Bị ho có đờm trắng bạn cần biết những gì? Đờm màu trắng được chia thành nhiều loại, nguyên nhân gây đờm và cách điều trị cũng khác nhau. Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng về ho có đờm trắng bạn không thể bỏ qua, hãy cùng theo dõi nhé.
Mục lục
Tại sao lại xuất hiện ho có đờm trắng?
Ho có đờm trắng là một triệu chứng thường gặp khi bạn có các vấn đề bất thường đường hô hấp, trong đó chúng ta thường gặp ba loại đờm trắng khác nhau là: đờm trắng trong, đờm trắng đục và đờm trong có bọt. Bạn có thể dễ dàng nhận biết 3 loại đờm trên bằng mắt thường.
Đờm thực chất là dịch nhầy được niêm mạc đường hô hấp tiết ra. Ngay cả khi đường hô hấp khỏe mạnh, vẫn luôn có một lượng dịch nhầy nhất định được tiết ra nhằm làm ẩm và bảo vệ đường hô hấp. Tuy nhiên, do các yếu tố kích thích bất thường, lượng nhầy có thể được tiết ra nhiều quá mức (hơn 100ml/ngày) dẫn tới tình trạng ho có đờm trắng trong.
Đờm trong có thể chuyển thành trắng đục khi trong đờm chứa nhiều bạch cầu, dịch viêm mủ, xác vi khuẩn virus hoặc do đờm đã bị ứ đọng lâu trong đường dẫn khí dẫn tới cô đặc lại và có màu trắng đục, dạng đặc. Tình trạng này thường là biểu hiệu của nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc do cấu trúc đường dẫn khí đã bị biến đổi.
Ho có đờm trắng có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền. Tùy từng nguyên nhân mà ho có đờm trắng có thể kèm theo các triệu chứng khác nhau như đau rát cổ họng, khàn tiếng, sốt, khó thở, đau tức ngực,…
Ho có đờm trắng là dấu hiệu của bệnh gì?
Ho có đờm trắng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường hô hấp. Cụ thể là:
Đối với ho có đờm trắng trong
Người bệnh ho có đờm trắng trong thường liên quan tới các bệnh lý đường hô hấp trên như:
– Viêm họng cấp
Vùng họng miệng có thể dễ dàng bị virus vi khuẩn tấn công gây ra viêm họng cấp. Trong trường hợp này, niêm mạc họng thường bị viêm, sung huyết, sưng nề đỏ và tăng tiết dịch nhầy. Người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu như đau rát cổ họng, nuốt đau nuốt khó, ho khan hoặc ho có đờm trắng trong, kèm theo có thể sốt nhẹ, khàn tiếng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân gây ho khan là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bạn nên biết
– Viêm xoang cấp
Xoang là những cấu trúc khoang rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, đây là con đường lưu thông của lượng lớn chất nhầy. Xoang có thể bị viêm do vi khuẩn, virus từ mũi họng, tai hoặc từ răng miệng lên tấn công, khiến niêm mạc xoang bị phù nề, lỗ thông xoang bít tắc, cấu trúc lông chuyển thay đổi. Điều này khiến lượng dịch trong xoang bị ứ đọng có thể chảy ngược xuống cổ họng gây ho có đờm trắng trong.
Người bệnh thường gặp các triệu chứng như đau nhức vùng xọ mặt, ngạt tắc mũi, ho có đờm, đau tai, đau nhức đầu.
– Viêm Amidan
Amidan là tổ chức bạch huyết nằm hai bên cổ họng, amidan có thể bị tấn công bởi virus vi khuẩn dẫn tới viêm, nhiễm trùng khiến amidan sưng to, đỏ, có thể có mủ, cổ họng xuất tiết nhiều nhầy. Khi bị viêm amidan người bệnh thường gặp tình trạng như đau cổ họng, nuốt vướng, nuốt khó, hơi thở hôi, trẻ nhỏ ngáy to khi ngủ, ho có đờm, có thể sốt cao.
– Cảm cúm
Đây cũng là một bệnh lý thường gặp gây ho có đờm trắng trong. Bệnh thường xuất hiện ở người có hệ miễn dịch yếu, trong điều kiện thời tiết thay đổi, gió mùa khiến hệ hô hấp dễ bị virus tấn công. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hắt hơi, xổ mũi, đau nhức đầu, mệt mỏi, ho có đờm trong, sốt nhẹ.
Đối với ho có đờm trắng đục
Ho có đờm trắng đục thường là triệu chứng của các bệnh lý đường hô hấp dưới, cụ thể là:
– Viêm phế quản mạn tính
Ho có đờm trắng đục kéo dài là triệu chứng mà người bệnh viêm phế quản mạn tính thường xuyên gặp phải. Đây là bệnh lý mạn tính đường hô hấp, thường do nguyên nhân nhiễm trùng phế quản tái đi tái lại thường xuyên khiến cấu trúc đường thở bị biến đổi, đường kính phế quản bị thu hẹp, dịch nhầy đường hô hấp tiết ra quá mức và ứ đọng trong phế quản khiến người bệnh ho có đờm trắng đục nhiều tháng.
Bệnh gặp nhiều ở những người có tiền sử nhiều năm tiếp xúc với khói thuốc, làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi,…
– Giãn phế quản thể ướt
Đây là tình trạng phế quản bị giãn ra bất thường và không thể phục hồi, điều này ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dịch nhầy từ đường hô hấp dưới lên trên khiến đờm bị ứ đọng tại đoạn phế quản bị giãn, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Người bệnh thường có biểu hiện ho có đờm trắng đục, đờm đặc thành khuân, người bệnh ho nhiều vào buổi sáng sau khi thức dậy.
– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
COPD là một trong những bệnh lý mạn tính đường hô hấp gây ra tình trạng ho có đờm trắng diễn ra quanh năm cho người bệnh. Bệnh đặc trưng bằng tình trạng thay đổi cấu trúc đường hô hấp khiến phế quản giảm độ đàn hồi, quá trình thông khí của người bệnh bị tắc nghẽn dẫn tới tình trạng khó thở. Quá trình lưu thông dịch nhầy trong đường hô hấp dưới cũng bị ảnh hưởng khiến đờm bị ứ đọng gây ho có đờm trắng đục cho người bệnh.
Người bệnh COPD có thể gặp các đợt cấp của bệnh do bội nhiễm vi khuẩn khiến đờm chuyển sang màu xanh hoặc vàng, người bệnh sốt cao, khó thở nhiều. Bệnh thường gặp ở người có tiền sử nhiều năm tiếp xúc với khói thuốc hoặc làm việc ở môi trường ô nhiễm không khí, nhiều khói bụi.
– Lao phổi
Đây là bệnh lý truyền nhiễm đường hô hấp do trực khuẩn lao gây ra, bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp từ người sang người. Trực khuẩn lao gây nên tình trạng viêm phổi do lao khiến người bệnh ho có đờm màu trắng đục, có khi ho ra máu tươi, sốt rét run về chiều, người mệt mỏi, ăn uống kém, thậm trí khó thở và đau tức ngực do tràn dịch tràn khí màng phổi. Lao phổi diễn biến lâu ngày có thể làm thay đổi cấu trúc phổi gây sơ hóa phổi, co kéo trung thất ảnh hưởng nặng nề đến chức năng hô hấp của người bệnh.
Đối với ho ra đờm trắng có bọt
Ít gặp hơn so với các loại đờm trắng đã đề cấp ở trên, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý đến trường hợp ho có đờm trắng có bọt, đây thường là báo hiệu của bệnh lý hen phế quản.
Hen phế quản thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng, tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Cơn hen thường khởi phát khi bạn tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây dị ứng như bụi bông vải, phấn hoa, nước hoa, virus, vi khuẩn, đồ ăn gây dị ứng,…
Các dị nguyên có thể kích thích cơ thể giải phóng các chất trung gian hóa học, khiến niêm mạc đường hô hấp bị phù nề, tăng tiết dịch, lớp cơ trơn phế quản co thắt nhiều khiến người bệnh gặp tình trạng khó thở, phải ngồi dậy để thở, ho khạc ra đờm trắng trong có nhiều bọt khí, nếu ho khạc được người bệnh sẽ cảm thấy dễ thở hơn.
Ho ra đờm trắng có nguy hiểm không?
Ho có đờm trắng là một dấu hiệu bất thường của đường hô hấp, tuy nhiên tùy từng loại đờm trắng cũng như nguyên nhân bệnh lý gây đờm mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau.
– Đối với ho có đờm trắng trong do các bệnh lý đường hô hấp trên: bệnh thường không quá nguy hiểm, cách điều trị cũng đơn giản hơn, đối với những người có hệ miễn dịch tốt bệnh có thể khỏi nhanh sau 7-10 ngày chỉ cần áp dụng các phương pháp chăm sóc cơ thể đơn giản. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, bố mẹ không nên quá chủ quan do nhiễm khuẩn có thể lây lan nhanh chóng đến tai, đường hô hấp dưới nếu không được điều trị đúng cách, vậy nên hãy đưa trẻ đi khám khi gặp tình trạng ho có đờm trắng.
– Ho có đờm trắng có bọt do hen phế quản: khi cơn hen khởi phát người bệnh thường kèm theo khó thở, cần được đưa đến các cơ sở y tế để điều trị. Đặc biệt lưu ý các trường hợp cơn hen không điển hình, triệu chứng khó thở, ho đờm thường xuất hiện nhiều vào buổi đêm về sáng với mức độ nhẹ, người bệnh nên chú ý để đi khám tránh tình trạng bội nhiễm vi khuẩn kèm theo, đặc biệt với trẻ nhỏ.
– Đối với ho có đờm trắng đục: thường gặp ở các bệnh lý mạn tính đường hô hấp, lúc này cấu trúc đường thở thường đã bị biến đổi vậy nên ho đờm có thể diễn ra quanh năm, đồng thời sức đề kháng đường hô hấp cũng bị suy giảm làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn gây các đợt cấp của bệnh dẫn tới các triệu chứng khó thở nhiều, đau tức ngực, ho đờm nặng, sốt cao,… Người bị bệnh đường hô hấp mạn tính thường có nguy mắc COPD, ung thư phổi cao hơn bình thường.
Cách trị ho có đờm trắng nhanh chóng hiệu quả
Tùy từng bệnh lý gây ho có đờm trắng sẽ yêu cầu các phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là các phương pháp điều trị ho đờm trắng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Bài thuốc dân gian trị ho có đờm trắng
Khi ho có đờm trắng, nhiều người thường tìm đến các bài thuốc dân gian trị ho tiêu đờm để hạn chế phải sử dụng thuốc tây. Các bài thuốc thường sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên có khả năng diệt khuẩn chống viêm, giảm ho tiêu đờm nên rất an toàn và dễ tìm kiếm.
Phương pháp này có hiệu quả cao với các trường hợp ho có đờm trắng do các bệnh lý viêm đường hô hấp trên như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang,… Đối với các bệnh lý mạn tính đường hô hấp dưới, phương pháp này thường ít có hiệu hiệu quả điều trị.
Một số bài thuốc dân gian trị ho đờm trắng hiệu quả bạn có thể tham khảo:
– Trị ho có đờm trắng bằng củ tỏi: tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm sưng tiêu đờm và làm ấm cơ thể. Đặc biệt, trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất S-allyl cysteine (SAC) và Allincin giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, kháng viêm, tiêu đờm và tăng sức đề kháng đường hô hấp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3-5 nhánh tỏi, bóc vỏ, rửa sạch.
- Đem tỏi đã chuẩn bị giã nát hoặc xay nhuyễn.
- Sau đó đem pha cũng 50 ml nước nóng.
- Uống nước tỏi khi còn ấm, ngày dùng 2-3 lần.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bật mí 10 cách tan đờm trong cổ họng không cần dùng thuốc
– Lá hẹ giúp tiêu đờm giảm ho: lá hẹ được biết đến với khả năng chống viêm, diệt khuẩn giúp tiêu đờm giảm ho, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nâng cao sức đề kháng đường hô hấp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi, rửa sạch ngâm cùng nước muối để loại bỏ vi khuẩn.
- Say lá hẹ cùng khoảng 250 ml nước ấm.
- Lọc bỏ phần bã, uống nước lá hẹ khi còn ấm.
- Ngày sử dụng 2-3 lần.
Dùng thuốc tây trị ho đờm trắng
Thuốc tây thường là các loại thuốc có dược tính mạnh, đặc hiệu, cho tác dụng giảm nhanh các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Trong nhiều trường hợp ho có đờm trắng, việc sử dụng thuốc tây là cần thiết, cụ thể như sau:
– Đối với ho có đờm trắng trong
Khi bị các bệnh viêm đường hô hấp trên, trong trường hợp ho có đờm kéo dài, tình trạng viêm họng viêm amidan nặng có mủ, người bệnh có sốt cao đặc biệt là trẻ nhỏ thì việc sử dụng thuốc tây là cần thiết để điều trị nhiễm khuẩn, hạn chế lan rộng ra các cơ quan khác.
Các loại thuốc tây thường được chỉ định trong trường hợp này như: kháng sinh Penicillin, chống viêm coticorid, long đờm Acetylcystin.
– Đối với hen phế quản
Khi cơn hen khởi phát người bệnh thường có khó thở kèm theo ho có đờm trắng có bọt, nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Nguyên tắc điều trị hen phế quản:
- Tránh các yếu tố gây khởi phát cơn hen.
- Sử dụng thuốc giãn phế quản: Salbutamol, Atrorent, Terbutalin, Feniterol.
- Thuốc chống viêm và chống dị ứng: Cromoon, Ketotifen giúp dự phòng hen phế quản, Glucoccorticoid chống viêm, giảm phù nề phế quản.
- Kháng sinh được chỉ định trong trường hợp hen phế quản liên quan tới vi khuẩn, hoặc có bội nhiễm vi khuẩn kèm theo.
– Đối với các bệnh lý hô hấp mạn tính, thuốc tây thường được dùng trong các đợt cấp của bệnh theo phác đồ kháng sinh, chống viêm, giãn phế quản. Việc sử dụng kháng sinh sẽ phụ thuộc vào kết quả kháng sinh đồ.
– Khi bị lao phổi, người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ phối hợp kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn gồm:
- Kháng sinh giai đoạn tấn công sử dụng trong 2 tháng: Rifampicin, Isoniazid, Pyrazinamide, Ethambutol.
- Kháng sinh giai đoạn duy trì sử dụng trong 2 tháng: Rifampicin, Isoniazid, Ethambutol.
- Người bệnh cần chú ý sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ, liên tục không ngắt quãng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
☛ Xem thêm tại: Top 12 viên ngậm trị ho tiêu đờm phổ biến nhất
Bài thuốc Đông y chữa ho đờm trắng kéo dài
Trong một số trường hợp ho có đờm trắng mạn tính do các bệnh viêm xoang mạn tính, viêm phế quản mạn tính, COPD,… nhiều người bệnh thường tìm đến các bài thuốc đông y để điều trị. Bài thuốc thường là sự kết hợp của nhiều vị thuốc có nguồn gốc thiên nhiên với khả năng làm tiêu đờm, giảm ho, bổ phế, hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch đường hô hấp.
Các bài thuốc Đông y thường phù hợp hơn với những người bị bệnh lý hô hấp mạn tính do tác dụng của thuốc từ từ, an toàn khi sử dụng trong thời gian dài, tác dụng của thuốc khá bền vững giúp cải thiện tình trạng ho có đờm mà người bệnh gặp phải đồng thời hạn chế nguy cơ các đợt cấp xuất hiện.
Thuốc Đông y thường cho hiệu quả tác dụng chậm vậy nên người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài để thấy được hiệu quả.
Thói quen ăn uống và sinh hoạt khi bị ho đờm trắng
Đối với những người ho có đờm trắng nói riêng và người mắc bệnh lý đường hô hấp nói chung, một chế độ ăn uống phù hợp và thói quen sinh hoạt lành mạnh là yếu tố giúp tăng hiệu quả điều trị và có giá trị phòng bệnh cao.
– Vệ sinh miệng họng: Đây là một yêu cầu bắt buộc khi điều trị các bệnh lý đường hô hấp, có tác dụng loại bỏ vi khuẩn virus, làm sạch lớp đờm nhầy trong cổ họng, hạn chế nguy cơ ứ đọng đờm gây nhiễm khuẩn, hỗ trợ quá trình điều trị.
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên súc miệng họng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối bằng cách pha 2 thìa muối trắng cùng vời 200ml nước ấm. Ngoài ra đối với người bị nghẹt tắc mũi, nên kết hợp bơm rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhanh chóng.
– Hít thở không khí có độ ẩm phù hợp: Người đang bị ho đờm nên hít thở không khí có độ ẩm phù hợp giúp làm ẩm đường dẫn khí, làm loãng đờm nhầy, đồng thời giảm cảm giác đau rát họng. Bạn có thể sử dụng các loại máy phun sương, máy tạo độ ẩm đặt trong phòng để tăng độ ẩm không khí.
