Ho ra máu không còn là triệu chứng xa lạ, nhưng vẫn khiến nhiều người bệnh hoảng hốt, lo sợ không biết đây có phải dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm? Hãy cùng tìm hiểu xem ho ra máu có nguy hiểm không, là dấu hiệu của bệnh lý nào trong bài viết dưới đây để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời nhé!
Mục lục
Ho ra máu là gì?
Ho ra máu là tình trạng xuất hiện máu lẫn trong nước bọt hoặc đờm khi người bệnh ho. Hiện tượng này xảy ra là do xảy ra tổn thương thực thể tại các cơ quan hô hấp. Ban đầu, máu thường xuất hiện với số lượng ít, có màu đỏ tươi. Nhưng nếu người bệnh bỏ qua các triệu chứng này, tình trạng ho ra máu sẽ ngày càng nặng với các biểu hiện như: máu bắt đầu đỏ hơn và dần chuyển sang màu sẫm đen, ho nặng, đau tức ngực…
Nguyên nhân gây ho ra máu
Ho ra máu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đều là dấu hiệu báo động cơ thể đang bị tổn thương nghiêm trọng, đặc biệt là phổi và các cơ quan hô hấp.
Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây triệu chứng ho ra máu:
Lao phổi
Lao phổi là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lao Mycobacterium tubeculosis gây ra. Khi xâm nhập, chúng tấn công niêm mạc phổi, khiến các tế bào phổi bị viêm nhiễm.
Ban đầu, bệnh chỉ gây các triệu chứng tương tự viêm đường hô hấp thông thường như ho khan, ho có đờm tức ngực khó thở, sốt nhẹ về chiều và ra mồ hôi nhiều vào ban đêm. Do vậy, người bệnh thường hay bỏ qua, khiến bệnh ngày càng nặng. Sau khoảng 2 tuần, phổi bị tổn thương nghiêm trọng dẫn tới triệu chứng ho ra máu.
Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể lây truyền với tỉ lệ cao tại Việt Nam (khoảng 85%). Do vậy, để hạn chế nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm và hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Ho có máu cũng là một biểu hiện cảnh báo đường hô hấp đang bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể do nhiều vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus hay bào tử nấm Aspergillus… gây ra.
Khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn tương, niêm mạc họng sưng phù, xung huyết gây đau rát. Người bệnh thường xuyên ho, khạc đờm nhiều có thể làm tăng áp lực lên mạch máu ở niêm mạc họng, gây vỡ mạch máu dẫn tới tình trạng ho ra máu. Tuy nhiên, với nguyên nhân này, lượng máu trong đờm hoặc nước bọt thường xuất hiện ít, không thường xuyên và có thể tự hết mà không cần điều trị đặc biệt.
Tắc mạch phổi
Tắc mạch phổi là tình trạng tĩnh mạch phổi hình thành cục máu đông nằm sâu và không di chuyển gây tắc mạch phổi và tắc nghẽn đường thở. Lượng máu và oxy không đủ khiến cho người bệnh gặp các cơn ho dữ dội, thở khò khè. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể bị đau tức ngực, ho ra máu đông… Mức độ tắc mạch phổi càng nghiêm trọng, người bệnh càng bị ho ra nhiều máu.
Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm tại các nhu mô của phổi: phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, vi nấm, hít phải hóa chất độc hại…
Khi bị viêm, tại các túi phế nang và các đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, gây các triệu chứng nghiêm trọng như: sốt cấp tính, ho khạc đờm, tức ngực, khó thở, nôn mửa, mệt mỏi… Trong đó, ho ra máu là tình trạng ít gặp hơn, cảnh báo mức độ viêm nhiễm khá nặng. Bạn cần đi thăm khám càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như: nhiễm trùng huyết, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp… có thể gây nguy hiểm với sức khỏe.
Tắc nghẽn phổi mạn tính
Bệnh COPD – tắc nghẽn phổi mạn tính là tình trạng đường thở bị hẹp lại, tác động trực tiếp lên việc hô hấp của cơ thể gây các triệu chứng như:
- Ho có đờm màu trắng, màu xanh lá cây hoặc có lẫn máu.
- Khó thở khi gắng sức hoặc khi có nhiễm trùng.
- Thở khò khè.
Dấu hiệu của một số bệnh lý ung thư đường hô hấp
Ung thư đường hô hấp là bệnh lý gây ho ra máu nghiêm trọng nhất. Khi bị ung thư, các khối u chèn ép thành mạch máu gây vỡ và xuất huyết. Không chỉ vậy, các tế bào khối u bị hoại tử cũng có thể là nguyên nhân gây ho ra máu.
Ngoài ra, người bệnh còn gặp một số triệu chứng khác như:
- Ho ra máu bắn thành tia.
- Triệu chứng ù tai, cổ họng khó nuốt, hạch nổi ở cổ.
- Người sút cân nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi không có sức sống.
Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường này, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Ho ra máu có nguy hiểm không?
Khi nhận thấy dấu hiệu ho ra máu, nhiều bệnh nhân lo lắng, hoảng hốt. Nhưng trên thực tế, ho ra máu có phải tín hiệu cảnh báo nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Với nguyên nhân ho ra máu do các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản…:
thì đây chỉ là dấu hiệu niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương. Các trường hợp này máu thường chỉ xuất hiện khá ít, tần suất không nhiều và không có nhiều triệu chứng như tức ngực, khó thở, sốt… hay các dấu hiệu bất thường khác. Bạn không nên quá lo lắng vì chúng sẽ tự khỏi sau khoảng 3 – 4 ngày.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi thăm khám bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhanh khỏi.
Với nguyên nhân ho ra máu do các bệnh lý nghiêm trọng như lao phổi, COPD, ung thư…:
Phần lớn các trường hợp ho kèm theo có máu, đặc biệt là máu có màu đỏ sẫm thường do các bệnh lý nguy hiểm hơn như lao phổi, ung thư phổi, ung thư vòm họng… Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đã chuyển qua dấu hiệu nặng. Trường hợp này có thể là triệu chứng khá nguy hiểm, với các biểu hiện như:
- Người bệnh bị ho ra máu nhiều lần trong ngày.
- Ho ra nhiều máu (trên 50ml/ 24h) và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Nếu chủ quan, coi thường, bệnh để lâu có thể gây mất máu nhiều và ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. Nhiều trường hợp kéo dài không điều trị còn dế tiến triển thành bệnh lý mạn tính, gây suy nhược cơ thể, thiếu máu kinh niên, thậm chí là tử vong do mất máu quá nhiều.
Phải làm gì khi bị ho ra máu?
Ho ra máu gây nhiều khó chịu, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, rất nhiều người bệnh thắc mắc phải làm gì khi bị ho ra máu? Dưới đây là một số giải pháp cho người bệnh ho ra máu:
Điều trị triệt để bệnh ho ra máu
Với bệnh hô hấp gây ho ra máu, người bệnh cần điều trị triệt để bệnh ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Trước tiên, khi nhận thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần tới ngay các bệnh viện uy tín để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị đúng.
Với nguyên nhân ho ra máu do ho quá nhiều hay phản ứng viêm gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp thì bạn chỉ cần:
- Sử dụng các viên ngậm và thuốc giảm ho.
- Uống các thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
- Uống nhiều nước ấm để hỗ trợ long đờm.
Còn với trường hợp ho ra nhiều máu, bạn nên đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị triệt để bằng các biện pháp như:
- Nội soi phế quản để tìm vị trí tổn thương.
- Khi máu đông thành mảng lớn thì các bác sĩ sẽ đóng tắc mạch máu bằng việc tiểu phẫu chụp động mạch phế quản và thuyên tắc mạch.
- Trường hợp người bệnh bị chảy máu nhiều, bác sĩ sẽ truyền thêm máu.
Áp dụng biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa ho ra máu
Để hỗ trợ giảm ho ra máu cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, bạn có thể tuân thủ chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt sau đây:
Mẹo dân gian
Dưới đây là một số mẹo dân gian giảm ho ra máu được áp dụng rộng rãi.
- Sử dụng rễ cỏ tranh và lá sen: Bài thuốc được áp dụng cho trường hợp ho máu do lao lực, ho đờm lẫn máu, viêm đường hô hấp trên… Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu đem rửa sạch rồi thái thành lát nhỏ, sắc cùng nước và chia ra uống hằng ngày.
- Sử dụng mộc nhĩ và đường phèn: Theo đông y, mộc nhĩ có tác dụng bổ huyết, nhuận phổi, sinh huyết, cầm máu… nên giúp khắc phục nhanh chứng ho ra máu. Bạn áp dụng mẹo này bằng cách thái nhỏ mộc nhĩ và chưng cùng đường phèn, chia ra dùng 2 – 3 lần trong ngày.
