem lại rất nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.
Không tự ý ngừng uống thuốc kháng sinh giữa chừng
Khi cảm thấy khỏe lại, mọi người thường có xu hướng tự ngừng uống thuốc giữa chừng, không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc làm này vô hình chung tạo điều kiện cho một số vi khuẩn còn sót lại tiếp tục sinh sôi, phát triển và quay lại gây bệnh cho bạn. Do đó, bạn cần uống đủ liều kháng sinh, tuyệt đối không ngừng giữa chừng. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh mà thời gian dùng kháng sinh có thể dài ngắn khác nhau nhưng thông thường không dưới 5 ngày.
Dùng đúng liều lượng
Việc dùng kháng sinh nào, liều lượng bao nhiêu còn tùy thuộc vào thể bệnh và tình trạng bệnh. Tự ý tăng, giảm liều lượng khi dùng kháng sinh có thể khiến bệnh lâu khỏi hoặc làm cho người bệnh phải hứng chịu những tác dụng phụ nặng nề của thuốc gây ra. Đặc biệt, hiện tượng rất phổ biến hiện nay là việc tự ý giảm liều khi cảm thấy đỡ hơn, điều này có thể làm bệnh nặng hơn và gây ra tình trạng kháng thuốc.
Dùng đúng thời điểm
Do đặc điểm dược động học của thuốc mà một số loại kháng sinh được chỉ định dùng xa hoặc ngay sau khi ăn. Cụ thể, các kháng sinh thuộc nhóm Penicillin, Cephalosporin và Macrolid thường được dùng xa bữa ăn. Do đó, bạn có thể dùng các thuốc này trước ăn 1 tiếng hoặc sau ăn ít nhất 2 giờ.
Không tự ý dùng đơn thuốc cũ
Với tâm lý ngại đi khám, khi có biểu hiện nhiễm trùng, vài người đã tự ý dùng lại đơn thuốc của lần trước mà không đi khám bác sĩ. Điều này là sai lầm lớn do những bệnh viêm đường hô hấp trên thường có những biểu hiện tương đồng nhau, do đó cùng biểu hiện nhưng chưa chắc đã là cùng một bệnh. Trong trường hợp này uống kháng sinh vừa không có hiệu quả lại phải gánh chịu tác dụng phụ mà thuốc mang lại.
Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải phù hợp
Chỉ có những trường hợp đặc biệt bệnh nhân mới được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa. Ví dụ như trường hợp dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu, ngừa tái nhiễm trong viêm nội mạc tim, …Khi không có chỉ định, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh để phòng bệnh.
Loại thực phẩm cần chú ý khi sử dụng kháng sinh

Khi dùng thuốc kháng sinh bạn nên tránh các thực phẩm có tính axit, rượu, đồ ăn nhanh, trái cây có chứa canxi và sắt hoặc trái cây quá chín. Ở giai đoạn sau khi điều trị khỏi bằng thuốc kháng sinh, sữa chua, tỏi hay thực phẩm giàu chất xơ sẽ rất có lợi trong việc phục hồi lại hệ vi sinh đường ruột của bạn về trạng thái khỏe mạnh.
Xịt họng AFree – giải pháp cho viêm đường hô hấp trên
Thống kê cho thấy, Việt Nam có tỷ lệ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên ngày một tăng lên. Viêm đường hô hấp trên gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí nặng hơn nhiễm trùng có thể lan rộng và nguy hiểm đến tính mạng. Thấu hiểu nỗi lo này, công ty Dược phẩm Thái Minh đã cho ra đời dung dịch xịt họng AFree giúp khắc phục những bệnh lý về đường hô hấp một cách hiệu quả.

Với 2 thành phần chính là ZnI2 và DMSO, sản phẩm mang đến cho người dùng những công dụng tuyệt vời trong việc:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý thuộc đường hô hấp nói chung và viêm đường hô hấp trên nói riêng.
- Ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của virus và vi khuẩn.
- Giảm ho, sưng viêm, đau rát cổ họng.
Một trong những ưu điểm vượt trội của AFree so với các sản phẩm khác trên thị trường là cách dùng đặc biệt đơn giản. Bạn chỉ cần xịt 4-6 lần mỗi ngày, 2-3 nhịp mỗi lần, chỉ sau một tuần tình trạng của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về việc có nên dùng kháng sinh cho viêm đường hô hấp trên không. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng