Tình trạng nằm xuống là có đờm khiến không ít người bệnh cảm thấy mệt mỏi, bức bối. Trong nhiều trường hợp, đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý mũi họng. Nếu bạn thường xuyên bị nằm xuống là có đờm thì hãy đọc ngay bài viết sau đây của chúng tôi để tìm lời giải đáp nhé!
Mục lục
- 1. Tình trạng nằm xuống có đờm là gì?
- 2. Nguyên nhân nằm xuống là cổ họng có đờm
- 3. Nằm xuống là có đờm cảnh báo bệnh lý gì?
- 4. Những giải pháp dành cho người bệnh nằm xuống là có đờm
- 5. Điều trị nằm xuống là có đờm bằng thuốc Tây y
- 6. Khi nào người bệnh cần đi khám bác sĩ?
- 7. Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp
Tình trạng nằm xuống có đờm là gì?
Đờm là một phần tự nhiên của cơ thể giúp bảo vệ đường hô hấp khỏi những tác nhân có hại xâm nhập. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị cảm thấy xuất hiện đờm mỗi khi nằm xuống và đờm ngày càng một nhiều thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
☛ Xem thêm tại: Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là gì? TÌM HIỂU NGAY
Nguyên nhân nằm xuống là cổ họng có đờm
Một số nguyên nhân khiến cho tình trạng ho nhiều đờm đặc trầm trọng hơn mỗi khi người bệnh nằm xuống có thể kể đến như:
- Các bệnh lý về mũi họng: Khi hoạt động bình thường, đờm nhầy nằm sâu trong cổ họng và không gây nhiều cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, khi bạn nằm ngửa, phần dịch bị đẩy lên khu vực mũi họng sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ho liên tục.
- Bạn bị dị ứng với thời tiết, bông vải: Ở một số người có cơ địa dị ứng sẽ thường xuyên bị ho, nhiều đờm trong cổ họng khi nằm xuống bởi lúc này mũi họng tiếp xúc trực tiếp với chăn gối, bông vải gây ra các phản ứng dị ứng. Ngoài ra, mỗi khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa đột ngột, người bệnh cũng thường xuyên bị ho khan, ho có đờm.
- Không khí quá không, thiếu độ ẩm: Nhiệt độ môi trường vào ban đêm thường thấp hơn ban ngày, do đó không khí ban đêm sẽ khô và loãng hơn, đặc biệt khi bạn ở trong phòng điều hòa. Lúc này, độ ẩm thấp sẽ kích thích cổ họng bạn gây ho, tiết nhiều đờm.
Nằm xuống là có đờm cảnh báo bệnh lý gì?
Những bệnh lý liên quan đến nằm xuống là cổ họng nhiều đờm bạn cần hết sức lưu ý có thể kể đến như:
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự cảm cúm, cảm lạnh tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh không phải do virus mà do các chất dị ứng như phấn hoa, lông chó, lông mèo, mạt bụi xâm nhập vào cơ thể. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng gồm có sổ mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, ho, nhiều đờm đặc trong cổ họng…
Thiếu sắt
Một trong số những nguyên nhân dễ mắc phải dẫn đến nằm xuống là có đờm là cơ thể không bổ sung đủ sắt. Lúc này, cơ thể người bệnh dễ bị kích thích, phần cổ họng thường bị sưng, dễ gây ho, tiết nhiều đờm khi nằm. Việc thiếu sắt thường xuyên gặp phải ở phụ nữ nên việc bổ sung đủ chất sắt là điều vô cùng thiết yếu.
Hen phế quản
Hen phế quản hay hen suyễn là bệnh phổ biến, có thể bắt gặp ở nhiều độ tuổi. Người bệnh hen phế quản thường xuyên cảm thấy khó thở do đường dẫn khí bị thu hẹp, lượng khí vào phổi ít hơn. Các triệu chứng hay gặp ở người bệnh hen phế quản gồm có khó thở, thở khò khè, ho, ho có đờm, đau nặng ngực…
Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng các niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cánh mũi bị viêm, phù nề, tăng tiết chất đờm nhầy. Người bệnh viêm xoang thường bắt đầu với các triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi như cảm cúm thông thường. Về lâu dài, nếu không được điều trị, người bệnh có thể sốt, ho, đau nhức đầu vùng trán, thái dương, giảm khả năng cảm nhận mùi…
Viêm phổi
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm, chứa đầy dịch nhầy và mủ. Người bệnh viêm phổi có các triệu chứng như ho có đờm, khó thở, sốt ớn lạnh, ho ra đờm lẫn máu…
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngực dạ dày thực quản (hay viết tắt là GERD) là bệnh thường gặp ở người Việt Nam, đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi 30 – 50 tuổi. Đây là tình trạng thức ăn và dịch acid dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản trong quá trình tiêu hóa, gây ra nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng ảnh hưởng tới người bệnh.
Một số triệu chứng sớm của trào ngực dạ dày thực quản bạn nên chú ý như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, đau tức ngực, khó thở, buồn nôn, ho khan, ho có đờm đặc,…
Những giải pháp dành cho người bệnh nằm xuống là có đờm
Để bảo vệ đường hô hấp, các bạn hãy lưu ý một vài thông tin quan trọng dưới đây để hạn chế tình trạng mỗi khi nằm xuống là có đờm nhé!
Thay đổi môi trường sống gọn gàng, sạch sẽ
Nằm xuống là có đờm thường gây ra bởi các tác nhân gây bệnh có trong không khí. Chính vì thế, việc đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát là điều hết sức quan trọng.
Hãy thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, hạn chế để lông động vật dính vào chăn gối nệm để tránh việc các tác nhân có hại kích ứng cổ họng, ho và đờm.
Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý là điều cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là người bệnh ho nằm xuống là có đờm. Hãy ăn uống trước khi đi ngủ từ 2 – 3 giờ để cơ thể kịp chuyển hóa thức ăn, tránh tình trạng quá no và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Đồng thời, người bệnh cũng nên hạn chế các loại thức ăn lạnh dễ gây, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ… bởi chúng có thể kích thích cổ họng.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 10 thực phẩm quen thuộc giúp tiêu đờm, tan đờm hiệu quả
Điều chỉnh tư thế nằm đúng cách
Việc đặt gối cao hơn bình thường một chút, để đầu hơi dốc sẽ giúp bạn tránh tình trạng đờm, dịch nhầy từ mũi chảy xuống cuống họng và acid dạ dày bị trào ngược lên vùng phổi, ngực. Bạn cũng có thể ngủ ở tư thế nằm nghiêng để có một giấc ngủ dễ chịu nhất.
Giữ ấm cơ thể và vùng gan bàn chân mỗi khi đi ngủ
Nếu tình trạng bị đờm nhiều và kèm theo ho thì trong trường hợp này người bệnh nên chú ý các biện pháp giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng gan bàn chân. Cụ thể như khi vào thời tiết mùa đông, bạn nên mang tất chân đi ngủ hoặc xoa dầu nóng vào huyệt dũng tuyền để massage để làm nóng gan bàn chân. Thực hiện liên tục 3 – 5 đêm sẽ mang lại cho bạn những hiệu quả bất ngờ.
Đẩy đờm nhầy trong cổ họng ra ngoài
Người bệnh cảm thấy khó chịu, ho mỗi khi nằm xuống do lượng lớn đờm nhầy trong cổ họng nên việc loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể là hết sức cần thiết. Các phương pháp đơn giản có thể áp dụng hàng ngày là súc miệng với nước muối, vệ sinh mũi họng sạch sẽ, uống nước ấm… để làm sạch vi khuẩn, virus trong đường hô hấp, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và tránh gây ho.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian để trị đờm trong cổ họng bằng cách sử dụng các thực phẩm tự nhiên như:
- Ngậm trực tiếp mật ong: Ngậm một thìa mật ong nguyên chất rồi nuốt từ từ sẽ có tác dụng làm dịu cổ họng và loãng đờm.
- Uống trà chanh mật ong: Pha mật ong và nước cốt chanh vào nước ấm, uống ngay khi nước còn ấm sẽ giúp cổ họng bạn dễ chịu hơn.
- Ngậm chanh muối: Cắt một lát chanh rồi trộn với muối tinh, ngậm chanh muối trong miệng, nuốt từ từ nước cốt thấm ra. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Bắp cải: Sắc bắp cải tươi với nước rồi uống phần thuốc sắc, thực hiện đều đặn 3 – 4 lần/tuần.
☛ Xem thêm tại: Cách làm long đờm nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà
Bổ sung thêm chất sắt
Thiếu sắt cũng là một trong số những nguyên nhân khiến tình trạng nằm xuống là có đờm trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt vào chế độ ăn uống hàng ngày như gan, thịt đỏ, cải bó xôi, lựu, bông cải xanh, quả chà là… Cùng với đó, sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ cũng là phương án được nhiều người lựa chọn.
Việc bổ sung sắt sau mỗi chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ giúp cân bằng lượng sắt trong cơ thể, tránh tình trạng kích ứng gây ho nằm xuống là có đờm..
Điều trị nằm xuống là có đờm bằng thuốc Tây y
Bên cạnh các phương pháp như trên thì các bạn có thể sử dụng thuốc Tây y để điều trị tình trạng nằm xuống là có đờm. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng người bệnh, các thuốc phổ biến gồm có:
Thuốc ho
Nhóm thuốc này có khả năng ức chế trung tâm hô hấp và giảm ho hiệu quả, thường được sử dụng cho những trường hợp người bệnh có đờm và ho nhiều. Các hoạt chất phổ biến trên thị trường có Codein, Dextromethorphan, Pholcodin…
Thuốc long đờm
Khi người bệnh nhiều đờm trong cổ họng thì việc sử dụng thuốc long đờm sẽ có tác dụng làm lỏng dịch tiết tại niêm mạc phế quản, giúp chúng dễ dàng di chuyển và đào thải ra ngoài. Một số hoạt chất thường được sử dụng với tác dụng long đờm gồm có Acetylcysteine, Bromhexine, Ambroxol…
Thuốc giãn phế quản
Trong những trường hợp người bệnh ho nằm xuống là có đờm kèm khó thở thì sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giãn phế quản. Loại thuốc này có tác dụng làm giãn hoặc mở đường thở, từ đó người bệnh có thể hít thở dễ dàng hơn. Có hai loại phổ biến gồm thuốc tác dụng ngắn hạn (Albuterol, Pirbuterol, Levalbuterol…) và thuốc tác dụng dài hạn (Salmeterol, Aclidinium, Formoterol…).
Thuốc corticoid dạng hít
Corticoid là thuốc kê đơn được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau với tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Sử dụng corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, đặc biệt là corticoid dạng hít sử dụng cho người bệnh gặp vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin là chất đối kháng cạnh tranh với histamin tại thụ thể tương ứng. Người ta chia làm 2 loại là thuốc kháng histamin H1 có tác dụng chống dị ứng và thuốc kháng histamin H2 giúp giảm tiết acid dạ dày. Người bệnh nằm xuống là có đờm do nguyên nhân dị ứng có thể sử dụng thuốc kháng histamin H1 như loratadin, cetirizin, fexofenadin… hoặc thuốc kháng histamin H2 như cimetidin, famotidin, ranitidin… khi nguyên nhân do trào ngược dạ dày thực quản.
☛ Tham khảo tại: Thuốc trị đờm phổ biến hiện nay và lưu ý sử dụng
Khi nào người bệnh cần đi khám bác sĩ?
Nếu tình trạng nằm xuống là có đờm diễn biến lâu ngày không khỏi thì bạn tuyệt đối không được chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viên để được thăm khám, tìm ra đúng nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể gặp phải ở người bệnh nằm xuống là có đờm mà bạn cần lưu ý gồm có:
- Ho có đờm lâu ngày không khỏi
- Ho ra đờm có lẫn máu
- Đờm ngày càng đặc hơn, có mùi hôi
- Khởi phát cơn ho đột ngột, dữ dội
- Giảm cân không rõ lý do
- Thường xuyên sốt cao
- Thở gấp, khó thở, thở khò khè
Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp
Thấu hiểu những ảnh hưởng mà các bệnh lý đường hô hấp tác động đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh đã nghiên cứu và cho ra đời Xịt họng AFree với cách sử dụng dụng đơn giản, tiện lợi, đồng thời mang lại tác dụng nhanh chóng.
Sản phẩm Xịt họng AFree được sản xuất trên nghiên cứu ứng dụng 2 thành phần nổi bật gồm Kẽm Iod (ZnI2) và DMSO (Dimethhyl sulfoxide) với tỷ lệ phù hợp. Khi sử dụng, sản phẩm mang lại những công dụng nổi bật như:
- Phòng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do nguyên nhân virus, vi khuẩn
- Giảm triệu chứng ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu nhanh chóng tình trạng viêm, đau rát họng
- Phòng tránh bệnh viêm phế quản, ho lâu ngày ở cả trẻ em và người lớn
Cách sử dụng xịt họng AFree để hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp rất đơn giản như sau:
- Bước 1: Tháo nắp nhựa trong cố định vòi xịt
- Bước 2: Tháo phần nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt
- Bước 3: Xoay vòi xịt 360 độ đến vị trí trong khoang họng, miệng cần được điều trị rồi ấn nhẹ 2 – 3 nhịp.
- Bước 4: Sau khi sử dụng, vệ sinh đầu xịt rồi đóng nắp lại như ban đầu.
Khi gặp bệnh đường hô hấp như viêm họng, ngứa họng, đau rát họng, nhiều đờm, ho tức ngực bạn hãy dùng xịt họng AFree 4 – 6 lần, mỗi lần 5 – 6 nhịp. Khi các triệu chứng này tăng nặng hơn, bạn có thể xịt 15 lần/ngày để thuốc đạt tác dụng trị bệnh tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha dung dịch thuốc với nước sạch theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng mỗi ngày.
(Lưu ý: Không được dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú).
Đặt mua Xịt họng AFree TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree trên toàn quốc
Để được tư vấn chi tiết về sản phẩm cũng như các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, các bạn hãy gọi điện tới số điện thoại 18009068 (tổng đài miễn cước) để được các dược sĩ giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất!
Bài viết trên đây của chúng tôi đã mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết nhất liên quan đến ho nằm xuống là có đờm. Hy vọng các bạn đã hiểu hơn về tình trạng bệnh này và có được phương pháp chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình phù hợp nhất.