– Uống đủ nước: Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp gây ho có đờm trắng, đặc biệt khi có sốt, bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nước sẽ giúp làm loãng đờm nhầy giúp người bệnh ho khạc dễ hơn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng mất nước do sốt.
Lượng nước cần thiết cho cơ thể thay đổi theo từng độ tuổi:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi, cho trẻ bú mẹ theo yêu cầu.
- Trẻ trên 6 tháng tuổi, bên cạnh bú mẹ, nên cho trẻ uống 120-180 ml nước/ngày.
- Trẻ lớn hơn, nhu cầu nước một ngày sẽ bằng cân nặng x 100ml nước.
- Người lớn và trẻ trên 10 tuổi, nên uống 2 lít nước mỗi ngày.
– Chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị ho có đờm trắng: Người bệnh nên có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm tiêu đờm giảm ho như củ cải, lá hẹ, cà rốt, bí đỏ, gừng, tỏi, rau cải, thịt bò, các loại quả nhiều vitamin C,… Đặc biệt lưu ý, người bệnh không nên ăn các loại đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ có thể gây kích thích đường hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình tiêu đờm.
– Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và môi trường ô nhiễm độc hại: Đây có thể là nguyên nhân gây các bệnh lý đường hô hấp đồng thời có thể làm biểu hiện bệnh trở nên nặng nề hơn. Do đó, không hút thuốc lá là một trong những yêu cầu bắt buộc khi điều trị bệnh lý hô hấp.
– Bảo vệ đường hô hấp: Bạn cũng cần quan tâm bảo vệ cơ thể mình hơn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt dễ mắc các bệnh đường hô hấp. Người bệnh nên đeo khẩu trang khi ở những nơi đông người, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, gió mùa,…
– Sử dụng các dụng cụ hút đờm đối với trẻ nhỏ: Với trẻ nhỏ do khả năng ho khạc đờm còn hạn chế, để loại bỏ được nhiều đờm nhầy, hạn chế nguy cơ ứ đọng đờm và làm trẻ dễ chịu hơn, bố mẹ có thể sử dụng các dụng cụ hút đờm tại nhà đường mũi họng cho trẻ. Lưu ý nên nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm loãng đờm trước khi hút.
Trong trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp dưới, bố mẹ có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế có thiết bị hút đờm chuyên dụng có thể hút đờm được ở sâu trong phế quản và khí quản để hạn chế nguy cơ đờm ứ đọng gây nhiễm khuẩn nặng.
☛ Tham khảo tại: Top 10 thực phẩm quen thuộc giúp tiêu đờm, tan đờm hiệu quả
Xịt họng AFree – rút ngắn thời gian trị ho có đờm trắng
Khi có nhiều đờm trắng ở cổ họng, bên cạnh các phương pháp giảm đờm đã đề cập trên, với khả năng giảm ho, tiêu diệt vi khuẩn virus, hỗ trợ điều trị các bệnh lý gây đờm thì dung dịch xịt họng AFree chính là sản phẩm bạn không nên bỏ qua.
Xịt họng AFree được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed – Hoa Kỳ với nghiên cứu về việc ứng dụng Kẽm (Zn) trên các bệnh hô hấp. Công thức của AFree đã được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Công ty Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ độc quyền.
AFree có thành phần chính gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Các thành phần trong Afree được kết hợp theo nhiều tỷ lệ khác nhau, hướng đến từng đích tác dụng khác nhau, có thể cải thiện được nhiều bệnh lý đường hô hấp gây ho có đờm trắng.
AFree không chỉ là sản phẩm giảm ho đờm, mà ngay cả khi hệ hô hấp của bạn khỏe mạnh bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm này nhằm vệ sinh miệng họng, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp.
Vậy nên, dung dịch xịt họng AFree chắc chắn là một sản phẩm bạn không thể bỏ qua nếu muốn bảo vệ đường hô hấp hấp của mình khỏe mạnh.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Lời kết:
Tùy từng bệnh lý mà ho đờm trắng sẽ có biểu hiện khác nhau, do đó bạn nên quan sát kỹ đờm kết hợp cùng các triệu chứng mà mình gặp phải để có thể phán đoán được phần nào mức độ nguy hiểm của bệnh và có phương án xử trí phù hợp. Chúc bạn đọc mạnh khỏe!