Nhiệt miệng là bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Một nghiên cứu khoa học cho rằng khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Dù phổ biến như vậy, nhưng vẫn còn khá nhiều người thắc mắc: nhiệt miệng có gây sốt không? Cách chữa trị như thế nào? Để có được câu trả lời, mời các bạn theo dõi nội dung dưới đây.
Mục lục
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, lở miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nhỏ, nông tại mô mềm trong khoang miệng như: môi, bên trong má, nướu, lợi và đầu lưỡi.
Các vết loét có kích thước nhỏ và gây đau, khiến người bệnh không được thoái mái trong ăn uống, giao tiếp. Thông thường, chúng có thể xuất hiện từ 3 – 4 lần mỗi năm, kéo dài đến một tuần. Tình trạng nặng thì thời gian tái phát lâu hơn và thường xuyên lặp lại trên những người đã mắc.
Các vết loét ban đầu thường có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng. Chúng có hình tròn hoặc bầu dục, viền rõ rệt. Tại vùng da xung quanh có dấu hiệu sưng, đỏ.
Nhiệt miệng có gây sốt không?
Nhiệt miệng thường không gây sốt, không gây sưng hạch tại các vị trí lân cận và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bệnh biến chứng thành viêm cấp, người bệnh sẽ bắt đầu có triệu chứng sốt.
Biểu hiện ban đầu của nhiệt miệng thường thấy như sau:
- Xuất hiện cảm giác bỏng rát, ngứa ran như kim châm. Tình trạng này kéo dài lên đến 24 giờ trước khi vết loét xuất hiện.
- Trong miệng hình thành mụn nước nhỏ, khi vỡ ra sẽ tạo thành vết loét mỏng ở niêm mạc miệng, tạo cảm giác cộm rộm cho người mắc.
- Vết loét có hình tròn hoặc bầu dục với tâm màu trắng hoặc vàng và viền đỏ.
- Vết loét thường gây đau, xót mỗi khi ăn, nuốt và nói.
Các tổn thương của nhiệt miệng thể nhẹ được chia thành hai loại:
- Vết loét nhỏ: Có kích thước từ 3 – 10mm. Đây là loại vết loét phổ biến nhất, thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 10 – 20. Thời gian lành khoảng 10 – 14 ngày và không để lại sẹo.
- Vết loét lớn: Các vết loét lớn thường có kích thước to hơn và sâu hơn các vết loét nhỏ. Đường viền không đều, đường kính trên 10mm. Thời gian để chữa lành cũng lâu hơn, từ vài tuần cho đến vài tháng. Khi khỏi sẽ để lại sẹo.
Nhiệt miệng là bệnh được xem là lành tính, không lây nhiễm. Chính vì vậy mà nhiều người chủ quan, không có chế độ chăm sóc đúng cách. Từ đó, khiến vết lở trở nên nghiêm trọng hơn, chuyển sang viêm cấp, xuất hiện triệu chứng sứng tấy, đỏ, đau.
Hiện tượng viêm tại vết loét là do sự xâm nhập của vi khuẩn, cơ thể sẽ tăng thân nhiệt để thực hiện cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh sẽ sốt cao, nổi hạch… Do đó, người bệnh sẽ sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống, sinh hoạt phiền toái, vất vả.
Khi gặp tình trạng này người bệnh cần đến bác sĩ để điều trị ngay.
Đọc thêm nội dung: Bị nhiệt miệng viêm lợi
Cách điều trị và biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng an toàn
Mặc dù nhiệt miệng vẫn được xem là bệnh ít nguy hiểm, song những tổn thương của chúng lại gây đau đớn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Do đó, việc ngăn ngừa và điều trị nhiệt miệng là mối quan tâm của những người đã từng “sống chung” với nhiệt miệng trong thời gian dài.
Điều trị nhiệt miệng tại nhà
Súc miệng bằng nước muối
Hòa tan nửa thìa cà phê muối vào 230ml nước ấm (nước ấm giúp muối nhanh tan). Thực hiện súc miệng hoặc ngậm trong miệng một lúc (không được nuốt). Nước muối có tác dụng làm sạch và đẩy nhanh tốc độ lành vết loét. Người bệnh nên thường xuyên thực hiện, 3 – 4 lần trong ngày.
Súc miệng bằng nước cốt dừa
Nước ép từ cùi dừa có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch và làm dịu các cơn đau, nhanh chóng làm lành vết loét do nhiệt miệng gây ra. Nên tiến hành từ 3 – 4 lần mỗi ngày để có hiệu quả.
Súc miệng bằng nước rau mùi
Ngâm một thìa cà phê hạt rau mùi vào cốc nước đun sôi, sau đó để nguội rồi đem súc miệng. Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng hiệu quả. Duy trì thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
Sử dụng nước củ cải trắng
Dùng khoảng 300g củ cải trắng, giã nhỏ lấy nước, hòa cùng nước lọc rồi tiến hành súc miệng 3 lần một ngày.
Bôi mật ong kết hợp nghệ
Dùng mật ong trộn với bột nghệ rồi thoa trực tiếp lên vết loét. Có thể sử dụng riêng mật ong nhưng kết hợp với nghệ sẽ tăng hiệu quả hơn. Bởi mật ong có tính kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh chóng liền lại và đặc biệt là không để lại sẹo.
Uống nước rau má, râu ngô
Nấu nước rau má, râu ngô và uống thay cho nước lọc hàng ngày. Duy trì đủ 1,5 – 2 lít nước sẽ giúp cơ thể được giải độc, giảm nóng trong. Từ đó, hạn chế được nhiệt miệng. Xem chi tiết cách hướng dẫn các cách làm Nước súc miệng trị nhiệt miệng
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
- Uống nhiều nước: Nước có thể làm gia tăng quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp giảm nóng trong. Nên thói quen uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tránh xa được nhiệt miệng.
- Hạn chế ăn các gia vị cay nóng: Các gia vị cay, nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu sẽ làm gia tăng hiện tượng nóng trong, kích ứng niêm mạc miệng. Vì vậy, hãy hạn chế tiêu thụ các nhóm gia vị này. Bên cạnh đó, nên duy trì khẩu vị ăn nhạt, thực phẩm có tính mát như: vịt, ngan, cá nước ngọt, đậu phụ, rau muống, mồng tơi, rau ngót…
- Sử dụng bàn chải có lông mềm: Giúp ngăn ngừa kích ứng các mô mỏng ở miệng.
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B12, B9 hay sắt: Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu vitamin nhóm B: B12, B9 sẽ làm gia tăng tần suất nhiệt miệng. Xem đầy đủ bài viết về bị nhiệt miệng cần bổ sung vitamin gì?
Sử dụng thuốc bôi điều trị nhiệt miệng
Các thuốc bôi dùng trong điều trị nhiệt miệng thường được bào chế dưới dạng gel hoặc thuốc mỡ, nhằm mang lại tác dụng giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thuốc giảm đau tại chỗ: Thường có các loại gel như benzocain hay lidocain (thuốc gây tê). Chúng được dùng trực tiếp lên vết loét để giảm cảm giác đau và khó chịu.
- Thuốc chống viêm chứa nhân steroid như: Triamcinolone acetonide hay fluocinonide được dùng tại chỗ với mục đích giảm viêm cho vết loét. Đây là nhóm thuốc kê đơn nên cần được chỉ định từ bác sĩ điều trị.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để chữa trị ổ loét, biểu hiện da đỏ, đóng vảy, chảy mủ và sốt. Tham khảo: cách uống kháng sinh trị nhiệt miệng
Bên cạnh một số loại thuốc bôi, người bệnh còn có thể sử dụng một số dung dịch súc miệng như:
- Hỗn hợp diphenhydramine: Được sử dụng như một dạng nước súc miệng bởi công dụng gây tê tại chỗ ở vết loét và mô miệng. Cách thực hiện đơn giản: cho hỗn hợp vào miệng, súc trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Tuyệt đối không được nuốt.
- Thuốc súc miệng chứa hoạt chất chống viêm steroid: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm loét và cũng nằm trong chỉ định thuốc cần kê đơn.
- Thuốc súc miệng chứa kháng sinh tetracycline: Có tác dụng giảm đau, thúc đẩy quá trình làm lành vết loét. Thuốc này phải nằm trong đơn thuốc của bác sĩ mới được sử dụng. Ngoài ra, kháng sinh tetrecycline chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 16 tuổi và người mẫn cảm với dược chất này.
Giải pháp chữa trị nhiệt miệng hiệu quả đến từ xịt họng AFree
Xịt họng AFree là sản phẩm được bào chế dưới dạng xịt, mang đến tác dụng giảm đau nhanh chóng, trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho người bệnh nhiệt miệng.
AFree là đề tài sáng chế độc đáo, dựa trên nguyên lý sử dụng bộ đôi kẽm và Iod ở dạng bào chế, giúp sát khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus và vi khuẩn.
Trợ thủ hữu hiệu cho những người nhiệt miệng mang tên xịt họng AFree mang đến những công dụng sau:
- Phòng ngừa tái phát và hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
- Khắc phục tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp hạn chế các cơn ho dai dẳng, ho có đờm.
- Đẩy lùi vấn đề sưng viêm, đau rát tại họng.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Lời kết
Bài viết đã giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc về vấn đề nhiệt miệng có gây sốt không? Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho người đọc giải pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng.