Nhiệt miệng là bệnh phổ mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải vài lần trong đời. Thế nhưng đây cũng là biểu hiện của bệnh ung thư lưỡi mà nhiều người không nên chủ quan. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết cách phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi.
Mục lục
Biểu hiện nhiệt miệng và ung thư lưỡi
Biểu hiện của nhiệt miệng
Nhiệt miệng là căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Bệnh còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: loét miệng, áp-tơ miệng. Khi mắc bệnh, bạn sẽ luôn cảm thấy đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như:
- Xuất hiện những vết loét nhỏ, nông ở niêm mạc miệng.
- Những vết loét có thể thấy ở miệng, má trong, lợi, lưỡi,… và bất cứ đâu trong khoang miệng.
- Vết loét có kích thước khoảng 2-8mm, có hình dạng tròn hoặc oval, có màu trắng hoặc vàng, xung quanh có viền đỏ.
- Có thể sưng hạch bạch huyết.
- Các vết nhiệt sẽ tự khỏi và không để lại sẹo.
- Trường hợp bị nhiệt miệng kéo dài thì người bệnh có thể phải dùng kháng sinh để điều trị.
Biểu hiện của ung thư lưỡi
Đây là một loại ung thư ở vùng miệng, bắt nguồn từ các tế bào ở lưỡi. Đa số bệnh ung thư lưỡi thường gặp ở những người từ 50 tuổi, hiếm khi xảy ra với người trẻ tuổi và là loại ung thư ít gặp nhất so với các loại ung thư khác. Khi mắc bệnh, bạn sẽ thấy xuất hiện những biểu hiện như:
- Người bệnh sẽ cảm nhận thấy đau lưỡi, đặc biệt là khi nhai nuốt.
- Có những mảng trắng bám trên bề mặt lưỡi, chúng có thể lan rộng ra và gây chảy máu.
- Tình trạng đau họng kéo dài.
- Lưỡi có cảm giác bị tê bất thường.
- Người bệnh có thể xuất hiện kèm theo những biểu hiện: hôi miệng, đau tai, giọng thay đổi, cứng lưỡi.
Trường hợp nếu phát hiện bệnh sớm thì có thể điều trị khỏi. Bạn không nên chủ quan bởi ung thư lưỡi cũng có nhiều dấu hiệu giống bệnh nhiệt miệng. Vì vậy bạn nên chú ý từng biểu hiện khi bị nhiệt miệng.
☛ Tìm hiểu thêm: Biểu hiện nhiệt miệng ở lưỡi
Cách phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi
Bạn có thể dễ dàng phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi qua những đặc điểm sau đây:
Phân biệt qua vết loét
- Nhiệt miệng: Những vết loét có màu trắng hoặc vàng, có viền xung quanh màu đỏ, có kích thước nhỏ dưới 1cm. Vết loét có thể sưng đỏ, đau những nhìn bằng mắt thường thấy mềm mại.
- Ung thư lưỡi: Tổn thương có thể thấy là những vết loét, vết triết, u sùi hoặc vết loét trên u sùi ở lưỡi. Những vết tổn thương sẽ có màu đỏ, vàng hoặc trắng, đôi khi có màu đen do bị hoại tử. Bạn sẽ nhìn thấy xung quanh vết loét bị chai cứng.
Phân biệt qua thời gian mắc bệnh
- Nhiệt miệng: Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 7-15 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên rất dễ tái phát ở những vị trí khác nhau trong khoang miệng.
- Ung thư lưỡi: Những vết tổn thương thường kéo dài nhiều tháng hoặc hàng năm. Những vết tổn thương sau khi lành lại cũng có thể tái phát ở tại một vị trí. Trường hợp nếu bạn bị nhiệt miệng trên 2 tuần không thấy khỏi hoặc vết loét tái phát nhiều lần ở cùng một chỗ, thì bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Phân biệt qua các cơn đau
- Nhiệt miệng: Bạn sẽ thấy những vết loét không chảy máu nhưng có thể sẽ sưng đỏ, gây đau và khó chịu cho người bệnh.
- Ung thư lưỡi: Những vết tổn thương có chảy máu, bạn sẽ có thể thấy đau hoặc không đau.
Phân biệt qua mùi
- Nhiệt miệng: Không xuất hiện mùi.
- Ung thư lưỡi: Có mùi hôi khó chịu.
Phân biệt qua các triệu chứng khác
- Nhiệt miệng: Không gây ra những triệu chứng toàn thân. Trong trường hợp vết nhiệt bị nhiễm trùng nặng thì có thể gây sốt nhưng sẽ khỏi khi được điều trị.
- Ung thư lưỡi: Bệnh có thét gây ra những triệu chứng toàn thân như: sốt kéo dài, mệt mỏi, sụt cân nghiêm trọng, khó cử động lười khi nhai nuốt.
Khi nào thì bạn cần đến bác sĩ?
Đối với nhiệt miệng, bệnh có thể tự khỏi sau 1-2 tuần. Thế nhưng bạn vẫn nên đến bệnh viện để thăm khám tránh vết nhiệt bị nhiễm trùng khi thấy những biểu hiện sau:
- Vết loét không khỏi mà lan rộng hơn.
- Đau đớn hơn dù không chạm vào vết loét.
- Xuất hiện vết loét mới khi vết cũ chưa khỏi hẳn.
- Tiêu chảy, phát ban, sốt.
Đối với ung thư lưỡi, những vết loét thường kéo dài nhiều hơn 2 tuần, thậm chí hàng tháng và thường tái phát nhiều lần ở cùng một vị trí thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám. Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm hoặc sinh tiết tế ở vùng tổn thương để xác định bạn có mắc ung thư lưỡi hay không. Từ đó sẽ có những phương phác điều trị phù hợp với tình trạng của bạn.
Những vết tổn thương ở lưỡi thường không được chú ý nhiều nên bạn có thể chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của ung thư lưỡi nếu có. Chính vì điều này, khi vệ sinh răng miệng thi bạn nên theo dõi, kiểm tra kỹ vùng khoang miệng để nhận biết bệnh sớm hơn, tránh để bệnh phát triển nghiêm trọng.
Cách phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng và ung thư lưỡi
Bạn có thể phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi qua lối sống và chế độ dinh dưỡng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn nên thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách. Đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày, vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn khoang miệng. Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng, nên đánh răng bằng bàn chải mềm để tránh gây tổn thương cho niêm mạc miệng. (tham khảo: Nước súc miệng chữa nhiệt miệng)
Chế độ ăn có dinh dưỡng hợp lý
Xây dụng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây hại. Bổ sung thêm các loại rau xanh (bông cải xanh, rau bina, đậu nành, cà chua,…) để chống lại tình trạng ung thư lưỡi và nhiệt miệng. Uống đủ nước với nhu cầu của cơ thể khoảng 1,5 lít – 2 lít mỗi ngày.
Không nên ăn những món chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, có gia vị cay nóng, đồ ăn cứng hoặc nhiều góc cạnh bởi có thể làm tăng nguy cơ gây nhiệt miệng và khiến bệnh lâu khỏi hơn.
☛ Tham khảo thêm: Bị nhiệt miệng ăn gì và uống gì?
Từ bỏ các thói quen xấu
Hạn chế tối đa việc sử dụng bia, rượu, các loại đồ uống chứa cafein và chất kích thích. Các chất có trong những loại đồ uống sẽ gây kích thích sự phát triển của những tế bào ung thư. Ngoài ra, thường xuyên hút thuốc lá thườn xuyên cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiệt miệng và ung thư lưỡi cao hơn. Chính vì thế, để phòng ngừa mắc bệnh thì bạn nên từ bỏ những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tập thể thao thường xuyên
Lối sống lành mạnh sẽ làm nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Bạn nên thường xuyên tập thể dục để có sức khoẻ tốt chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tạo áp lực cho bản thân, stress căng thẳng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Bạn nên chủ động thăm khám nha khoa 6 tháng/ lần để kiểm tra răng miệng và có thể phát hiện ra bệnh sớm nhất và điều trị bệnh kịp thời. Bạn cũng nên lấy cao răng định kỳ sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng, từ đó có thể phòng ngừa nhiệt miệng và ung thư lưỡi.
Xịt họng AFree – giải pháp hữu hiệu cho người bị nhiệt miệng
Xịt họng AFree là sản phẩm phát triển từ đề tài nghiên cứu đã được công ty Invenmed USA bảo hộ độc quyền tại Mỹ, nộp đơn bảo hộ tại Nhật số 2020- 064573 và chính thức được chuyển giao cho Dược phẩm Thái Minh sản xuất – phân phối.
Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, tiêu diệt và ngăn chặn virus, vi khuẩn gây nhiệt miệng, từ đó làm giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng.
Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… Sản phẩm xịt họng AFree có tác dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào vết nhiệt hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml.
(Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên TOÀN QUỐC
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên đặc giúp bạn phần nào biết cách phân biệt nhiệt miệng và ung thư lưỡi. Bạn không nên chủ quan khi thấy những biểu hiện bất thường ở vết loét trong khoang miệng mà nên đi khám ngay để kịp thời điều trị.