Ho có đờm và sốt là những triệu chứng phổ biến của hệ hô hấp, chúng có thể là “tín hiệu” cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy đó là những bệnh gì? Khi sốt ho có đờm cần làm gì để trị dứt điểm? Bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn.
Mục lục
Tình trạng sốt ho có đờm là gì?
Ho có đờm là một trong những phản xạ tự nhiên của cơ thể để thải và loại bỏ các chất độc hại, bụi bẩn, vi khuẩn bám trong cổ họng ra bên ngoài môi trường.
Tuy nhiên, khi bị ho có đờm và xuất hiện kèm theo sốt thì đây lại đang đánh dấu sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vấn đề này có thể là viêm do nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp.
☛ Tham khảo thêm tại: Triệu chứng ho đờm thường gặp
Sốt ho có đờm là dấu hiệu của những bệnh gì?
Theo các chuyên gia y tế, sốt ho có đờm có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý cụ thể dưới đây:
Viêm amidan
Amidan là hai hạch bạch huyết ở hai bên hầu họng, chúng đóng vai trò như một bộ giáp giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên khi vi khuẩn, virus tấn công mạnh mẽ đến hệ hô hấp nhưng amidan không đủ sức kháng cự sẽ gây ra viêm amidan.
Viêm amidan thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn sức đề kháng kém. Triệu chứng điển hình của bệnh là amidan tấy đỏ, xung huyết kèm theo các nốt màu trắng hoặc vàng. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm mà người bệnh có thể kèm sốt cao trên 39 độ, ho có đờm, nhức đầu và đau tai.
Viêm phế quản
Sốt ho có đờm có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc viêm phế quản. Bởi bệnh lý này xảy ra khi các ống phế quản bị tác nhân gây viêm xâm nhập, khiến các đường ống dẫn khí bị thu hẹp lại.
Từ đó, các chất dịch bị ứ đọng nhiều hơn, hình thành đờm tại phế nang, lâu dài làm suy giảm chức năng phổi và gây ra các vấn đề về hô hấp.
Triệu chứng khởi phát của viêm phế quản là sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi cũng như ho có đờm. Khi bệnh phát sinh nặng hơn và xuất hiện các dấu hiệu nhiệt độ cao, ho dữ dội kéo dài lâu ngày, khó thở, cơ thể tím tái và lên cơn co giật,…
Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng phổi bị tổn thương, chủ yếu là do nhiễm trùng phổi gây nên. Lúc này niêm mạc phổi bị phù nề, sưng huyết dẫn đến sản sinh ra nhiều dịch đờm, chất dịch này khiến đường thở bị kích ứng và tắc nghẽn dẫn đến ho.
Một triệu chứng chắc chắn sẽ xuất hiện khi bị viêm phổi là ho kèm theo đó là sốt. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi và mức độ nặng nhẹ mà người bệnh sẽ bị sốt hoặc không.
Đối với trẻ nhỏ bị viêm phổi sẽ sốt cao trên 38,5 độ, khó thở, đau tức ngực. Còn đối với người lớn có thể bị sốt nhẹ hoặc không sốt.
Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý tương đối nguy hiểm của đường hô hấp. Bệnh được gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi, nguyên nhân gây bệnh thường là do hút nhiều thuốc lá.
Triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi mắc bệnh COPD đó là ho. Ho lúc đầu cách khoảng, nhưng nặng hơn là ho xảy ra hằng ngày, ít khi ho ban đêm. Đồng thời khạc đờm với số lượng nhỏ, đờm màu vàng, xanh hoặc nâu.
Triệu chứng tiếp theo đó là khó thở khi gắng sức, thở khò khè. Đôi khi, người bệnh còn bị sốt cao, mệt mỏi, sụt cân… Nếu không tìm cách chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Lao phổi
Sốt ho có đờm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lao phổi, đặc biệt là khi người bệnh thường bị sốt về chiều. Các cơn ho có thể là ho khan, ho có đờm đặc, ho đờm có lẫn máu hoặc ra máu tươi.
Nguyên nhân là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tấn công trực tiếp vào phổi và phá hủy các mô tế bào của cơ quan này. Đặc biệt, người bị lao phổi thường biếng ăn, sụt cân nhanh chóng nên có thể dễ dàng phân biệt với các bệnh lý về đường hô hấp khác.
Áp xe phổi
Áp xe phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng, do biến chứng của các bệnh lý không được điều trị dứt điểm như viêm phổi, viêm màng phổi…. Lúc này, phổi xuất hiện các dịch mủ và ổ áp xe chứa mủ.
Bệnh gây đau ngực, sốt cao, ho khan hoặc ho có đờm. Khi các ổ áp xe vỡ sẽ dẫn đến ho có đờm, đờm thường có mùi tanh hoặc mùi thối do chứa nhiều vi khuẩn. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần phải chú ý điều trị.
Ung thư phổi
Ung thư phổi là một trong những bệnh lý về đường hô hấp nặng và khó chữa trị nhất. Người mắc ung thư phổi thường có các triệu chứng ho khan hoặc ho có đờm, ho ra máu, sốt liên tục và kéo dài, đau ngực, sút cân nhanh chóng…
Bệnh nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí đe doạ đến tính mạng.
Khi nào sốt ho có đờm cần đi gặp bác sĩ?
Nếu bệnh không thuyên giảm, có các triệu chứng bị nặng hơn như:
- Ho, sốt nhẹ trên 5 ngày không khỏi mặc dù đã áp dụng những biện pháp điều trị.
- Bệnh chuyển biến sốt cao, ngủ li bì, chán ăn.
- Xảy ra tình trạng co giật, tím tái đột ngột.
- Cổ căng cứng, nổi hạch bạch huyết sưng to.
Thì bạn nên đến ngay những cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Giải pháp hiệu quả với bệnh ho có đờm kèm sốt
Sốt ho có đờm thường cảnh báo rất nhiều các bệnh tình nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp. Chính vì vậy, người bệnh cần có cách điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
Đối với ho có đờm kèm sốt dưới 38,5 độ
Trường hợp này chưa cần dùng thuốc và có thể tự hạ sốt tại nhà kết hợp với bài thuốc trị ho đờm hiệu quả. Nếu bạn chưa biết thì có thể tham khảo một số cách cụ thể sau:
Chườm khăn hạ sốt
Người bệnh có thể tự hạ sốt bằng cách sử dụng khăn nhúng vào nước rồi bắt đầu vắt đắp lên trán, bẹn, nách, cũng như khu vực cổ để có thể hạ sốt. Bởi đây là nơi có mạch máu lớn đi qua để dòng máu đó mang nhiệt độ cao của cơ thể, truyền sang nước có nhiệt độ thấp hơn một cách dễ dàng.
Cách này tuy đơn giản nhưng rất nhiều người làm sai như đắp trán bằng đá lạnh hoặc nhúng khăn vào nước sôi. Cách này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh bởi khi cơ thể thể đang nóng, chườm đá lạnh sẽ làm các lỗ chân lông co khít lại, giảm khả năng thải nhiệt của da.
Còn việc chườm với nước quá nóng và cao hơn nhiệt độ cơ thể sẽ trái lại với nguyên tắc tỏa nhiệt. Điều này sẽ có nguy cơ làm nhiệt độ của cơ thể tăng lên, làm sốt cao hơn. Chính vì vậy, bạn nên nhúng khăn vào nước ấm, nước thấp hơn nhiệt độ sốt 2-3 độ.
Uống oresol
Khi sốt người bệnh sẽ bị mất nước và điện giải vì vậy cách tốt nhất là sử dụng oresol để bù đắp. Bởi thành phần chính của oresol là muối natri, kali (NaCl, NaHCO3, KCl) và Glucose.
Bạn có thể tự pha bằng viên sủi theo đúng hướng dẫn sử dụng hoặc dạng chai pha sẵn ở các nhà thuốc. Nhưng lưu ý một số điều sau để thuốc phát huy tác dụng hiệu quả và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Sau khi pha dung dịch với nước nên uống hết trong vòng 24 giờ, nếu không uống hết thì sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới.
- Không chia nhỏ gói thuốc để sử dụng, vì khi chia nhỏ gói pha sẽ không đảm bảo tỷ lệ chuẩn.
- Không được đun sôi dung dịch đã pha, có thể làm mất các phẩm chất của thuốc, bay hơi, tăng độ thẩm thấu.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Bạn có thể kết hợp với việc sử dụng những phương thuốc dược liệu đơn giản nhưng sẽ mang lại nhiều hiệu quả trong trường hợp sốt nhẹ và ho có đờm.
