Cổ họng có nhiều đờm đặc không còn là tình trạng xa lạ với nhiều người, đặc biệt là khi thời tiết đang vào đông. Giữa nhiều phương pháp khác nhau thì trị đờm bằng các bài thuốc dân gian vẫn được nhiều người áp dụng. Vậy thực hiện những phương pháp này như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây.
Mục lục
- 1. Đờm là gì? Vì sao cổ họng lại có đờm?
- 2. Trị đờm bằng các mẹo dân gian liệu có hiệu quả hay không?
- 3. Chia sẻ 10 mẹo trị đờm dân gian đơn giản tại nhà
- 3.1. Chữa ho có đờm tại nhà bằng trái lê
- 3.2. Phương thuốc trị đờm từ trầu không
- 3.3. Sử dụng nghệ trị ho, long đờm
- 3.4. Chanh – vị thuốc trị ho có đờm
- 3.5. Dùng tiêu đen chữa đờm hiệu quả
- 3.6. Bài thuốc trị đờm dân gian từ gừng
- 3.7. Trị ho có đờm từ lá hẹ
- 3.8. Lá húng chanh – chữa ho đờm đặc triệt để
- 3.9. Dùng củ cải trắng trong trị ho có đờm
- 3.10. Trị ho đờm dân gian từ tỏi
- 4. Những lưu ý khi trị đờm bằng phương pháp dân gian
- 5. Xịt họng AFree – sản phẩm giảm nhanh tình trạng ho có đờm
- 6. Xem thêm tư vấn của bác sĩ về cách trị đờm không dùng thuốc
Đờm là gì? Vì sao cổ họng lại có đờm?
Đờm là chất dịch nhầy, đặc quánh tiết ra từ cổ họng gồm nước, protein, hồng cầu, bạch cầu… nhằm bắt giữ các vật thể lạ xâm nhập vào đường hô hấp. Đặc biệt khi hệ hô hấp bị tổn thương, dịch nhầy được tiết ra nhiều hơn sinh ra nhiều đờm.
Nhiều nguyên nhân có thể gây đờm như các yếu tố sinh lý: dị ứng, thay đổi thời tiết… hoặc do mắc phải một số bệnh lý đường hô hấp như:
- Cảm lạnh, cảm cúm: đây là bệnh lý thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Người bệnh thường có các triệu chứng như hắt xì hơi, sổ mũi, sốt nhẹ. Khi mà lượng chất nhầy trong mũi quá nhiều có thể chảy xuống họng gây ra tình trạng đờm.
- Viêm họng: là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đờm ở cổ họng. Tình trạng này thường xảy ra do vi khuẩn, virus xâm nhập. Khi bị viêm họng, người bệnh xuất hiện nhiều đờm, có biểu hiện ho, đau họng.
- Viêm amidan: là tình trạng 2 hạch bạch huyết nằm ở 2 bên cổ họng bị sưng viêm. Điều này không chỉ gây khó khăn, đau nhức khi nuốt, nói chuyện mà còn sinh ra nhiều đờm nhầy, khó chịu.
- Viêm phổi: tình trạng nhiễm trùng phế nang dẫn đến tăng tiết dịch làm hình thành nhiều đờm. Ngoài ho có đờm còn có một số triệu chứng như: sốt cao, khó thở, môi khô lưỡi bẩn, đờm thường màu xanh, vàng.
- Viêm phế quản mãn tính: niêm mạc đường hô hấp thay đổi, cơ thể dễ nhiễm khuẩn khiến người bệnh ho lâu dài. Ban đầu đờm màu trắng nhưng lâu ngày chuyển sang màu vàng, xanh.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): là bệnh tắc nghẽn đường hô hấp do đường thở bị thu hẹp lại. Bệnh thường gặp ở những người bị nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính, hút thuốc lá lâu năm, tiếp xúc lâu năm với môi trường ô nhiễm.
- Lao phổi: bệnh do trực khuẩn lao gây ra, tấn công, hủy hoại tế bào phổi. Người mắc bệnh lao thường ho có đờm có lẫn máu, sốt, mệt mỏi, sức khoẻ giảm sút nhanh chóng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là gì? TÌM HIỂU NGAY
Trị đờm bằng các mẹo dân gian liệu có hiệu quả hay không?
Hiện nay, nền y học ngày càng hiện đại, tiên tiến thì có nhiều cách trị đờm khác nhau ra đời. Nhưng người bệnh vẫn ưu tiên phương pháp trị đờm bằng mẹo dân gian lâu đời hơn. Tại sao vậy? Hãy xem những ưu – nhược điểm dưới đây.
Những ưu điểm khi chữa ho có đờm bằng mẹo dân gian
- Các loại thảo dược được sử dụng đều được biết đến có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu đờm, không chỉ vậy nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết giúp cải thiện hệ miễn dịch, đề kháng cho hệ hô hấp.
- An toàn: đa phần những vị thuốc đều là các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên nên các phương pháp này vô cùng lành tính, ít tác dụng phụ, người già hay trẻ nhỏ đều yên tâm sử dụng.
- Hiệu quả cao: các bài thuốc dân gian đều là những kinh nghiệm được đúc rút, lưu truyền qua nhiều thế hệ và hiệu quả nó mang lại cũng vô cùng rõ rệt. Tuy nhiên bạn phải biết dùng đúng và đủ thì kết quả mới là tốt nhất.
- Tiết kiệm lại vô cùng đơn giản: những nguyên liệu này bạn hoàn toàn có thể tự trồng được hoặc dễ dàng tìm kiếm ở xung quanh bạn, cũng không tốn quá nhiều thời gian để chế biến. Cách dùng của nó cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể sử dụng dưới dạng nước uống, trà, món ăn hàng ngày.
Một số nhược điểm khi trị đờm dân gian
- Thời gian điều trị kéo dài: các phương pháp này có tác dụng lâu và chậm hơn so với dùng thuốc Tây Y vì vậy nếu muốn khỏi bệnh bạn cần phải thực sự kiên trì thực hiện, uống đúng và đủ lượng được chỉ định.
- Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa người bệnh: sức khỏe, khả năng đáp ứng, mẫn cảm của mỗi người là khác nhau nên hiệu quả của phương thuốc lên mỗi người cũng khác nhau. Bạn có thể cân nhắc, chọn cho bản thân mình phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất.
- Chỉ dành cho những trường hợp bệnh nhẹ: bởi hàm lượng hoạt chất trong các thảo dược thường không nhiều nên đối với trường hợp mãn tính hoặc bệnh đang chuyển biến nặng thì những phương pháp dân gian này lại không có hiệu quả. Lúc này bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.
Chia sẻ 10 mẹo trị đờm dân gian đơn giản tại nhà
Tuy vẫn còn một số mặt hạn chế nhưng với những ưu điểm đã nói trên, mẹo trị ho đờm bằng bài thuốc dân gian vẫn là một phương pháp mà bạn đáng nên thử. Sau đây là 10 mẹo trị đờm được nhiều người sử dụng.
Chữa ho có đờm tại nhà bằng trái lê
Lê theo y học cổ truyền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, ngừa ho, tiêu đờm. Lê còn được biết đến là loại quả nhiều nước có khả năng làm loãng dịch nhầy từ đó dễ trục xuất đờm ra ngoài dễ dàng.
Ngoài ra nó chứa nhiều vitamin, chất xơ, canxi, chất chống oxy hóa… cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng, cải thiện chức năng hô hấp.
Chuẩn bị: 1 trái lê + đường phèn
Cách làm:
- Lê bạn chọn quả tươi, không nên chọn quả bị hư, dập sau đó rửa sạch có thể ngâm với nước muối để đảm bảo.
- Cắt bỏ cuống, khoét hết phần thịt phía tròn, bỏ hết hạt.
- Cho đường phèn vào, dùng cuống đậy lại rồi đem đi hấp cách thủy trong 15 – 20 phút.
Cách dùng: Dùng cả nước và phần thịt phía trong. Mỗi ngày ăn 1-2 quả hiệu quả sẽ thấy rõ. Nếu không có đường phèn bạn cũng có thay thế bằng trái tắc.
Phương thuốc trị đờm từ trầu không
Lá trầu không có vị cay, tính ấm, có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, hóa đờm vô cùng hiệu quả. Thành phần của nó chứa hàm lượng lớn tinh dầu và hoạt chất: cadinen, chavicol, betel-phenol… là các chất kháng viêm tự nhiên giúp ức chế vi khuẩn, chữa ho, ngừa đờm.
Ngoài ra nó còn cải thiện tình trạng ngứa rát cổ họng, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, xoang…
Chuẩn bị: 5 lá trầu không + mật ong
Cách làm:
- Lá trầu không các bạn rửa sạch, thái nhỏ sau đó đem đi giã nát.
- Cho hỗn hợp vào một bát nước đã đun sôi, tầm 200ml, lọc bỏ bã chỉ lấy phần nước cốt.
- Hòa thêm cùng 2-3 thìa mật ong là bạn đã có thể dùng được rồi. Kiên trì dùng 2 lần 1 ngày để được hiệu quả tốt nhất
Sử dụng nghệ trị ho, long đờm
Trong các nghiên cứu hiện nay, chất curcumin có trong nghệ là một hoạt chất kháng viêm cực mạnh. Ngoài ra hàm lượng lớn các chất cacbua tecpenic, tinh dầu…tăng hiệu quả trong việc chống oxy hóa, kháng khuẩn, trị ho, tiêu đờm.
Nếu kết hợp nghệ với một số loại thảo mộc khác cũng đem đến những công dụng bất ngờ trong trị ho có đờm.
Chuẩn bị: 15g nghệ tươi + ít lá trầu không
Cách làm:
- Nghệ các bạn rửa sạch, cạo sạch vỏ rồi để ráo. Trầu không bạn cũng rửa sạch, để ráo.
- Đem tất cả các nguyên liệu đi xay hoặc giã nhuyễn đều được.
- Thêm 200ml nước sôi, khuấy nhẹ rồi bạn đi đem lọc là dùng được.
Cách dùng: Chia nhỏ phần nước để dùng, ngày uống 3-5 lần bạn sẽ thấy các triệu chứng được thuyên giảm.
☛ Tham khảo thêm tại: 6 cách chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực hiệu quả tại nhà
Chanh – vị thuốc trị ho có đờm
Chanh không còn xa lạ trong mỗi bữa cơm của chúng ta. Trong chanh có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Theo các nhà khoa học, tính acid của chanh phá vỡ các phân tử chất nhầy giúp đờm loãng hơn, giảm tình trạng viêm, sưng cổ họng.
Cách làm: chanh các bạn rửa sạch, sau đó cắt thành từng lát mỏng (không cần bào vỏ). Thêm lên phía trên vài hạt muối. Ngậm trong 5 phút, ngày làm 3 – 4 lần.
Dùng tiêu đen chữa đờm hiệu quả
Có vẻ bất ngờ nhưng hạt tiêu với vị cay, tính nóng, tác dụng trực tiếp vào 4 kinh tỳ, vị, phế, đại tràng, có tác dụng trừ đờm, trừ hàn, kháng khuẩn.
Cách làm phương pháp này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần cho vài hạt tiêu đen vào ly sữa nóng, khuấy rồi uống là được. Khi đấy tiêu sẽ giúp làm loãng đờm mắc phía trong cổ họng từ đó loại bỏ chúng một cách dễ dàng.
Bài thuốc trị đờm dân gian từ gừng
Thành phần chính của gừng là Gingerol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa vô cùng tốt từ đó giảm ho, tiêu đờm, tăng đào thải độc tố.
Cách làm:
- Lấy 1 củ gừng rửa sạch, cạo hết vỏ, thái thành những lát mỏng.
- Thêm vào bát sứ cùng một thìa đường phèn, chưng cách thủy trong 15 phút.
- Mỗi khi sử dụng, bạn thêm nước vào là có thể uống được. Tốt nhất là uống cùng nước ấm sẽ giúp đờm bong ra dễ dàng hơn.
Trị ho có đờm từ lá hẹ
Theo y học cổ truyền, hẹ vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, giải độc, tán khứ, ôn trung do vậy nó được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa ho có đờm.
Chuẩn bị: Hẹ 25g, hạt chanh 20g, hoa đu đủ đực tầm 15g.
Cách làm:
- Những nguyên liệu ở trên các bạn rửa sạch rồi đem đi giã nát cho vào bát.
- Thêm vào đó ½ thìa đường phèn vào hỗn hợp mang đi hấp cách thủy là bạn đã có thể dùng được.
- Tuy nhiên hẹ có mùi khá khó chịu vì thế nếu cho bé dùng mẹ có thể cho bé dùng từng chút một để quen dần.
Lá húng chanh – chữa ho đờm đặc triệt để
Lá húng chanh có tác dụng tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm. Không chỉ vậy các chất như phenolic, carvacrol, eugenol… trong húng chanh có vai trò như một kháng sinh ức chế khả năng lây lan của virus, vi khuẩn.
Nguyên liệu: lá húng chanh + lá tía tô + bạc hà + gừng tươi.
Cách làm:
- Bạn rửa sạch các nguyên liệu, nếu cẩn thận có thể ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
- Đem tất cả đi nấu với 750 ml nước, đun nhỏ lửa trong 30-45 phút rồi tắt.
- Lọc bỏ bã, lấy phần nước để dùng.
Dùng củ cải trắng trong trị ho có đờm
Đối với Đông Y, củ cải trắng là có vị ngọt, tính bình, có công dụng hạ khí hóa đàm, tiêu đờm nhanh chóng. Ngoài ra trong loại củ này có chứa lượng nước lớn, giúp đờm loãng hơn, loại bỏ đờm dễ dàng hơn.
Chất xơ và dinh dưỡng trong củ cải có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong cổ họng gây viêm nhiễm sẽ khiến đờm tiết ra nhiều hơn.
Nguyên liệu: hạt củ cải trắng 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo 6g.
Cách làm:
- Hạt củ cải trắng bạn sao cho đến khi vàng rồi đem cùng các nguyên liệu còn lại vào nồi sắc lấy nước uống.
- Phần nước thuốc bạn chia ra uống trong ngày, kiên trì uống đủ sau 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Trị ho đờm dân gian từ tỏi
Theo y học hiện đại, chất S-allyl cystein và allicin trong tỏi có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, tăng cường sức đề kháng làm giảm tình trạng khó chịu, vướng mắc trong cổ họng.
Cách làm:
- Lấy khoảng 2-3 nhánh tỏi rửa sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn đều được.
- Thêm một ít nước ấm uống cùng, dùng thường xuyên bệnh sẽ ngày một thuyên giảm.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp các cách trị tiêu đờm đơn giản tại nhà
Những lưu ý khi trị đờm bằng phương pháp dân gian
Có một số vấn đề bạn cần lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian trong chữa ho có đờm, bao gồm:
- Đối với các trường hợp dễ dị ứng, cơ thể bị nhạy cảm thì không nên sử dụng.
- Uống nhiều nước ấm, tuyệt đối không uống nước lạnh để cơ thể không bị mất nước khi sốt mặt khác còn giúp tăng đào thải chất độc, giúp đờm loãng hơn.
- Thường xuyên súc miệng với nước muối sẽ giúp làm sạch cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm tình trạng đau rát cổ họng.
- Xây dựng một lối sống sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện sức đề kháng, nâng cao sức khỏe. Một khi hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh, cơ thể mình mới đủ sức ngăn chặn tác nhân gây hại xâm nhập.
- Giữ cho mình một môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ. Khi đi ra ngoài nhớ đeo khẩu trang, gặp trời lạnh phải luôn giữ cho cơ thể ấm áp, đặc biệt là vùng cổ họng.
☛ Xem thêm tại: Top 10 thực phẩm quen thuộc giúp tiêu đờm, tan đờm hiệu quả
Xịt họng AFree – sản phẩm giảm nhanh tình trạng ho có đờm
Xịt họng AFree là sản phẩm do công ty dược phẩm Thái Minh nghiên cứu và phát triển. Với thành phần bao gồm: ZnCl2, dimethyl sulfoxide, natri benzoat… dung dịch xịt họng AFree có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa sự viêm nhiễm do virus, vi khuẩn gây ra từ đó tiêu viêm, giảm đờm, giảm khó chịu cổ họng mang đến sự thông thoáng, thoải mái cho người bệnh.
Các bước sử dụng cực đơn giản:
- Bước 1: Tháo nắp đầu nhấn.
- Bước 2: Tháo nắp đầu xịt.
- Bước 3: Xoay vòi xịt vào vị trí phù hợp trong khoang miệng rồi ấn nhẹ từ 2-3 nhịp.
Ngày bạn xịt 4-6 lần, mỗi lần từ 2-3 nhịp. Trong trường hợp nặng, tối đa bạn có thể xịt 15 lần/ngày, có thể pha thuốc với nước muối tầm 25-30 ml, ngày súc miệng 3 lần.
Xem thêm tư vấn của bác sĩ về cách trị đờm không dùng thuốc
Lời kết
Trên đây là một số phương pháp trị đờm dân gian mà chúng tôi đã tổng hợp và sưu tầm được. Hy vọng nó đã đem đến được cho bạn những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của chính bạn và người thân.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.