Thời tiết thay đổi liên tục là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là tình trạng ho có đờm sổ mũi. Tình trạng này gây cản trở sự thông khí của phổi và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về triệu chứng ho có đờm sổ mũi.
Mục lục
- Nguyên nhân ho có đờm sổ mũi
- Ho có đờm sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì?
- Ho sổ mũi nhiều đờm đặc lâu ngày có nguy hiểm không?
- Ho có đờm sổ mũi khi nào cần gặp bác sĩ?
- Các mẹo dân gian chữa ho có đờm sổ mũi hiệu quả tại nhà
- Các cách chữa ho có đờm sổ mũi nhanh và hiệu quả
- Các cách ngăn ngừa ho có đờm sổ mũi hiệu quả
- Xịt họng AFree – giúp giảm nhanh triệu chứng ho có đờm sổ mũi
Nguyên nhân ho có đờm sổ mũi
Đờm là chất nhầy được tiết ra ở đường hô hấp để phản ứng lại với các yếu tố gây hại xâm nhập vào cơ thể. Ho có đờm là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống đờm ra khỏi hệ hô hấp. Thông thường, trong đờm có chứa nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
Triệu chứng ho có đờm sổ mũi do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là:
- Ô nhiễm môi trường: các tác nhân như bụi, hóa chất, khí thải… khiến niêm mạc mũi bị kích ứng và gây ra các bệnh đường hô hấp.
- Thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân chính gây kích ứng đường hô hấp, đặc biệt là với những người có cơ địa bị dị ứng thời tiết.
- Virus, vi khuẩn: Những vi sinh vật này khi xâm nhập vào mũi sẽ gây viêm nhiễm, tăng tiết dịch nhầy khiến tắc mũi, cản trở quá trình thở của người bệnh.
- Suy yếu hệ thống miễn dịch: Những người có hệ thống miễn dịch yếu sẽ nhạy cảm hơn với những tác nhân gây bệnh, đặc biệt là người già và trẻ em.
- Dị ứng: Các tác nhân như: phấn hoa, bụi nhà, lông thú nuôi… khi xâm nhập vào đường hô hấp có thể gây kích ứng. Cơ thể sẽ tiết dịch nhầy để ngăn chặn và đào thải các yếu tố này theo cơ chế phản xạ của hệ miễn dịch.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các thuốc như ức chế men chuyển, chẹn thụ thể beta adrenergic… có thể gây ra tác dụng không mong muốn là nghẹt mũi, ho đờm.
- Cảm lạnh: Các virus cảm lạnh có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường không khí hoặc do tiếp xúc lâu dài với người thân bị cảm lạnh. Khi bị cảm lạnh, người bệnh thường có triệu chứng là mũi có nhiều đờm, ho, nghẹt mũi…
☛ Tham khảo đầy đủ: Nguyên nhân gây ho khan, ho đờm?
Ho có đờm sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì?
Ho có đờm, sổ mũi… là những dấu hiệu phổ biến của các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Những bệnh đường hô hấp thường gặp đó như sau:
Viêm xoang
Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang là do vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc lót xoang mũi gây ra viêm tại vị trí này. Điều đó gây cản trở chức năng sinh lý của lớp xoang, khiến cho dịch nhầy bị ứ đọng, gây tắc nghẽn và có thể tạo mủ.
Mủ tích tụ lâu ngày ở mũi sẽ tràn xuống cổ họng. Vì vậy, bên cạnh triệu chứng mũi có nhiều dịch nhầy, bệnh này sẽ có các biểu hiện khác như: ho, đau họng, hôi miệng…
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng lớp màng lót trong mũi bị viêm. Tình trạng này xảy ra khi có các các dị nguyên gây dị ứng xâm nhập vào đường hô hấp qua quá trình hít thở. Chính vì vậy, phản ứng đầu tiên của cơ thể là hắt hơi để chống lại các dị nguyên trên.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có các triệu chứng như: mũi có nhiều đờm, ngạt mũi, chảy nước mũi… Bệnh này không nguy hiểm, nhưng nếu mắc thường xuyên và kéo dài sẽ phát triển thành bệnh mạn tính. Khi đó, ngạt mũi lâu ngày sẽ gây nhức đầu, ù tai và nhiều hệ quả khác ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là tình trạng bệnh lý được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Trong đó, virus gây bệnh thường gặp nhất là các chủng Rhinovirus.
Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh là ho có đờm, sổ mũi, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi… Những triệu chứng này sẽ biểu hiện từ từ trong khoảng 3-4 ngày và tự hết sau 7-10 ngày.
Lao phổi
Lao phổi là tình trạng khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium Tubercolosis. Vi khuẩn này tấn công và hủy hoại các mô trong cơ thể. Lao là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nó có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp.
Hầu hết những người bệnh mắc bệnh lao thường có các triệu chứng như: ho, khạc ra đờm, sổ mũi, gầy sụt cân, sốt và có thể ho ra máu.
Viêm họng
Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng bị sưng viêm so vi khuẩn, virus xâm nhập gây ra. Trong đó, 60-80% trường hợp mắc bệnh là do virus, vi khuẩn gây bệnh chỉ chiếm khoảng 20%. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây viêm họng như: thay đổi thời tiết, khí hậu lạnh, người có tiền sử mắc các bệnh về viêm tai mũi họng…
Các triệu chứng thường gặp của viêm hong như: ho khan, ho có đờm, khàn giọng,sốt, đau họng, người mệt mỏi, chán ăn…
☛ Xem đầy đủ thông tin: Bệnh viêm họng do vi khuẩn
Hen suyễn
Hen suyễn là căn bệnh mạn tính liên quan đến đường hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, niêm mạc ống phế quản của người bệnh bị sưng lên, co thắt và viêm nhiễm. Việc này cản trở sự thông khí của phổi, khiến người bệnh khó thở.
Các dị nguyên gây hen như: vi khuẩn, virus, phấn hoa, lông thú cưng, stress, tác dụng phụ của thuốc…
Khi phơi nhiễm với các dị nguyên trên, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng của hen suyễn trên lâm sàng như: cảm giác khó thở, thở nhanh, thở dốc, ho có đờm, sổ mũi, thở khò khè, đau ngực, nghe phổi có ran rít, ran ngáy rải rác…
Viêm phế quản
Phế quản là ống đãn khí nằm trong đường hô hấp dưới. Nhiệm vụ chính của phế quản là dẫn khí vào phổi. Viêm phế quản xảy ra khi niêm mạc ống phế quản bị viêm.
Các triệu chứng đi kèm với bệnh là: Ho có đờm, sốt, thở khò khè, khó thở, đôi khi có ran ẩm…
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do kích thích giải phóng các yếu tố trung gian gây viêm (leucotrien, proteinase…) tăng tiết chát nhầy ở các phế nang.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh này như: ho khạc đờm màu trắng, xanh xám hoặc màu đỏ tươi, sổ mũi, khó thở khi gắng sức…
Ho sổ mũi nhiều đờm đặc lâu ngày có nguy hiểm không?
Ho có đờm sổ mũi không quá nguy hiểm. Nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, triệu chứng này sẽ nhanh chóng hết và không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu chủ quan để bệnh kéo dài, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và có thể gặp phải các biến chứng khác khác nguy hiểm hơn.
Các biến chứng có thể gặp phải khi bị ho có đờm sổ mũi kéo dài như:
- Khó chịu, thiếu nước, mất ngủ.
- Nghẹt mũi kéo dài gây ảnh hưởng đến sự thông khí dẫn đến thiếu oxy não, chóng mặt, suy nhược cơ thể.
- Suy hô hấp nặng, nhồi máu não, có thể gây tử vong với những đối tượng đặc biệt như trẻ em, người cao tuổi nếu bị thiếu oxy kéo dài.
- Thở bằng miệng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể hơn, khiến cho bệnh không được cải thiện, thậm chí có thể làm bệnh nặng thêm.
☛ Bài viết nên đọc: Ho tức ngực khó thở có đờm nguy hiểm không?
Ho có đờm sổ mũi khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi gặp các dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đi khám bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời:
- Triệu chứng ho có đờm sổ mũi không cải thiện mặc dù đã uống thuốc và thực hiện các biện pháp chữa trị tại nhà.
- Đờm trong mũi từ loãng và màu trong chuyển sang màu xanh hoặc vàng, đặc hơn và có mùi hôi. Việc này cho thấy có thể tình trạng viêm nhiễm đã tiến triển nặng.
- Đờm mũi có kèm theo máu tươi và kèm theo các triệu chứng khác như: sốt cao trên cao 39 độ C, ăn không ngon, sụt cân nhanh chóng, buồn nôn…
- Khó thở, tức ngực thường xuyên.
- Ho ra máu tươi.
- Có triệu chứng bị đau tai hoặc khó chịu ở tai.
Các mẹo dân gian chữa ho có đờm sổ mũi hiệu quả tại nhà
Tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh khác nhau mà có các phương pháp điều trị cụ thể riêng. Ưu điểm của các mẹo dân gian là sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn, lành tính với cơ thể và dễ tự thực hiện tại nhà. Dưới đây là các mẹo dân gian chữa ho có đờm sổ mũi nhanh và hiệu quả tại nhà:
Dùng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý để chữa triệu chứng ho có đờm sổ mũi là phương pháp có tác dụng nhanh chóng và dễ dàng thực hiện. Thành phần NaCl có trong nước muối sinh lý có công dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm rất tốt.
Không chỉ vậy, nước muối sinh lý cũng giúp làm loãng dịch nhầy và giúp tống nó ra ngoài. Vậy nên, việc súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong đường hô hấp.
Phương pháp này rất an toàn nên có thể áp dụng với nhiều đối tượng khác nhau, cả trẻ em, người già hay phụ nữ có thai đều có thể áp dụng được.
Sử dụng lá húng chanh
Lá húng chanh được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Nó có tác dụng lợi phế, tiêu đờm, phát tán phong hàn, sát khuẩn, giải cảm và trị ho rất tốt.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy vài lá húng chanh mang đi rửa sạch, thái nhỏ.
- Sau đó, trộn lá húng chanh với đường phèn và một ít mật ong.
- Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy.
Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên uống 2 lần 1 ngày, uống liên tục trong vòng 5 ngày.
Dùng gừng và mật ong
Gừng là một vị thuốc Đông y chữa ho có đờm rất hiệu quả. Dược liệu này có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm loãng đờm, chữa ho và hạn chế tình trạng kích ứng, đau rát ở cổ họng.
Mật ong có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Vậy nên, sự kết hợp của gừng và mật ong sẽ làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, làm loãng đờm, loại bỏ đờm nhanh chóng. Đồng thời, việc kết hợp này còn giúp giảm nhanh các cơn ho, giảm đau rát cổ họng.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi, 1 ít mật ong.
- Gừng tươi đem đi cạo vỏ và rửa sạch.
- Sau đó, thái gừng thành từng lát và cho vào cốc nước nóng trong vòng 5 phút.
- Pha thêm 1 ít mật ong và uống mỗi ngày 1 lần.
- Uống liên tục trong vòng 5 ngày sẽ thấy các triệu chứng ho kèm theo mũi có nhiều đờm giảm đáng kể.
☛ Xem đầy đủ bài viết: Cách trị ho bằng gừng
Sử dụng quất và đường phèn
Trong quất có chứa nhiều hoạt chất hesperidin – giúp tăng khả năng tác dụng của các thuốc chống viêm, tiêu đờm, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và hạn chế tiết dịch nhầy của cơ thể.
Theo Y học cổ truyền, đường phèn có tính bình, vị mát và có tác dụng nhuận phế, trừ đờm, làm dịu cơn ho, giảm đau rát họng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: Khoảng nửa cân quất tươi, 100ml mật ong, 200mg đường phèn, 1 muỗng muối.
- Rửa sạch quất và ngâm quất vào nước muối trong khoảng 30 phút để giúp loại bỏ các vi khuẩn bám vào quất.
- Sau khi ngâm xong, rửa sạch lại bằng nước 2-3 lần và vớt ra để khô ráo.
- Cắt quất thành từng lát theo chiều ngang của quả và không bỏ hạt.
- Ngâm quất, mật ong và đường phèn vào nồi trong vòng một tiếng. Sau đó, cho lên bếp đun nửa nhỏ trong 30-40 phút. Lưu ý: vừa đun vừa khuấy đều tay.
- Sau khi thấy quất chuyển sang màu vàng và nước trong và sánh lại thì tắt bếp để nguội. Cho hỗn hợp trên vào hũ thủy tih đậy kín nắp và bảo quản ở nơi khô ráo.
- Mỗi lần ho, mũi có nhiều đờm, lấy vài lát quất ra ngậm, làm liên tục trong vòng 3-4 ngày sẽ thấy các triệu chứng này giảm rõ rệt.
Các cách chữa ho có đờm sổ mũi nhanh và hiệu quả
Tình trạng ho có đờm sổ mũi xuất hiện chủ yếu về đêm. Những cơn ho kéo dài khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và mất ngủ. Chính vì vậy, việc điều trị ho có đờm sổ mũi là điều rất quan trọng và cần thiết.
Dưới đây là những cách loại bỏ triệu chứng ho có đờm sổ mũi hiệu quả bạn có thể tham khảo thêm:
Xông hơi mũi họng
Phương pháp này đã được nhiều người áp dụng thành công. Bên cạnh đó, xông hơi sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, giảm tình trạng nghẹt mũi, mang lại cảm giác thông thoáng, dễ chịu cho người bệnh.
Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể xông mũi họng bằng máy khí dung, sử dụng kết hợp thêm các loại tinh dầu thiên nhiên như: tinh dầu tràm tràm, bưởi, chanh, sả, quế…
Rửa mũi, hút dịch mũi
Dịch nhầy đậm đặc tích tụ lâu ngày trong mũi gây cản trở hô hấp của người bệnh. Vì vậy, hút dịch mũi và rửa mũi là cách loại bỏ dịch nhầy nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Sau khi hút dịch mũi bằng các dụng cụ chuyên dụng, người bệnh có thể sử dụng nước mũi sinh lý để rửa mũi giúp làm sạch mũi rất tốt.
Với những người gặp phải tình trạng nhẹt mũi, đờm trong mũi nặng nên hút dịch mũi và rửa mũi khoảng 2-3 lần/ ngày. Nếu thấy triệu chứng có cải thiện đáng kể, bạn nên giảm tần suất thực hiện phương pháp này xuống còn 1 lần/ ngày. Phương pháp này nếu thực hiện có nhiều có thể gây tổn thương niêm mạc mũi.
Sử dụng thuốc Tây y chữa ho có đờm sổ mũi kéo dài
Nếu sử dụng các mẹo dân gian mà không thấy cải thiện các triệu chứng ho có đờm, sổ mũi, bạn có thể được bác sĩ kê cho các thuốc Tây y sau:
- Thuốc tiêu đờm: Cũng như tên gọi, các thuốc này sẽ giúp tiêu đờm bên trong cơ thể hiệu quả. Cụ thể các thuốc thuộc nhóm này như: Acetylsysteine, Bromhexin…
- Thuốc kháng sinh: Phải sử dụng kháng sinh với những trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn gây ra. Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng như: Clarymycin, Erythromycin…
- Thuốc chống dị ứng: Với những người bị đờm trong mũi do bệnh viêm mũi dị ứng, có thể sử dụng các thuốc sau: Loratadin, Citirizin…
- Thuốc giảm ho: Nhóm thuốc này giúp giảm ho cho người bệnh. Các thuốc cụ thể như: Glycerol, diphenylhydramin, dextromethorphan…
☛ Tham khảo bài viết: Cách làm sạch đờm trong cổ họng không dùng thuốc
Các cách ngăn ngừa ho có đờm sổ mũi hiệu quả
Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp chữa bệnh, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh để để hạn chế bệnh tái phát nhiều lần. Cụ thể như sau:
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các vitamin A, C… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng dịch đờm.
- Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi trời lạnh để ngăn ngừa cảm lạnh.
- Hạn chế ăn uống những đồ cay nóng.
- Chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao cũng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Thường xuyên giặt vỏ gối, chăn, ga, đệm.
- Nếu bị dị ứng với lông thú cưng, bạn cần hạn chế tối đa tiếp xúc với chúng.
- Vệ sinh không gian sống và làm việc thường xuyên.
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
☛ Xem đầy đủ bài viết: Top 11 thực phẩm giúp tiêu đờm
Xịt họng AFree – giúp giảm nhanh triệu chứng ho có đờm sổ mũi
Một lựa chọn khác giúp giảm nhanh triệu chứng ho có đờm sổ mũi là sử dụng xịt họng AFree. Sản phẩm này được bào chế dựa trên sự kết hợp của 2 hoạt chất Kẽm Iod (ZnI2) và Dimethyl sulfoxide (DMSO).
Xịt họng AFree có những công dụng vượt trội như: làm dịu phản ứng viêm, giảm ho, dự phòng các bệnh liên quan đến đường hô hấp do virus, vi khuẩn… Bên cạnh đó, sản phẩm rất dễ sử dụng, kích thước nhỏ gọn, dễ mang đi khi đi ra ngoài.
Lời kết
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến triệu chứng ho có đờm sổ mũi. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể tìm thấy những thông tin hữu ích về các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.