- Rau diếp cá tươi: lá diếp cá tính bình, vị chua mát nên có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, sát khuẩn, tiêu viêm và hết sức lành tính. Vì vậy sử dụng lá diếp cá không những chữa ho, hạ sốt tốt mà còn tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Cách làm là giã nhuyễn rau diếp cá cho vào nồi cùng nước vo gạo đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ đun khoảng 20 phút. Bắc ra để nguội và lọc lấy nước để uống ngày 2 lần.
- Củ cải trắng: có chứa nhiều chất chống oxy hóa có hiệu quả trong điều trị cảm cúm, sốt và ho. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin C, có khả năng tiêu trừ gốc tự do và nâng cao miễn dịch. Củ cải trắng rửa sạch, thái miếng mỏng và trộn với nước và đường theo tỷ lệ 1:1 ngâm với nước đường trong vài ngày. Dùng thìa múc ra rồi pha với nước ấm mỗi lần uống để giảm ho đờm.
- Lá húng chanh: lá húng chanh có chứa rất nhiều tinh dầu chủ yếu là carvacrol (chiếm > 50%) có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, đặc biệt là ho khan, ho có đờm. Lấy 1 nắm lá tần dày và 4-5 quả quất xanh xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Thêm đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút, uống liên tục 1-2 lần, mỗi ngày đến khi hết ho.
- Quất chưng đường phèn hoặc mật ong: Theo Đông Y, quất có vị chua, tính ấm quy kinh phế, có tác dụng tiêu đờm, nhuận phế và giải cảm. Bên cạnh đó quả quất còn chứa hàm lượng vitamin C cao cùng với các khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng. Cách làm là quất rửa sạch, cắt đôi cho vào chén thêm đường phèn và cho thêm chút nước lọc chưng cách thủy khoảng 30 phút.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top 10 cách trị ho có đờm tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất!
Đối với ho có đờm kèm sốt cao hơn 38,5 độ
Trường hợp sốt cao này, các phương pháp điều trị tại nhà không còn hiệu quả. Bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, để bác sĩ kê đơn thuốc.
Một số loại thuốc tây y thường được sử dụng để trị ho có đờm và sốt có thể kể đến như:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: aspirin, paracetamol, ibuprofen…có công dụng hạ sốt nhanh chóng cho cơ thể. Tác dụng phụ có thể gặp phải: buồn nôn, đau bụng, suy giảm chức năng gan, ngộ độc gan,…
- Thuốc giảm ho: Dextromethorphan,Codein…có tác dụng ức chế các dây thần kinh và trung khu gây ho, từ đó làm giảm phản xạ ho. Tác dụng phụ có thể gặp phải: mất ngủ, mệt mỏi…
- Thuốc kháng sinh: Penicillin, Chloramphenicol, Streptomycin,…để trị các vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp. Tác dụng phụ có thể gặp là đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, nổi mẩn…
Một số biện pháp hỗ trợ khác
Để đảm bảo hiệu quả, thì song song với việc sử dụng thuốc thì các bạn nên áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ đơn giản dưới đây để nâng cao hiệu quả điều trị, nhanh chóng khỏi bệnh:
- Uống nhiều nước ấm để làm dịu cổ họng, loãng đờm, tiêu đờm và hỗ trợ giảm ho.
- Nếu sốt cao nên mặc quần áo thoải mái để nhiệt dễ thoát ra ngoài hơn.
- Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều gia vị cay như tiêu, ớt làm tăng nhiệt độ cơ thể và kích thích cổ họng gây ho nhiều hơn.
- Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bặm, phấn hoa, lông động vật, bụi vải….
- Không hút thuốc lá, rượu bia gây hại cho sức khỏe, giảm sức đề kháng làm bệnh lâu khỏi hơn.
- Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Xịt họng AFree – cách cải thiện ho có đờm và phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp
Bạn có thể kết hợp với xịt họng AFree để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sốt ho có đờm. Công thức của AFree đã được công ty Thái Minh gửi đơn bảo hộ độc quyền tại Nhật với nhiều ưu điểm vượt trội.
Sản phẩm là sự kết hợp của Kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO) có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ chống oxy hoá, sát khuẩn, kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa tất cả các loại bệnh nhiễm virus và nhiễm trùng máu.
Đặc biệt, AFree được bào chế dưới dạng xịt nên đem lại tác dụng nhanh chóng, cách sử dụng lại vô cùng đơn giản. Chỉ sau từ 1-2 ngày, AFree đã giúp giải quyết nhanh các vấn đề của hô hấp trên.
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng