Nhiều người khi bị viêm họng thường cho rằng uống nước đá lạnh có thể giúp giảm viêm, giảm đau rát. Vậy, thực hư vấn đề này ra sao? Viêm họng uống nước đá lạnh có được không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Viêm họng là gì?
Họng là một phần của cổ ngay dưới khoang mũi, phía sau miệng, nằm trên thực quản và thanh quản. Đây là cơ quan có chức năng dẫn khí, nuốt thức ăn và hỗ trợ miễn dịch. Ngoài ra, họng còn phối hợp với các cơ quan khác giúp nghe và phát âm.
Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc họng. Bệnh có thể tồn tại ở dạng cấp tính hay mãn tính tùy theo thời gian mắc bệnh.
Khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đau tăng khi nuốt thức ăn hay nuốt nước bọt. Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số biểu hiện như:
- Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức mình mẩy…
- Họng đau, khô rát, kèm theo ho khan hoặc ho có đờm.
- Quan sát thấy niêm mạc họng đỏ rực, khô, mạch máu nổi rõ. Với trường hợp viêm họng do vi khuẩn, bạn có thể quan sát thấy các chấm mủ trắng bám trên thành họng và trên mặt amidan.
- Bệnh nhân bị khàn tiếng, sưng đau hạch cổ.
Bệnh viêm họng có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp nhiều hơn ở đối tượng trẻ nhỏ và người có sức đề kháng yếu. Mặc dù không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp khắc phục viêm họng sớm và triệt để, bệnh dễ lây lan sang các bộ phận khác trong khu vực hầu họng hoặc chuyển sang giai đoạn mãn tính.
☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm họng có lây không?
Nguyên nhân nào gây bệnh viêm họng?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm họng, có thể kể đến như:
- Vi khuẩn, virus: Theo thống kê, khoảng 90% số ca mắc bệnh viêm họng có nguyên nhân do virus, vi khuẩn.
- Thay đổi thời tiết: Bệnh viêm học thường diễn ra cao điểm vào mùa đông. Khi không khí trở nên khô lạnh, niêm mạc cổ họng có thể cảm thấy khô rát và ngứa ngáy.
- Dị ứng: Nhiều người bệnh có cơ địa dị ứng với các tác nhân như mụn, phấn hoa, lông động vật… Khi gặp các tác nhân này, cơ thể sẽ tiết ra các chất trung gian hóa học gây viêm, gây tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, ngứa cổ và đặc biệt là viêm họng.
- Cổ họng hoạt động quá sức: Nhiều người do thói quen công việc cần nói to hoặc nói chuyện trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi có thể khiến nhưng mà cổ họng bị sưng, dẫn đến tình trạng viêm họng.
- Ô nhiễm môi trường: Người thường xuyên làm việc, sống trong môi trường chứa nhiều tác nhân có hại như nấm mốc, vi khuẩn, khói bụi, các hóa chất có nguy cơ cao mắc bệnh viêm họng. Do các tác nhân gây hại này có thể theo không khí xâm nhập vào mũi và xuống họng.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Đây là một rối loạn của hệ thống tiêu hóa, khiến cho acid dạ dày trào ngược lên họng, kích thích lớp niêm mạc họng gây viêm. Ngoài đau họng, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như ợ chua, khàn giọng, cảm giác có khối u trong cổ họng.
Viêm họng uống nước đá lạnh có được không?
Theo các chuyên gia khi chúng ta bị viêm họng uống nước đá, nước lạnh hay các loại đồ ăn cay nóng, các chất kích thích sẽ khiến tình trạng tổn thương trở nên nặng nề hơn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi khiến cho vi khuẩn, virus tấn công dữ dội hơn, bệnh càng ngày càng trở nên phức tạp. Bên cạnh đó, nước lạnh, nước đá nếu không được đảm bảo vệ sinh còn có thể tiếp thêm nguồn vi khuẩn gây hại khiến tình trạng viêm họng trở nên tồi tệ.
Kể cả với trường hợp nước đá lạnh đã được gia đình tự làm đảm bảo vệ sinh, không chứa các tác nhân có hại nhưng việc uống nước đá khi đang bị viêm họng vẫn có thể gây hại. Do khi uống nước có lạnh có thể khiến cho cổ họng bị bỏng lạnh, dẫn đến tiết nhiều dịch nhầy, vốn là các chất làm giảm hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Đây cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi khi nên các triệu chứng khó chịu đi kèm như chảy nước mũi, sốt, hắt hơi, ho có đờm…
Do đó, thay vì uống nước đá, nước lạnh làm tình trạng viêm họng nặng hơn thì người bệnh có thể thay thế bằng việc uống các loại trà thảo dược ấm. Chúng giúp làm dịu cổ họng, đồng thời làm lỏng chất nhầy, giảm viêm, tăng cường sức đề kháng, từ đó khắc phục tốt các triệu chứng viêm họng.
☛ Tham khảo: Cách khắc phục viêm họng nuốt nước bọt đau
Lời khuyên cho người bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng không được điều trị đúng cách, kịp thời thì rất dễ tiến triển đó đồng thời gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, ung thư vòm họng. Do vậy, lời khuyên cho người bệnh viêm họng là song song với việc điều trị thì bạn cũng cần chế độ chăm sóc và kiêng khem hợp lý. Phối hợp tốt những việc này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị làm cho viêm họng nhanh khỏi.
Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh viêm họng.:
Chế độ ăn uống
Niêm mạc họng đang bị tổn thương, nên bạn cần chọn các loại thực phẩm có tính mềm, dễ tiêu hóa, đồng thời giàu dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe như:
- Ăn nhiều các loại thức ăn mềm, dễ nuốt để không gây kích ứng họng như cháo, súp…
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cung cấp vitamin, khoáng chất.
- Nên ăn thực phẩm giàu kẽm như hàu, ngũ cốc, thịt lợn, trai, hến… để tăng cường sức đề kháng, làm dịu các triệu chứng cảm lạnh, viêm họng.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều protein từ trứng, thịt gà, thịt cá… vừa dễ tiêu hóa, vừa giàu năng lượng.
- Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm các món ăn có chứa các loại thực phẩm tốt cho niêm mạc họng như mật ong, tỏi tươi, giấm táo, gừng tươi, bạc hà…
Đồng thời, bạn cần tránh ăn:
- Những món chiên rán ở dạng khô cứng có thể gây tổn thương vùng niêm mạc họng.
- Đồ ăn cay nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu… gây kích thích vùng bị sưng viêm.
- Thực phẩm ngọt chứa nhiều đường tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, đồng thời làm tăng phản ứng ho.
- Các chất kích thích, đồ uống chứa cồn hoặc đồ uống lạnh như bia, rượu, kem, nước đá, thuốc lá, cà phê…
Thói quen sinh hoạt
Ngoài chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng là một trong những điều người bệnh viêm họng cần quan tâm. Bạn nên:
- Vệ sinh sạch sẽ răng, miệng, họng từ 2 – 3 lần mỗi ngày với dung dịch xịt họng hoặc nước muối ấm.
- Uống nhiều nước ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh giúp làm dịu họng, tiêu đờm. Bạn nên phối hợp với mật ong hoặc hoa cúc để tăng hiệu quả sát khuẩn, làm dịu cổ họng, hạn chế sưng viêm.
- Rửa tay sạch sẽ cùng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tránh xa môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm. Khi đi ra ngoài đường, bạn nên đeo khẩu trang để tránh hít phải các tác nhân có hại, vi khuẩn trong môi trường.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết trở lạnh.
- Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh đang mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…
Lưu ý trong quá trình điều trị
Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh viêm họng ngày một nặng hơn, không đáp ứng tốt với biện pháp điều trị đang áp dụng, bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có phương án xử trí thích hợp. Tránh tâm ký chủ quan khiến bệnh tiến triển nhanh, gây viêm họng mạn tính hay dẫn tới các biến chứng.
Trong quá trình điều trị, bạn cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Do thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ có hại đối với sức khỏe. Bạn không nên tự ý thay đổi liều lượng, tự ý mua thuốc về sử dụng hay dừng thuốc đột ngột mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
☛ Thông tin thêm: Thuốc điều trị ho viêm họng
Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ giảm nhanh tình trạng viêm họng
Vệ sinh họng miệng sạch sẽ là biện pháp ưu tiên hàng đầu giúp bạn chủ động đẩy lùi tình trạng ho, rát họng, viêm họng… cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm vệ sinh miệng hiệu quả, tiện lợi và dễ sử dụng thì xịt họng AFree chính là cái tên bạn không nên bỏ qua. Xịt họng AFree được bảo hộ độc quyền tại Nhật và công ty dược phẩm Thái Minh trực tiếp là chủ đơn vị bảo hộ độc quyền.
Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại, từ hai thành phần DMSO (dimethyl Sulfoxide) và Kẽm clorua có tác dụng hiệu quả với các vấn đề về đường hô hấp:
- Kẽm Clorua: có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, kiểm soát quá trình viêm và tạo điều kiện để tăng cường làm lành vết loét.
- DMSO: là hợp chất tự nhiên chiết xuất từ phần thịt gỗ. DMSO không chỉ là chất chống oxy hóa mà còn có tác dụng làm tăng thấm thuốc qua màng sinh học mà không hề gây tình trạng kích ứng vết loét hay hư hại niêm mạc.
Sản phẩm xịt họng AFree đem lại công dụng vượt trội như:
- Giảm nhanh tình trạng sưng viêm, đau rát họng chỉ sau 2 – 3 ngày sử dụng.
- Giảm tình trạng ho.
- Giúp phòng tránh các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn hay virus gây ra.
Sản phẩm xịt họng AFree được thiết kế dưới dạng vòi xịt phun sương giúp bạn sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn. Mỗi lần dùng, bạn chỉ cần xịt từ 4 – 6 lần vào vùng khoang miệng và họng đang bị viêm. Ngoài ra, nếu người bệnh có triệu chứng nặng hơn, có thể pha xịt họng với nước theo tỷ lệ 1:15 để súc miệng, sát khuẩn vòm họng thường xuyên.
Lưu ý: Sản phẩm xịt họng AFree chống chỉ định cho trẻ em dưới 3 tuổi.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng