Nhiệt miệng là một tình trạng khó chịu mà phần lớn mọi người đều đã từng gặp, đặc biệt đối với những người bị nhiệt miệng mãn tính thì đây thực sự là một vấn đề gây nhiều ảnh hưởng trong sinh hoạt. Vậy nhiệt miệng mãn tính nguyên nhân do đâu và người bệnh cần làm gì để cải thiện tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Nhiệt miệng mãn tính là bệnh gì?
Nhiệt miệng có tên khoa học là Recurrent Aphthous Stomatitis – RAS hay còn được gọi là loét miệng, loét Aphthous. Đây là tình trạng xuất hiện các vết loét ở niêm mạc bên trong miệng, thường tại vị trí môi, má, dưới lưỡi, lợi, vòm họng. Những vết loét nhiệt miệng thường nông, có kích thước nhỏ, đường kính dưới 1 cm, hình tròn hoặc oval, xuất hiện riêng lẻ khoảng 1-5 nốt, không lan rộng, có màu đỏ hoặc trắng.
Nhiệt miệng mãn tính chỉ tình trạng nhiệt miệng xuất hiên 2-3 lần trong một tháng, xảy ra quanh năm, các nốt nhiệt miệng rất dễ tái nhiễm không rõ lý do.
Với người bệnh nhiệt miệng mãn tính, các nốt loét miệng thường nông, xuất hiện khoảng 1-2 nốt mỗi đợt và thường nhanh khỏi không để lại sẹo sau 5-7 ngày điều trị, tuy nhiên tình trạng nhiệt miệng xảy ra quá thường xuyên khiến có người bệnh gặp nhiều đau đớn khi ăn uống, ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày.
☛ Tham khảo thêm tại: Biểu hiện của nhiệt miệng
Nguyên nhân gây nhiệt miệng mãn tính?
Nhiệt miệng chắc hẳn là tình trạng ai cũng từng gặp phải, tuy nhiên tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần có lẽ là một biểu hiện khi cơ thể chúng ta đang không ổn định. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới nhiệt miệng mãn tính, cụ thể là:
Cơ thể nóng, thiếu chất
Theo đông y, khi cơ thể bị nóng, thường xuyên ăn đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, khó tiêu khiến khí huyết trong cơ thể có chứa nhiệt độc. Nhiệt độc thường gây ảnh hưởng tới các vùng da và niêm mạc gây nên tình trạng nhiệt miệng, loét miệng, nổi mụn trên da,..
Bên cạnh đó, cơ thể nóng cũng là một biểu hiện của thiếu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là sắt, vitamin C, vitamin B12, kẽm,… Đây là những chất rất cần thiết để hình thành nên một hệ miễn dịch khỏe mạnh, tại nên sắc khỏe của các tế bào biểu mô. Thiếu các chất này, biểu mô niêm mạc miệng thường dễ bị tấn công bởi vi khuẩn trong miệng gây ra tình trạng viêm, loét, nhiệt miệng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hay bị nhiệt miệng là thiếu vitamin gì?
Hệ miễn dịch yếu
Người có hệ miễn dịch yếu thường bị nhiệt miệng mạn tính do các cơ chế phòng vệ của cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn virus không được đảm bảo, đồng thời miệng là nơi chứa nhiều vi khuẩn vậy nên niêm mạc miệng sẽ dễ dàng bị vi khuẩn tấn công gây ra các vết loét nhiệt miệng tái đi tái lại thường xuyên. Đặc biệt, đối với những người có hệ miễn dịch yếu các nốt nhiệt miệng thường rộng, sâu hơn và lâu lành hơn.
Do phản ứng kháng nguyên – kháng thể
Nhiệt miệng do phản ứng kháng nguyên – kháng thể có thể là nguyên nhân ít người nghĩ đến. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên bị viêm quang răng, viêm lợi, viêm quang cuống, sâu răng thường bị nhiệt miệng mãn tính.
Cơ chế được cho là khi vùng răng và nha chu bị vi khuẩn tấn công, cơ thể sẽ bị kích thích hình thành nên các kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn. Phản ứng kết hợp giữa kháng thể và kháng nguyên của vi khuẩn có thể xảy ra ở niêm mạc má, lưỡi, lợi gây ra các vết loét nhiệt miệng. Vậy nên các yêu cầu về vệ sinh răng miệng thường được đề cao trong điều trị nhiệt miệng.
Căng thẳng và stress thường xuyên
Căng thẳng, stress kéo dài là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề bệnh lý của cơ thể, trong đó nhiệt miệng mãn tính. Việc căng thẳng kéo dài thường khiến cơ thể mệt mỏi, hay cáu gắt, chán ăn, ăn không ngon miệng, mất ngủ, ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của cơ thể, làm mất cân bằng sinh học của cơ thể dẫn tới hệ miễn dịch suy giảm. Những thay đổi của cơ thể khi căng thẳng stress kéo dài đều có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng thường xuyên và khó chấm dứt.
Chức năng gan suy giảm
Nhiều người bị nhiệt miệng mãn tính là do chức năng gan bị suy giảm. Như chúng ta đã biết, gan là một cơ quan rất quan trọng của cơ thể có vai trò chuyển hóa các chất trong đó có các chất độc hại để thanh lọc và vận chuyển độc tố ra khỏi cơ thể.
Khi tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan bị suy yếu, cơ thể có thể không chuyển hóa được hết lượng độc tố, khiến chúng tích tụ lại trong cơ thể và thường gây ra những biểu hiện bất thường tại da niêm mạc như các vết loét nhiệt miệng, mạc nhiều mụn ở mặt, lưng.
☛ Xem thêm: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Nhiệt miệng mãn tính có nguy hiểm không?
Các nốt nhiệt miệng mãn tính không nguy hiểm do các vết loét nông, số lượng 1-2 vết và thường khỏi nhanh sau 5-7 ngày điều trị.
Tuy nhiên vấn đề nhiệt miệng tái đi tái lại quá thường xuyên thực sự là một nỗi lo của nhiều người do các vết loét gây nhiều đau đớn và khó khăn khi ăn uống, nói chuyện, đồng thời cũng có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và công việc của người bệnh.
Đặc biệt, bạn cần chú ý, không nên chủ quan với nhiệt miệng mãn tính do đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang có những vấn đề bất thường có thể là tình trạng thiếu dưỡng chất, thói quen ăn uống và sinh hoạt chưa hợp lý, các bệnh lý răng miệng hay thậm trí là tình trạng bất thường về chức năng gan.
Có thể nói, bị nhiệt miệng không phải là một vấn đề quá nguy hiểm nhưng nguyên nhân gây nhiệt miệng mãn tính có thể là vấn đề ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn.
Cách điều trị nhiệt miệng mạn tính
Đối với nhiệt miệng mạn tính, cải thiện bằng các phương pháp dân gian sử dụng các loại thảo dược tự nhiên an tòan thường được đề cao hơn, do phương pháp này người bệnh có thể áp dụng thường xuyên lâu dài không lo hại cơ thể, đồng thời nó cũng có tác dụng hạn chế nhiệt miệng tái phát hiệu quả.
Một số phương pháp cải thiện nhiệt miệng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng như:
Cách trị miệng lâu năm bằng nước muối
Muối trắng có thể coi là một nguyên liệu có tác dụng vô cùng tuyệt vời với các bệnh răng miệng trong đó có nhiệt miệng. Nước muối có khả năng sát khuẩn, hạn chế bội nhiễm tại vết loét, ức chế phản ứng viêm và làm cho nốt nhiệt miệng nhanh lành thương hơn. Bên cạnh đó, súc miệng bằng nước muối còn giúp bạn vệ sinh toàn bộ vùng răng, miệng và họng, giúp loại bỏ vi khuẩn, phòng tránh các bệnh răng miệng, hạn chế nguy cơ nhiệt miệng tái diễn.
Không chỉ thế, trị nhiệt miệng bằng nước muối rất đơn giản và tiết kiệm, bạn có thể thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, nước muối có thể gây kích thích đau rát nốt nhiệt miệng khi sử dụng, nên bạn cần lưu ý khi áp dụng cho trẻ nhỏ.
Cách thực hiện:
- Pha một thìa cafe muối trắng trong 250ml nước ấm.
- Súc miệng từng ngụm nhỏ trong khoảng 20-30 thì nhổ ra.
- Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau bữa ăn.
Rượu giấm táo chữa nhiệt miệng
Để trị nhiệt miệng mãn tính, bạn không thể bỏ qua bài thuốc từ rượu giấm táo. Đây là bài thuốc được đông y áp dụng nhiều trong điều trị các bệnh trong miệng như nhiệt miệng, viêm sưng nướu, hôi miệng, sâu răng,…
Giấm táo là một nguyên liệu chứa nhiều axit acetic có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho răng miệng, đồng thời thay đổi độ pH trong môi trường miệng, cân bằng lại môi trường sinh học gia tăng các lợi khuẩn, đồng thời ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế, giấm táo được xem như là một kháng sinh tự nhiên để điều trị nhiệt miệng.
Cách thực hiện:
- Pha khoảng 100ml giấm táo cùng 100ml nước ấm (tỷ lệ 1:1).
- Súc miệng bằng từng ngụm nhỏ, ngậm trong miệng khoảng 1 phút rồi nhổ ra.
- Thực hiện ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các loại nước súc miệng chữa nhiệt miệng
Trị nhiệt miệng mãn tính bằng lá bàng non
Trị nhiệt miệng mãn tính bằng lá bàng non là một phương pháp đã được lưu truyền khá lâu trong dân gian, không chỉ có tính an toàn cao mà còn có hiệu quả tốt được nhiều người công nhận.
Lá bàng non đem lại tác dụng hạn chế phản ứng sưng viêm vết loét, làm vết loét nhanh khô và chóng lành hơn, người bệnh sẽ cảm thấy chỗ nhiệt nhiệt dễ chịu nhanh chóng sau khi sử dụng 1-2 ngày. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các vết loét lớn, lâu lành.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá bàng non, đem về rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 250 ml nước.
- Đun sôi trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút rồi bắt xuống.
- Sử dụng nước đun để ngậm, ngậm từng ngụm nhỏ trong khoảng 1 phút thì nhổ ra.
- Mỗi lần ngậm khoảng 100ml, thực hiện ngày 2 lần, sử dụng nước khi còn ấm.
Chữa nhiệt miệng mãn tính bằng khế chua
Theo đông y, khế chua có tính bình, có khả năng tiêu viêm, giảm sưng đau. Đồng thời, trong khế chua có chứa nhiều vitamin C có khả năng loại bỏ vi khuẩn, tăng sức đề kháng của niêm mạc miệng, làm sạch khoang miệng, chống viêm loét, hạn chế tình trạng nhiệt miệng tái diễn thường xuyên, làm lành nhanh nốt nhiệt miệng hiện có.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 1-3 quả khế chua, rửa sạch, sau đó thái miếng hoặc giã nát.
- Đem đun sôi trên lửa nhỏ cùng 200ml nước khoảng 20 phút.
- Chờ nước nguội thì ngậm hỗn hợp khoảng 5 phút rồi nuốt. Thực hiện 4-5 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị.
Cây cỏ mực trị nhiệt miệng
Cây cỏ mực hay còn được gọi là nhọ nồi, là cây thuốc khá phổi biến trong tự nhiên, được đông y sử dụng để chữa nhiều bệnh trong đó có nhiệt miệng.
Theo đông y, đây là loài cây có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, có khả năng sát khuẩn cao, do vậy rất hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng, làm khô vị trí nhiệt miệng, hỗ trợ chống bội nhiễm vết loét đồng thời làm lành nhanh các nốt nhiệt miệng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá cỏ mực, rửa sạch rồi giã nát.
- Chắt lấy phần nước cốt sau đó thêm vào một thìa mật ong.
- Sử dụng một chiếc tăm bông sạch, chấm một ít nước cỏ mực rồi bôi vào vị trí bị nhiệt miêng.
- Thực hiện 3-4 lần/ ngày để đạt hiệu quả.
Chữa nhiệt miệng bằng rau húng quế
Rau húng quế là một vị thuốc dân gian có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là đối với các bệnh lý răng miệng như nhiệt miệng, viêm lợi, sâu răng, hôi miệng,… Tinh dầu rau húng quế có tình sát khuẩn, ức chế viêm hiệu quả, làm mát vết thương, giảm đau rát tốt. Vậy nên đối với người bị nhiệt miệng mãn tính, bài thuốc từ rau húng quế chắc chắn không thể bỏ qua.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm rau húng quế, rửa sạch, sau đó đun sôi cùng 200ml nước trong 15 phút.
- Dùng nước đã đun để ngậm khi còn ấm.
- Ngậm 3-4 lần mỗi ngày, thực hiện kiên trì 3-4 ngày khi bị nhiệt miệng.
Đọc thêm: Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất
Lời khuyên dành cho người bị nhiệt miệng mạn tính
Khi bị nhiệt miệng mãn tính, để hạn chế tình trạng này tái đi tái lại thường xuyên, bạn cần quan tâm hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của bản thân, cụ thể là:
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bị nhiệt miệng giúp hỗ trợ các vết nhiệt miệng nhanh khỏi, đồng thời hạn chế nhiệt miệng tái phát.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là bổ sung nhiều vitamin C, vitamin B12, sắt và kẽm có trong các loại thực phẩm như: chanh, cam, kiwi, đu đủ, lòng đỏ trứng, thịt bò, cá hồi, sữa, nấm, hải sản,…
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể, hạn chế tình trạng khô niêm mạc miệng. Bạn có thể kết hợp sử dụng nước ép trái cay để bổ sung nước cùng các vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu.
- Chế độ ăn cần bổ sung nhiều các loại rau xanh, hoa quả.
- Có thể thường xuyên sử dụng các loại nước có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc như nước rau má, nước rau ngót, nước trà xanh, nước cam, chanh,… rất có lợi cho người bị nhiệt miệng mãn tính.
Chế độ sinh hoạt
Để hạn chế nguy cơ tái nhiễm nhiệt miệng thường xuyên, bạn cần lưu ý hơn chế độ sinh hoạt, cụ thể là:
- Yêu cầu vệ sinh răng miệng: đánh răng ngày 2 lần, sử dụng nước muối để xúc miệng hàng ngày.
- Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần, hạn chế sử dụng các loại kem đánh răng có tác dụng tẩy mạnh có thể gây tổn thương niêm mạc miệng, dẫn tới nhiệt miệng.
- Hạn chế tình trạng căng thẳng stress kéo dài, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể theo, nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
☛ Đọc thêm: Bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Xịt họng AFree giải pháp cho người bị nhiệt miệng mạn tính
Nếu bị nhiệt miệng mãn tính, thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua được Dung dịch xịt họng AFree, đây là sản phẩm vừa có tác dụng sát khuẩn, làm lành nhanh các nốt nhiệt miệng, đồng thời có thể sử dụng như một loại nước vệ sinh miệng họng hàng ngày, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng hạn chế nhiệt miệng tái diễn thường xuyên.
Xịt họng AFree là sản phẩm được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed-Hoa Kỳ. Đã được gửi bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp giải quyết nhanh các vấn đề như viêm họng, đau rát họng, ho, nhiệt miệng, viêm amidan, viêm phế quản.
AFree có hiệu quả cao với nhiệt miệng là thành phần chứa:
- Zn: hỗ trợ miễn dịch, chống virus, chông viêm, chống oxi hóa.
- Iod: diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO: tăng thẩm thấu thuốc quá màng sinh học, chống viêm và chống oxi hóa.
Cách dùng rất đơn giản: Bạn chỉ cần xịt từ 4-6 lần vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Trường hợp nặng có thể xịt 15 lần/ngày. Ngoài ra, có thể pha Afree vs nước theo tỉ lệ 1:15 rồi dùng dung dịch này súc miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml – sát khuẩn rất tốt. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú).
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Lời kết:
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn được nhiều thông tin hữu ích giúp bạn có thể cải thiện được tình trạng nhiệt miệng tái phát thường xuyên, bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình và người thân.