Đờm đặc trong cổ họng sẽ khiến bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu, gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thông thường, khi nhiều đờm sẽ kích thích gây ho để loại bỏ bớt ra ngoài, tuy nhiên một số trường hợp có đờm nhưng không ho. Vậy tình trạng này là sao? có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây nhé.
Mục lục
- Thế nào là tình trạng có đờm nhưng không ho?
- Nguyên nhân không ho nhưng lại có đờm ở cổ họng
- Có đờm trong cổ họng nhưng không ho để lâu liệu có nguy hiểm không?
- Phương pháp giúp loại bỏ đờm trong cổ họng hiệu quả
- Những lưu ý khi chữa cổ họng có đờm nhưng ho
- Xịt họng AFree – Giải pháp giảm ho, phòng viêm nhiễm các bệnh về đường hô hấp
Thế nào là tình trạng có đờm nhưng không ho?
Đờm là những chất dịch nhầy được tiết ra từ đường hô hấp. Thành phần của nó bao gồm chất nhầy, mủ bạch cầu, hồng cầu và một số chất độc hại xâm nhập vào trong cơ thể như virus, vi khuẩn…
Bình thường cổ họng vẫn tiết một lượng dịch nhất định để giữ lại các tác nhân gây hại. Khi tích lũy một lượng lớn sẽ kích thích cổ họng gây phản xạ ho để tống đờm ra ngoài.
Tuy nhiên một số người lại gặp phải tình trạng có đờm nhưng không ho kèm theo những biểu hiện là:
- Cổ họng luôn cảm thấy khó chịu, có gì đó mắc mắc không thể khạc ra ngoài.
- Mũi nghẹt, khản tiếng.
- Họng thấy ngứa và đau, khó nuốt được.
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn uống.
☛ Có thể bạn muốn biết: Bị ho có đờm trắng bạn cần biết những gì?
Nguyên nhân không ho nhưng lại có đờm ở cổ họng
Có rất nhiều nguyên nhân tác động lên cổ họng gây tăng tiết đờm nhưng lại không thể ho. Một số nguyên nhân chính phổ biến có thể kể đến như:
- Môi trường sống ô nhiễm: cùng với sự phát triển của công nghiệp thì lượng lớn bụi bẩn, hóa chất, chất đốt phát tán vào môi trường cũng là nguyên nhân khiến chất lượng không khí suy giảm. Phải sống trong môi trường ô nhiễm một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến cổ họng, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm.
- Hút thuốc lá: thành phần nicotin có trong thuốc lá có thể gây viêm đường hô hấp. Khi đấy niêm mạc phổi, phế quản sẽ tăng tiết dịch đờm gây tắc đường thở.
- Nhiễm trùng: cổ họng đang bị tổn thương sẽ tạo điều kiện có virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng khiến người bệnh cảm thấy có đờm, khó chịu nhưng lại không ho được.
- Stress, căng thẳng: Việc căng thẳng quá mức gây rối loạn sức đề kháng, gây giảm sút sức khỏe của chính bạn, không thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh đường hô hấp, gây tăng tiết chất nhầy ở cổ họng.
Không chỉ vậy, tình trạng không ho nhưng có đờm trong cổ họng cũng là một báo hiệu cho việc bạn đang mắc một số bệnh lý của đường hô hấp. Cụ thể là:
- Cảm lạnh: thường hay có đờm nhất là vào ban đêm hoặc gần sáng sớm, đặc biệt khi về đêm thời tiết thay đổi đột ngột, có thể gây ho hoặc không. Với những người sức khỏe tốt, bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc.
- Viêm mũi dị ứng: bệnh xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng: phấn hoa, khói bụi… Bệnh không gây ho nhưng có đờm do nước mũi chảy xuống từ mũi tích tụ ở họng, tuy nhiên bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày.
- Viêm amidan: đây là căn bệnh có liên quan đến triệu chứng không ho nhưng có đờm. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn, virus tấn công vào amidan, từ đó khiến cho khu vực này bị sưng tấy, nóng đỏ, kèm theo tăng tiết dịch nhầy.
- Ung thư vòm họng: đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài không ho nhưng có đờm, bệnh nhân có thể có một số triệu chứng như: xuất hiện hạch ở cổ, ù tai, khó thở, suy giảm thị lực…
Có đờm trong cổ họng nhưng không ho để lâu liệu có nguy hiểm không?
Cổ họng có đờm nhưng không ho là tình trạng thường gặp trong cuộc sống, không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống do họng luôn khó chịu, vướng víu. Bình thường hiện tượng này thuyên giảm và tự khỏi sau 2 tuần.
Tuy nhiên, ở một số người, tình trạng này kéo dài, đờm tích tụ ngày một nhiều mà lại không thể ho được để tống đờm ra ngoài sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp, nặng gây khó thở thậm chí là tử vong.
Không chỉ vậy, đờm tích tụ còn là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus phát triển, gây nên một số bệnh lý như: viêm phổi, lao, ung thư… với những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của bạn.
Phương pháp giúp loại bỏ đờm trong cổ họng hiệu quả
Có đờm lâu ngày nhưng không thể ho được sẽ khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của bạn. Vì vậy cần tiến hành nhanh chóng một số phương pháp nhằm loại bỏ đờm. Một số cách bạn có thể tham khảo như:
Súc miệng với nước muối
Nước muối luôn được biết đến là có tính sát khuẩn tốt, giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh, giảm tăng tiết đờm. Không chỉ vậy, súc nước muối thường xuyên làm dịu nhẹ cổ họng, giảm cảm giác đau ngứa, khó chịu.
Cách thực hiện:
- Pha một muỗng canh muối với một cốc nước ấm, dùng thìa khuấy đều cho đến khi muối tan hết.
- Cho một lượng vừa đủ vào miệng, ngửa cổ về phía sau sao cho nước muối chạm vào thành cổ họng. Sau đó dùng lực đẩy hơi ra ngoài, tạo tiếng khò khò, mỗi lần làm liên tục ít nhất 30 giây.
- Nhổ phần nước cũ đi, lặp lại động tác từ 3 – 4 lần với phần nước mới, sau 3 ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Vỗ rung long đờm
Cách này thường áp dụng với đối tượng trẻ nhỏ do lúc này trẻ còn nhỏ chưa đủ sức để khạc đờm ra ngoài, lâu dài sẽ gây tắc đường hô hấp khiến trẻ khó thở. Thời điểm tốt nhất là thực hiện vào buổi sáng do lúc này trẻ vừa ngủ dậy, đờm ở bên trong rất nhiều và dễ đào thải ra ngoài hơn.
Cách thực hiện:
- Để trẻ cúi đầu về phía trước, bạn có thể để trẻ nằm trên tay bạn hoặc ngồi đều được.
- Khum bàn tay lại tạo một khoảng trống ở giữa bàn tay để khi vỗ trẻ không bị đau; dùng tay vỗ nhè nhẹ từ vị trí ngang lưng lên đến miệng họng.
- Vỗ liên tục trong 15 phút, trẻ sẽ ho hoặc nôn ra đờm.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách làm long đờm nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà
Xông hơi làm giảm đờm
Khi bạn xông hơi, những hơi nóng sẽ vào cổ họng bao bọc lấy các lớp đờm và bóc đi chúng dễ dàng từ cuống họng. Bạn có thể dùng cách trị đờm thông qua việc tự xông hơi ở nhà bằng cách:
- Đun nồi nước sôi lớn, có thể cho vài giọt tinh dầu quế hoặc tràm để làm tăng hiệu quả tiêu đờm.
- Sau đó đặt nồi nước lên một mặt phẳng rộng, thoáng và lấy một chiếc khăn mặt khô trùm kín đầu.
- Ngồi cách ngồi khoảng 30cm, từ từ hé vung nồi nước xông để tránh hơi nước bốc lên mặt mạnh gây bỏng rát.
Mẹo dân gian chữa không ho nhưng có đờm
Các bài thuốc dân gian cũng là một cách giúp loại bỏ đờm được nhiều người áp dụng. Do thành phần đều là các nguyên liệu tự nhiên nên vô cùng an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian đã được chứng minh hiệu quả, các bạn có thể tham khảo:
Hành tây và đường phèn
Hành tây không chỉ là một trong những loại rau củ quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình mà nó còn có công dụng giảm ho, long đờm rất hiệu quả. Bởi trong hành tây chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin và flavonoid… có vai trò ức chế viêm nhiễm, giảm đờm trong cổ họng.
Các bước thực hiện:
- Hành tây các bạn gọt vỏ, rửa sạch với nước sau đó dùng dao thái nhỏ hành tây thành hạt lựu rồi cho vào một cái bát sạch. Thêm vào trong hỗn hợp 1 thìa đường phèn.
- Tiến hành hấp cách thủy hỗn hợp trên trong 45 phút. Bỏ bã, chắt lấy phần nước để uống.
- Bạn kiên trì sử dụng 2-3 lần/ ngày thì chỉ sau 2 ngày đã thu được hiệu quả rõ rệt.
Gừng và mật ong
Theo y học cổ truyền gừng có vị ấm, tính cay, quy kinh phế, tỳ, vị nên thường được dùng để làm ấm cơ thể, chữa ho, tiêu đờm… Thành phần của mật ong có nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm bớt cảm giác đau rát, khó chịu.
Các bước thực hiện gồm:
- Gừng bạn rửa sạch, cạo sạch vỏ, xắt thành những lát mỏng rồi cho vào cốc. Tránh không dùng những củ bị dập, bị thối, hư.
- Cho nước nóng vào cốc, khoảng nửa cốc là đủ, hãm trong 10 phút.
- Thêm một thìa mật ong vào cốc, khuấy đều là có thể dùng được.
Đánh bay đờm bằng lá húng chanh
Các hoạt chất như cavaron, thymol của lá húng chanh có công dụng chống viêm, sát khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn phát triển từ đó giảm thiểu tình trạng có đờm nhưng không ho được.
Cách thực hiện đơn giản là:
- Lá húng chanh rửa sạch, nếu muốn an toàn bạn có thể ngâm qua với nước muối, để ráo nước rồi đem xay nhuyễn hoặc thái nhỏ đều được. Cho thêm 2-3 quả quất + 1 thìa mật ong vào cùng lá húng chanh trong 1 cái bát.
- Hấp cách thủy hỗn hợp trong khoảng 20 phút rồi lọc bỏ phần bã lấy phần nước để dùng, kiên trì dùng đều đặn mỗi ngày 2 lần bệnh sẽ thuyên giảm.
Dùng thuốc Tây Y giúp tiêu đờm hiệu quả
Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà bệnh vẫn không khỏi, lúc này bệnh tình của bạn đã nặng, cần phải sử dụng thuốc. Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Terpin hydrat: đây là nhóm thuốc làm loãng đờm, giúp tống đờm ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên không nên dùng thuốc trong một thời gian dài để tránh các tác dụng phụ.
- Bromhexin hydroclorid: có công dụng giảm độ đặc, độ nhầy nhớt của đờm, giảm tình trạng không ho nhưng lại có đờm.
- Carbocystein: sản phẩm làm giảm độ đặc của đờm, khiến chúng loãng, dễ đào thải hơn. Sản phẩm này có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ nên phụ huynh có thể yên tâm khi cho trẻ sử dụng.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 12 viên ngậm trị ho tiêu đờm phổ biến hiện nay
Những lưu ý khi chữa cổ họng có đờm nhưng ho
Tuy tình trạng này dễ chữa nhưng nếu chủ quan thì khả năng tái phát bệnh là rất cao. Nên có một số lưu ý sau đây mà bạn cần phải nhớ khi chữa không ho nhưng cổ họng có đờm.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Trước hết, bạn phải đảm bảo một môi trường sống và sinh hoạt sạch sẽ và thoáng khí bằng cách hường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, tránh để bụi bẩn. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra.
Đặc biệt, bạn nên tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ, sức đề kháng chống lại bệnh tật. Có thể chọn những môn thể thao ngoài trời như chạy bộ, đạp xe, bơi lội… hoặc tập yoga, ngồi thiền trong nhà.
Cân bằng chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng góp một phần quan trọng quyết định tình trạng không ho nhưng có đờm của bạn sớm khỏi hay không. Chính vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm kích thích, sản sinh ra nhiều đờm ví dụ như sữa hoặc chế phẩm từ sữa, đậu nành…
Tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả giàu vitamin C để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Uống thật nhiều nước giúp loãng dịch đờm, dễ đào thải ra ngoài hơn. Lưu ý nên uống nước ấm, nước ép trái cây.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 10 thực phẩm quen thuộc giúp tiêu đờm, tan đờm hiệu quả
Xịt họng AFree – Giải pháp giảm ho, phòng viêm nhiễm các bệnh về đường hô hấp
Song song với việc thực hiện các biện pháp trên, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm dung dịch Xịt họng AFree giúp giảm ho, tiêu đờm và phòng viêm nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp do virus, vi khuẩn hiệu quả.
Với thành phần chính bao gồm: kẽm iod (ZnCl2), dimethyl sulfoxide (DMSO) là những chất có công dụng chống oxy hóa, sát khuẩn cao, giảm tình trạng sưng viêm, Afree được ưu tiên sử dụng trong phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp
Được sản xuất ở dạng xịt, các hạt sương nhỏ sẽ nhanh chóng phân tán vào niêm mạc đường hô hấp giúp làm dịu cơn đau rát, khó chịu ở cổ họng một cách nhanh chóng, giúp tiêu đờm hiệu quả hơn rất nhiều so với các thuốc đường uống.
Cách sử dụng dung dịch xịt họng AFree đúng cách:
- Bước 1: Mở phần nắp nhựa trong cố định vòi xịt.
- Bước 2: Xoay đầu xịt sao cho nằm ngang để khi xịt thuốc dễ dàng vào sâu trong họng hơn.
- Bước 3: Tháo nắp nhựa trắng bảo vệ phần đầu xịt.
- Bước 4: Tay bạn cầm chắc lọ xịt, ngón tay trỏ đặt lên trên phần nút xịt.
- Bước 5: Đưa sản phẩm lại gần miệng, hướng đầu vòi xịt vào trong họng, ngón trỏ ấn vào nút xịt tầm 4 đến 5 nhịp.
- Bước 6: Khi sử dụng xong, dùng khăn sạch vệ sinh đầu xịt, xoay đầu xịt về vị trí ban đầu và đóng nắp lại như ban đầu.
Lời kết
Sau bài viết này chắc hẳn bạn đã giải đáp được hết những thắc mắc của bản thân về tình trạng không ho nhưng có đờm trong cổ họng. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hy vọng các bạn luôn có một sức khỏe thật tốt.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.