Xịt họng Afree

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng
hotline

Tư vấn miễn cước

1800 9068
  • Trang chủ
  • Xịt họng AFree
    • Xịt họng AFree
    • Câu hỏi thường gặp
  • Bệnh viêm đường hô hấp
    • Ho đờm
    • Đau rát cổ họng
    • Viêm họng
    • Viêm amidan
    • Viêm thanh quản
    • Viêm đường hô hấp
  • Bệnh nhiệt miệng
  • Tin tức về AFree
  • Điểm bán
Trang chủ » Viêm họng

Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng hạt thường dùng

Viêm họng hạt do vi khuẩn gây ra thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Nhóm thuốc này còn được kết hợp với một số loại thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy điều trị viêm họng hạt thì thường dùng thuốc kháng sinh nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục

  • Khi nào dùng kháng sinh điều trị viêm họng hạt?
  • Các thuốc kháng sinh điều trị viêm họng hạt
    • Nhóm Beta – Lactam
    • Nhóm Cephalosporin
    • Nhóm Macrolid
  • Kết hợp với các thuốc khác chữa viêm họng hạt
  • Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh
  • Xịt họng AFree – giải pháp an toàn cải thiện viêm họng hạt

Khi nào dùng kháng sinh điều trị viêm họng hạt?

Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mãn tính quá phát, chiếm khoảng 45% trong các ca bệnh về họng. Người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng khó chịu như: đau rát họng, vòm họng sưng đỏ, quan sát thấy hạt ở niêm mạc họng, ho khan, ho đờm, hơi thở có mùi, nuốt khó, nổi hạch,… Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị kịp thời thì sẽ tiến triển thành mãn tính, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng hạt là do vi khuẩn và virus. Với trường hợp mắc bệnh do virus (80% nguyên nhân) thì không điều trị bằng thuốc kháng sinh. Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc nam chữa viêm họng hạt hoặc các bài thuốc Đông y để cải thiện triệu chứng. Cùng với đó người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh thì bệnh sẽ tự khỏi sau một vài tuần.

Trường hợp mắc viêm họng hạt do vi khuẩn (chiếm khoảng 20%) thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm. Việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng hạt cần phải tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về sử dụng bởi có thể gây tác dụng ngược làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các thuốc kháng sinh điều trị viêm họng hạt

Một số nhóm thuốc kháng sinh trị viêm họng hạt được chỉ định như:

Nhóm Beta – Lactam

Penicillin

Penicillin thuộc nhóm thuốc kháng virus, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Thuốc được dùng để điều trị: viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn miệng họng,… Người bị viêm họng hạt khi sử dụng Penicillin sẽ có tác dụng làm giảm đau họng, rát họng, tiêu diệt vi khuẩn.

Thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người bị hen suyễn, thận, tiền sử dị ứng với kháng sinh và rối loạn đông máu. Sử dụng Penicillin lâu dài hoặc sai liều lượng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, ớn lạnh, nổi mề đay, sốt, sốc phản vệ.

Amoxicillin

Amoxicillin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách gắn vào một (hoặc nhiều) protein nhằm ức chế tổng hợp peptidoglycan của thành tế bào và tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn do sự tác động của vi khuẩn như: viêm họng, sốt thương hàn, viêm nội mạc, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm amidan,…

Bệnh nhân cần sử dụng loại thuốc này theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng và nên uống cố định vào một khoảng thời gian trong ngày. Thuốc chống chỉ định với những người có tiền sử dị ứng kháng sinh cephalosporin và penicillin. Trong thời gian điều trị có thể gặp một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, nổi mề đay, buồn nôn hoặc nôn, vàng da ứ mật, viêm gan,…

Nhóm Cephalosporin

Cephalexin

Cephalexin là loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến nhất để chữa viêm họng hạt. Thuốc có tác dụng trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn. Đồng thời còn làm giảm ho, giảm đau nhẹ, giảm cảm giác nóng rát ở họng. Tuy nhiên cần chống chỉ định với những người có tiền sử dị ứng kháng sinh caphelosporin, người có tiền sử sốc phản vệ khi dùng kháng sinh  beta-lactam.

Một số tác dụng phụ thường gặp nếu dùng thuốc dài ngày như: nổi mề đay, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn, giảm bạch cầu trung tính.

Ceftriaxone

Thuốc có tác dụng làm dịu đau rát họng, giảm viêm, chống khuẩn, kiểm soát con ho. Thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho các trường hợp dị ứng với thành phần thuốc, có tiền sử dị ứng với penicillin, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bị suy gan, suy thận và trẻ sơ sinh.

Nhóm Macrolid

Erythromycin

Thuốc được dùng để chữa các dạng mủ viêm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng, viêm xoang,… Erythromycin sử dụng được cho người gặp các vấn đề về tim, trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chống chỉ định dùng thuốc cho người mẫn cảm với nhóm thuốc Macrolid, viêm gan, rối loạn porphyrin, phụ nữa mang thai và đang cho con bú.

Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, mề đay, ngứa da, rối loạn nhịp tim,…

Clarithromycin

Thuốc được dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn bội nhiễm,… Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng bởi thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn vị giác, viêm đại tràng giả mạc,…

Kết hợp với các thuốc khác chữa viêm họng hạt

Tùy vào triệu chứng và thể trạng của từng người, bác sĩ sẽ kê kết hợp với một vài nhóm thuốc khác để giúp người bệnh cải thiện được triệu chứng, hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Thuốc chống viêm

Thuốc làm giảm triệu chứng ho khan, ho có đờm, đau họng do viêm họng hạt gây ra. Một số loại thuốc phổ biến được dùng như: diclophenac, dexamethason, betamethason, ibuprofen,…

Thuốc chống dị ứng

Thuốc kháng Histamin có tác dụng kháng viêm chống dị ứng, làm dịu những cơn ho. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là làm giảm tiết dịch, khiến cho đờm khó tống ra ngoài và gây buồn ngủ. Các loại thuốc được dùng như: corticoid, alimemazin, dipenhydramine,…

Thuốc trị ho, long đờm

Người mắc viêm họng hạt thường có những triệu chứng như ho khan, ho có đờm, bởi đây là phản xạ của cơ thể đẩy các tác nhân gây hại ra ngoài. Bác sĩ sẽ kê các nhóm thuốc này cho các trường hợp người bệnh ho nhiều gây mệt mỏi, kiệt sức, không khạc nhổ được đờm đặc. Thuốc trị ho phổ biến như: codein, dextromethorphan, neo codion,… Thuốc long đờm được kê đơn như: ambroxol, bromhexin, carbocystein,…

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Người bị viêm họng hạt do vi khuẩn gây ra thường có biểu hiện sốt cao và đau rát họng nghiêm trọng. Các loại thuốc được dùng như: aspirin, paracetamol,…

Thuốc súc họng

Nhóm thuốc làm sạch đường thở, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trong thành phần của dung dịch súc họng có chứa NaCl, NaF, acid boric, xylitol, kẽm sulfat, tinh dầu thơm, menthol…

☛ Tìm hiểu thêm: Top các loại thuốc trị viêm họng hạt

Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị viêm họng hạt, tuy nhiên chúng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ra hiện thượng kháng thuốc, nhờn thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Lúc này, người bệnh phải dùng loại thuốc kháng sinh khác mới có hiệu quả.
  • Người bệnh có thể xuất hiện nhưng triệu chứng đi kèm đi như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn…
  • Sử dụng thuốc kháng sinh nhiều sẽ khiến cơ thể giảm sức đề kháng, dễ bị mắc bệnh.
  • Dùng kháng sinh nhiều sẽ làm rối loạn tiêu hóa bởi sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại, trường hợp nặng có thể gây viêm đại tràng giả mạc, viêm kết tràng,…
  • Các mẹ bầu mắc bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh bởi sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một vài điều dưới đây giúp hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn và để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh:

  • Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng.
  • Không tự ý ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục để cơ thể tăng cường sức đề kháng tránh các tác nhân gây hại xâm nhập.

☛ Tham khảo thêm: Viêm họng hạt có tự khỏi không?

Xịt họng AFree – giải pháp an toàn cải thiện viêm họng hạt

Xịt họng AFree là sản phẩm được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed-Hoa Kỳ. Đã được gửi bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Với công dụng ưu việt của Zn (Kẽm) và I2 (Iốt), Afree giúp giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, sưng viêm, ngứa và đau rát họng. Đồng thời tiêu diệt virus, vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên, từ đó tăng sức đề vùng hầu họng.

Với thành phần: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), đường kính, natri benzoat, tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết.

  • Kẽm Clorua: có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, kiểm soát quá trình viêm và tạo điều kiện để tăng cường làm lành vết loét.
  • DMSO: là hợp chất tự nhiên chiết xuất từ phần thịt gỗ. DMSO không chỉ là chất chống oxy hóa mà còn có tác dụng làm tăng thấm thuốc qua màng sinh học mà không hề gây tình trạng kích ứng vết loét hay hư hại niêm mạc.

Sản phẩm AFree được khuyên dùng cho những người sau đây:

  • Người bị ho đờm, sưng viêm, đau rát cổ họng.
  • Người đang có các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
  • Người đang có hệ miễn dịch kém, dễ bị mắc nhiễm các bệnh liên quan đến ho, viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm VA.
  • Người bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi do virus, vi khuẩn.

Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng

Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY

Tác giả: Vân Trang - 26/07/2022
Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm: Viêm họng

Bài viết liên quan

  • Cách trị viêm họng hạt tại nhà an toàn, hiệu quả

  • Viêm họng hạt mãn tính là gì? Cách điều trị hiệu quả

  • Bị viêm họng hạt khi nào nên đốt? Các phương pháp đốt hiện nay

  • Viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Biện pháp khắc phục hiệu quả 

  • 7 bài thuốc Đông y trị viêm họng hạt hiệu quả

Bài viết nổi bật
  • [TÌM HIỂU] Đau rát họng kéo dài nguyên nhân do đâu?
  • Bật mí 10 cách tan đờm cổ họng không dùng thuốc
  • Cách trị ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi
  • Ho có đờm ra máu – Cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm
  • Top 10 cách trị đau rát họng có đờm tại nhà
Thông tin về Xịt họng AFree
  • [Thông báo] Đổi tên xịt họng VFree thành xịt họng AFree
  • Thông tin sản phẩm Xịt họng AFree
  • Địa chỉ mua Xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc
  • Xịt họng AFree của công ty nào? Uy tín không?
  • Những lưu ý khi sử dụng xịt họng AFree

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Đặt mua sản phẩm

Hotline: 1800 9068

- Giá bán lẻ: 125.000đ/ chai 30ml

- Mua 4 tặng 1 qua hình thức nhắn tin tích điểm, tiết kiệm tới 25.000đ/ 1 hộp

- Miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000đ

Sản phẩm
Xịt họng Afree
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Phí vận chuyển:
Tổng:
  • Chính sách giao nhận, chuyển hàng
  • Chính sách đổi, trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Hướng dẫn mua hàng, thanh toán
Chia sẻ Facebook

↑