Hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt. Phần lớn triệu chứng này nhanh chóng biến mất mà không gây hại gì cho cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý cần được chăm sóc và điều trị. Vậy nuốt nước bọt đau họng có thể gặp trong bệnh lý nào? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Cổ họng đau rát khi nuốt là dấu hiệu của bệnh gì?
- 2. Top 7 cách khắc phục tình trạng nuốt nước bọt đau họng tại nhà
- 3. Các thuốc Tây y dùng trong điều trị đau rát cổ họng khi nuốt
- 4. Bị nuốt nước bọt đau họng cần đi khám bác sĩ khi nào?
- 5. Một số lưu ý để giảm đau họng khi nuốt nước bọt nhanh nhất
- 6. Xịt họng AFree – cứu tinh cho người đau rát cổ họng khi nuốt
Cổ họng đau rát khi nuốt là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau rát cổ họng khi nuốt có thể gặp trong nhiều bệnh lý, mỗi bệnh lý lại có những triệu chứng đi kèm khác nhau. Cụ thể:
Viêm họng do virus
Virus là nguyên nhân “phổ thông” nhất gây ra tình trạng viêm họng. Viêm họng do virus có thể gặp trong các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, tăng bạch cầu đơn nhân và đặc biệt là nhiễm Covid-19.
Virus gây ra tình trạng sưng đau cổ họng làm cho người bệnh cảm thấy đau rát, đặc biệt khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể có các biểu hiện khác như:
- Ho, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ.
- Nghẹt mũi, sổ mũi, hắt xì.
- Buồn nôn, thay đổi vị giác, khứu giác.
- Suy giảm đề kháng, dễ bị bội nhiễm sau đó.
Viêm họng liên cầu khuẩn
Trong các nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng, liên cầu khuẩn là tác nhân dẫn tới những triệu chứng nặng nề nhất. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng amidan, nhiễm trùng tai, viêm thận và sốt thấp khớp.
Ngoài việc nuốt nước bọt bị đau họng, các triệu chứng tồi tệ khác mà bệnh nhân mắc viêm họng liên cầu khuẩn có thể gặp phải như:
- Sưng hạch bạch huyết ở dưới hàm, cổ.
- Sốt cao, đau đầu.
- Xuất hiện các đốm trắng trên amidan.
- Niêm mạc họng đỏ.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm họng do vi khuẩn
Viêm amidan
Amidan là hạch bạch huyết phía sau họng, có vai trò bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng xảy ra. Khi vi khuẩn, virus tấn công, amidan có thể bị viêm. Động tác nuốt lúc này sẽ là một “cực hình” do cảm giác đau nhói trong cổ họng, thậm chí đau còn lan lên cả tai làm cho bệnh nhân rất sợ nuốt.
Bên cạnh tình trạng cổ họng đau rát khi nuốt nước bọt, sốt cao cũng là một triệu chứng thường gặp của viêm amidan. Bệnh nhân có thể sốt cao tới 39-40oC và sốt nhiều lần trong ngày.
Viêm thực quản
Đôi khi, tình trạng đau rát cổ họng khi nuốt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân chính làm cho thực quản bị viêm. Ngoài ra, bệnh cũng có thể bắt nguồn từ các biến cố như thực quản bị bỏng nhiệt, bỏng hóa chất hay do tác dụng phụ của một số loại thuốc như bisphosphonate, kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), …
Khi bị viêm thực quản, bệnh nhân có thể có các triệu chứng:
- Đau rát cổ họng khi nuốt.
- Nóng rát sau xương ức.
- Ợ nóng, ợ chua, ho khan, buồn nôn.
- Ho khản tiếng, cảm giác vướng trong cổ.
Khối u ở thực quản
Các khối u ở cổ họng có thể khiến cho bạn cảm thấy đau khi nuốt nước bọt hay khi ăn. Phần lớn chúng đều lành tính. Tuy nhiên, số ít có thể phát triển thành các tế bào gây ung thư.
Khi có khối u ở thực quản, ngoài đau họng khi nuốt bạn còn có thể gặp phải:
- Mệt mỏi, ăn không ngon.
- Buồn nôn sau ăn.
- Tức ngực.
Viêm họng do nhiễm nấm
Tình trạng nấm men phát triển trong miệng, họng và hạ họng có thể làm cho cổ họng đau rát khi nuốt nước bọt. Tác nhân thường gặp nhất trong trường hợp này là nấm Candida, gây bệnh ở những người suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng. Ngoài nuốt nước bọt đau họng, bệnh còn kèm theo các triệu chứng khác như:
- Giảm hoặc mất vị giác.
- Xuất hiện các mảng trắng, đốm trắng trong khoang miệng, phía sau họng.
- Khóe miệng ửng đỏ bất thường.
Top 7 cách khắc phục tình trạng nuốt nước bọt đau họng tại nhà
Khi gặp phải tình trạng nuốt nước bọt đau họng, bạn có thể áp dụng ngay các phương pháp sau để nhanh chóng cải thiện triệu chứng:
Súc miệng bằng nước muối
Đối với các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, súc miệng bằng nước muối là phương pháp vừa đơn giản lại hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Nước muối có tính sát khuẩn tốt, an toàn và không gây kích ứng niêm mạc giúp bạn loại bỏ vi khuẩn một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, muối có khả năng hút bớt nước từ màng nhầy, giảm sưng và khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau mỗi lần súc miệng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị sẵn nước muối sinh lý vào cốc.
- Ngậm từng ngụm nhỏ, súc trong khoang miệng và ngửa đầu ra sau để súc cả họng.
- Mỗi lần súc miệng trong khoảng 30 giây, lặp lại bước trên đến khi hết phần nước muối vừa pha.
- Thực hiện như trên 3 lần mỗi ngày.
Ngậm tỏi
Tỏi không chỉ là gia vị mà còn là một trong những vị thuốc được dùng rất nhiều trong các bệnh lý đường hô hấp. Khi bị đau họng, bạn hãy nghĩ ngay tới tỏi vì trong tỏi có chứa kháng sinh tự nhiên – allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần ngậm tép tỏi trong khoảng 10 phút, đặc biệt khi có cảm giác ngứa họng.
☛ Xem thêm bài viết: Cách trị ho bằng tỏi
Hãm trà gừng tươi
Cũng giống như tỏi, gừng không chỉ là gia vị phổ biến của người dân Việt Nam mà còn là một vị thuốc. Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, giúp long đờm, giảm ho, đau rát họng khi nuốt rất hiệu quả. Ngoài ra, các nghiên cứu Tây y cũng chỉ ra rằng trong gừng chứa gingerols, paradols, shogaols, …có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau họng và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 50g gừng tươi, rửa sạch vỏ và đập giập.
- Hãm phần gừng tươi vừa chuẩn bị với 150ml nước nóng trong 15 phút.
- Bỏ bã, uống nước gừng khi còn ấm.
- Bạn có thể cho thêm 1 thìa mật ong vào nước gừng vừa hãm cho dễ uống.
Dùng mật ong
Mật ong không chỉ giàu vitamin và khoáng chất mà còn có tính kháng khuẩn tự nhiên giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, mật ong có khả năng chữa lành các tổn thương giúp cổ họng được phục hồi nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Hòa tan 1 thìa mật ong trong 200ml nước ấm.
- Có thể thêm một chút chanh để tăng hiệu quả. Uống ngay khi còn ấm.
Cách 2:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Mật ong, chanh đào (hoặc chanh thường nhưng sẽ đắng hơn), đường phèn, muối.
- Rửa sạch chanh và ngâm với nước muối trong 30 phút.
- Vớt chanh ra để ráo nước. Cắt thành các lát nhỏ, giữ nguyên hạt và vỏ.
- Đập nhỏ đường phèn. Cho chanh và đường phèn vào lọ. Lưu ý cứ một lớp đường sẽ cho một lớp chanh cho đến hết.
- Đổ mật ong vào lọ đến ngập. Đậy kín nắp.
- Sau 2-3 tháng, khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, bạn có thể chắt lấy nước uống 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần 1-2 thìa hoặc ngậm trực tiếp lát chanh.
☛ Xem thêm chi tiết: Tác dụng của mật ong với ho
Ngậm chanh
Sử dụng chanh tươi có thể làm giảm cảm giác đau rát cổ họng khi nuốt rất hiệu quả. Sở dĩ như vậy là do trong chanh rất giàu vitamin C và các acid hữu cơ. Các acid trong chanh sẽ phá vỡ cấu trúc chất nhầy, giảm sưng viêm làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, vitamin C sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành các tế bào bị tổn thương giúp bạn phục hồi nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Chanh tươi rửa sạch, thái lát mỏng.
- Rắc lên mặt lát chanh một ít muối trắng.
- Mỗi lần ngậm 2-3 lát chanh trong khoảng 3 phút, nuốt từ từ nước trong quả chanh tiết ra.
- Thực hiện 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để có kết quả tốt nhất.
Dùng bạc hà
Các nghiên cứu cho thấy trong bạc hà chứa nhiều acid rosmarinic và menthol là chất chống viêm, chống oxy hóa tự nhiên rất hiệu quả với bệnh nhân đau rát cổ họng khi nuốt.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Lấy 2-3 lá bạc hà tươi, mang rửa sạch.
- Nhai lá bạc hà trực tiếp, có thể thêm một ít muối để tăng tác dụng.
Cách 2:
- Chuẩn bị 1-2 nhánh bạc hà, rửa sạch, để ráo nước.
- Cho bạc hà vừa chuẩn bị vào khoảng 200ml nước nóng. Đợi khoảng 5 phút rồi uống khi còn ấm. Có thể thêm mật ong để tăng hiệu quả kháng viêm.
Súc miệng bằng giấm táo
Trong giấm táo có chứa nhiều acid hữu cơ tự nhiên có khả năng phá vỡ lớp chất nhày trong cổ họng và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Súc miệng bằng nước giấm táo là phương pháp vừa đơn giản lại hiệu quả trong việc làm giảm tình trạng nuốt nước bọt đau họng.
Cách thực hiện: Pha loãng 1-2 thìa giấm táo trong 200ml nước ấm và dùng nước này để súc miệng. Lặp lại mỗi 2 giờ và uống nhiều nước giữa các lần để cho hiệu quả tốt nhất.
Các thuốc Tây y dùng trong điều trị đau rát cổ họng khi nuốt
Các thuốc Tây y điều trị đau rát cổ họng khi nuốt thường được kê đơn cho những bệnh nhân có nguyên nhân bắt nguồn từ vi khuẩn hay do các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản, …Khi sử dụng các thuốc Tây y, bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để cho hiệu quả tốt nhất, đồng thời hạn chế tác dụng không mong muốn. Các nhóm thuốc thường được sử dụng hiện nay như:
Thuốc giảm đau
Đây là nhóm thuốc được dùng trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện đau hoặc sốt hoặc có cả 2 triệu chứng này.
Người bệnh có thể tìm mua một số loại thuốc giảm đau không kê đơn tại các quầy thuốc như: aspirin, ibuprofen, paracetamol, …Tuy nhiên, các thuốc này cũng có tác dụng không mong muốn nhất định như loét dạ dày tá tràng, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, ….Do đó, bạn nên nhờ nhân viên y tế tư vấn về cách dùng, liều dùng để hạn chế tác động bất lợi của thuốc lên cơ thể.
Thuốc kháng sinh
Đối với nguyên nhân đau rát họng khi nuốt do vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc kháng sinh như: amoxicillin, cephalexin, clarithromycin, … để tiêu diệt vi khuẩn và chấm dứt tình trạng nhiễm trùng.
Một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay là tình trạng kháng kháng sinh. Để tránh gặp phải vấn đề này, bạn phải dùng kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh dùng thuốc bừa bãi.
Corticoid
Corticoid là thuốc rất hiệu quả trong việc điều trị đau rát họng khi nuốt. Tuy nhiên, loại thuốc này thường chỉ được dùng cho các trường hợp nặng do những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng mà nó có thể gây ra như loãng xương, teo cơ, loét dạ dày tá tràng, hội chứng Cushing, giảm đáp ứng miễn dịch, …Do đó, khi dùng corticoid, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bị nuốt nước bọt đau họng cần đi khám bác sĩ khi nào?
Khi nuốt nước bọt đau họng ở mức độ nhẹ, bạn có thể thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà nói trên để cải thiện triệu chứng.
Nếu sau 1 tuần sử dụng các biện pháp tại nhà bệnh không thuyên giảm hoặc kèm theo các triệu chứng sau bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị:
- Đau họng dữ dội.
- Sốt cao.
- Khó thở, khó mở miệng.
- Chảy nước dãi.
- Đau khớp, đau tai, phát ban.
- Có máu trong nước bọt hoặc đờm.
- Sưng ở cổ hoặc mặt.
☛ Tìm hiểu thông tin: Ho đờm ra máu có nguy hiểm không?
Một số lưu ý để giảm đau họng khi nuốt nước bọt nhanh nhất
Ngoài những cách khắc phục đau họng khi nuốt nước bọt đã được kể ở trên, bạn cũng cần chú ý những điều sau để bệnh được cải thiện nhanh nhất:
- Nghỉ ngơi điều độ để cơ thể có thời gian làm lành các tổn thương.
- Sử dụng máy phun sương làm ẩm không khí, tránh việc không khí khô gây kích ứng niêm mạc nặng hơn.
- Uống 1,5-2 lít nước ấm mỗi ngày để giữ ấm cho cổ và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Tránh xa nước lạnh, đồ uống có gas, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, hóa chất gây kích ứng niêm mạc.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Ăn uống đủ dinh dưỡng, góp phần nâng cao hệ miễn dịch.
Xịt họng AFree – cứu tinh cho người đau rát cổ họng khi nuốt
Ngoài việc sử dụng các biện pháp tại nhà hay dùng thuốc điều trị, xịt họng AFree là giải pháp tuyệt vời để giảm đau rát họng một cách nhanh chóng. Sản phẩm được phát triển dựa trên bằng sáng chế về ứng dụng của Kẽm trong việc điều trị các bệnh lý đường hô hấp. Với thành phần chính là ZnI2 và DMSO, xịt họng AFree đem lại cho người dùng những công dụng như:
- Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng.
- Tiêu diệt virus, vi khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp.
- Ngăn chặn viêm phổi, nhiễm trùng máu và các loại bệnh gây ra bởi virus, vi khuẩn.
Bạn có thể sử dụng xịt họng AFree dễ dàng bằng cách xịt trực tiếp vào cổ họng 4-6 lần mỗi ngày. Ngoài ra, sản phẩm cũng có thể sử dụng như một loại nước súc họng bằng cách pha loãng với nước.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cách chữa đau rát cổ họng khi nuốt, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.