- Sử dụng rau ngổ: Nghiên cứu thành phần cho thấy: rau ngổ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin B, C, glucid, protid, caroten, các tinh dầu… cùng các hoạt chất có tính sát khuẩn, kháng viêm, cầm máu như coumarine và flavonoid. Khi đang bị ho ra máu bạn có thể uống nước rau ngổ giúp giảm ho máu hiệu quả.
Khi tìm kiếm và áp dụng các mẹo này, bạn cần lưu ý:
- Mẹo dân gian chỉ đem lại hiệu quả giảm ho ra máu cho các trường hợp bệnh viêm đường hô hấp mức độ nhẹ, gây tổn thương niêm mạc và gây chảy máu. Với nguyên nhân các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh lao, ung thư phổi… mẹo dân gian thường không đem lại hiệu quả giảm ho ra máu. Bạn cần đến các cơ sở y tế để có phương án điều trị kịp thời.
- Mẹo dân gian cần thời gian phát huy công dụng nên bạn cần kiên trì áp dụng mẹo này để đem lại tác dụng giảm ho ra máu tốt.
Vệ sinh họng miệng sạch sẽ
Vệ sinh họng miệng là biện pháp giúp loại bỏ các vi sinh vật gây ho ra máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng họng và giúp nhanh lành vết thương.
Theo đó, bạn nên vệ sinh họng miệng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc họng miệng chuyên dụng 2 lần mỗi ngày.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hằng ngày
Để hỗ trợ điều trị ho ra máu, cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt sau đây:
- Tăng cường ăn các món ăn giàu chất dinh dưỡng có tính mềm, lỏng và tốt cho cổ họng như: cháo, súp, canh…
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
- Hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chiên xào dễ gây kích thích ho, chảy máu họng để tránh bệnh ngày càng nặng hơn.
- Tránh các thức uống có chứa các chất kích thích như bia, rượu, cà phê… có thể gây hại cho cơ thể và khiến ho ra máu nghiêm trọng hơn.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá do đây là tác nhân gây kích ứng, viêm nhiễm đường thở và tăng khả năng mắc các bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng như ung thư phổi.
- Uống nhiều nước hơn (khoảng 1,5 – 2 lít nước) hằng ngày để làm loãng chất nhầy trong cổ họng, giúp đào thải chúng ra ngoài dễ dàng hơn.
- Đeo khẩu trang, giữ ấm cổ họng khi ra ngoài để bảo vệ các cơ quan hô hấp.
- Tập luyện thể dục, thể thao giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh và giúp bệnh nhanh khỏi.
Sử dụng xịt họng AFree giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp
Vệ sinh họng miệng sạch sẽ là biện pháp ưu tiên hàng đầu giúp bạn chủ động đẩy lùi tình trạng ho, viêm họng, rát họng cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm vệ sinh miệng hiệu quả, tiện lợi và dễ sử dụng thì xịt họng AFree chính là cái tên bạn không nên bỏ qua.
Xịt họng AFree được sản xuất theo công nghệ hiện đại, từ hai thành phần DMSO (dimethyl Sulfoxide) và Kẽm clorua có tác dụng hiệu quả với các vấn đề về đường hô hấp:
- Kẽm Clorua: có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, kiểm soát quá trình viêm và tạo điều kiện để tăng cường làm lành vết loét.
- DMSO: là hợp chất tự nhiên chiết xuất từ phần thịt gỗ. DMSO không chỉ là chất chống oxy hóa mà còn có tác dụng làm tăng thấm thuốc qua màng sinh học mà không hề gây tình trạng kích ứng vết loét hay hư hại niêm mạc.
Sản phẩm xịt họng AFree đem lại công dụng vượt trội như:
- Giảm nhanh tình trạng sưng viêm, đau rát họng chỉ sau 2 – 3 ngày sử dụng.
- Giảm tình trạng ho.
- Giúp phòng tránh các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn hay virus gây ra.
Sản phẩm được thiết kế dưới dạng vòi xịt phun sương giúp bạn sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn.
Sản phẩm có thiết kế vòi xịt dài nên có thể xịt nhanh và sâu vào trong cổ họng, giảm đau rát cổ họng ngay tức thì. Bạn nên sử dụng xịt họng AFree 4-6 lần mỗi ngày, mỗi lần 2-3 nhịp xịt vào đúng vị trí khoang miệng bị tổn thương. Nếu sử dụng đều đặn, chỉ sau 1-2 ngày, bạn sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:15 dùng để súc miệng mỗi ngày 3 lần, có tác dụng sát khuẩn rất tốt.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng